Đại học Kiến trúc Hà Nội

Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội là đại học chuyên ngành, một trong những trường hàng đầu về đào tạo nhóm ngành kỹ thuật,công nghệ và thiết kế tại Việt Nam.Bên cạnh đào tạo, trường còn là trung tâm nghiên cứu, cố vấn, thực hiện các dự án cho doanh nghiệp và Chính phủ Việt Nam.

Đại học Kiến trúc Hà Nội, tiền thân là Ban Kiến trúc Trường Mỹ thuật Đông Dương thuộc thời kỳ Pháp thuộc, được hình thành vào năm 1926 tại Hà Nội. Năm 1966 sáp nhập vào trường Đại học Xây dựng Hà Nội. Qua các giai đoạn lịch sử thăng trầm, trường được đổi tên và vị trí nhiều lần trước khi được chính thức thành lập theo Quyết định số 426/TTg ngày 17/09/1969 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Trường trực thuộc Bộ Xây dựng Việt Nam.

Công tác đào tạo :

Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội có sứ mệnh đảm nhận việc đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật thuộc ngành Xây dựng ở trình độ Đại học và trên Đại học, đặc biệt là các chuyên ngành Kiến trúc, Quy hoạch, Xây dựng, Nội thất và Mỹ thuật công nghiệp, Kỹ thuật hạ tầng và Môi trường đô thị, Quản lý đô thị, Công nghệ thông tin. Trường là nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ quản lý đô thị đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển của đất nước theo hướng hội nhập và chuẩn Quốc tế.

Cơ sở đào tạo chính của Trường Đại học Kiến trúc tại Hà Nội và Xuân Hòa, Vĩnh Phúc cùng các cơ sở liên kết như Nam Định, Hải Dương, Uông Bí, Điện Biên, Huế và Thành phố Hồ Chí Minh.

Công tác nghiên cứu khoa học :

Giảng viên, cán bộ khoa học của nhà trường đã viết hàng trăm giáo trình, tài liệu giảng dạy, bài giảng phục vụ đào tạo ngành Xây dựng. Đội ngũ giảng viên, cán bộ khoa học, học viên, nghiên cứu sinh, sinh viên của trường đã thực hiện hàng ngàn  đề tài nghiên cứu khoa học, trong đó có nhiều đề tài trọng điểm của Nhà nước, của ngành Xây dựng.

Phong trào nghiên cứu khoa học của sinh viên được nhà trường tổ chức triển khai từ nhiều năm nay. Hàng năm có hàng trăm sinh viên tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học trong nước và Quốc tế và đạt được nhiều kết quả, đặc biệt có hàng trăm đề tài của sinh viên đạt giải thưởng Quốc tế. Nhà trường được Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng bằng khen về thành tích nhiều năm sinh viên nghiên cứu khoa học.

Công tác hợp tác Quốc tế:

Trường đã có quan hệ với gần 100 Trường Đại học và Tổ chức Quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học và các mặt hoạt động khác, tiêu biểu là: Trường Đại học Kiến trúc Toulouse – Pháp; Trường Đại học Melbourne – Úc; Trường Đại học Tổng hợp Barcelona – Tây Ban Nha; Trường Đại học Mỹ thuật Milan – Italy; Trường Đại học Hawaii – Mỹ; Trường Đại học Torino – Italia; Trường Đại học Nottingham – Anh;  Đại học Quốc gia Singapore và Đại học Kiến trúc Matxcơva – Nga.

Công tác lao động sản xuất và chuyển giao công nghệ xây dựng và các công tác khác :

Giảng viên, cán bộ khoa học và sinh viên của trường đã tham gia thiết kế hàng ngàn công trình kiến trúc, quy hoạch, xây dựng lớn nhỏ trên mọi miền đất nước;

Nhà trường tích cực tham gia vào các chương trình xóa đói giảm nghèo, các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, ủng hộ nạn nhân chất độc da cam, ủng hộ ngày vì người nghèo, tham gia chăm sóc trẻ em lang thang cơ nhỡ. Tổ chức các đợt hiến máu nhân đạo vì sức khỏe cộng đồng, ủng hộ đồng bào bị thiên tai bão lụt. Tặng quần áo, sách vở cho trẻ em vùng núi…

Cơ sở vật chất :

– Lớp học có trang thiết bị hiện đại;

– Thư viện điện tử phục vụ giáo viên và sinh viên với hàng nghìn đầu sách;

– Nhà thi đấu dành cho các hoạt động thể dục thể thao của cán bộ và sinh viên;

– Ký túc xá cho hơn 500 sinh viên, có cả khu Ký túc xá dành riêng cho sinh viên Lào và Campuchia;

– Nhà lớp học hiện đại 13 tầng có thang máy; phòng học thoáng mát rộng rãi;

– Bên cạnh các cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu khoa học và lao động sản xuất, Trường còn có: 3 phòng thí  nghiệm đạt chuẩn Quốc gia:

+ Phòng thí nghiệm hóa nước vi sinh;

+ Phòng thí nghiệm và kiểm định chất lượng công trình LAS256XD;

+ Phòng thí nghiệm XD LAS1022 về vi khí hậu và môi trường.

Thành tích đã được ghi nhận :

Với những thành tích trong 50 năm đào tạo và phát triển, nhà trường đã được Đảng, Nhà nước, các Bộ, Ngành, Đoàn thể tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý:

– Huân chương Lao động: Hạng Ba (1986); Hạng Hai (2013); Hạng Nhất (1983); Hạng Nhất (2019)

– Huân chương Độc lập: Hạng Ba (2001); Hạng Hai (1995); Hạng Nhất (1991);

– Chủ tịch Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng Nhà trường Huân chương Hồ Chí Minh (2006);

– Nhà nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào tặng Huân chương Lao động Hạng Ba (2000);

– Cờ thi đua Bộ Xây dựng (2014, 2016);

– Cờ thi đua Chính phủ (2015);

– Đạt tiêu chuẩn Kiểm định chất lượng Giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018)

Ngoài ra, các tổ chức Đảng, Công đoàn và Đoàn thanh niên Nhà trường cũng đạt được những thành tích đáng tự hào:

– Tổ chức Đảng: Bằng khen “Đảng bộ trong sạch vững mạnh” (2014, 2015, 2016) do Đảng ủy Khối các Trường Đại học, Cao đẳng thành phố Hà Nội trao tặng;

– Công đoàn: Bằng khen “Tổ chức Công đoàn vững mạnh” (2014, 2015, 2016) do Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội trao tặng;

– Đoàn thanh niên:

+ Bằng khen và cờ thi đua “Đơn vị xuất sắc” (2015, 2016) do Trung ương Đoàn Thanh niên Việt Nam trao tặng;

+ Cờ thi đua “Đơn vị xuất sắc” (2014, 2015, 2016) do Thành đoàn Hà Nội trao tặng.

Những quyền lợi của sinh viên khi theo học tại Trường

Không chỉ đào tạo phương pháp truyền thống, nhà trường còn mở rộng các chương trình và hệ đào tạo kiến trúc sư bằng Tiếng Anh hoặc Tiếng Pháp, mở các hệ đào tạo liên kết để nâng cao chất lượng sinh viên, tối ưu chi phí so với du học. Sinh viên của các hệ này được tiếp cận với nhiều kiến thức thực tế mới nhất, đồng thời được trang bị đầy đủ kỹ năng để làm việc trong môi trường quốc tế. Bạn cũng có thể tham gia đăng ký nhiều học bổng hấp dẫn tại trường

Ngoài ra, Đại học Kiến trúc Hà Nội cũng chú trọng phối hợp với doanh nghiệp trong quá trình đào tạo, tổ chức nhiều khóa thực tập, tham quan trải nghiệm tại các doanh nghiệp nhằm giúp sinh viên hiểu rõ hơn về công việc trong tương lai.

Tốt nghiệp trường Đại học Kiến trúc Hà Nội có dễ xin việc không?

Nhiều sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp đã được nhiều doanh nghiệp chào đón và nhận khi tập sự tốt nghiệp, để tuyển dụng sau khi sinh viên ra trường.

Khi học ngành Kiến trúc, sinh viên sẽ không phải lo lắng về vấn đề việc làm với nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn. Cũng chính vì vậy, đây là một trong những ngành được quan tâm lựa chọn hàng đầu hiện nay. Bên cạnh đó, các ngành Kiến trúc cảnh quan, Quy hoạch vùng và đô thị đều là những ngành có số sinh viên đông nhất ngay lập tức có việc làm sau khi nhận Bằng tốt nghiệp.

Hàng năm, trường Đại học Kiến trúc Hà Nội cung cấp lực lượng hùng hậu Kiến trúc sư Quy hoạch, trải rộng từ các cơ quan Trung ương tới địa phương khắp mọi miền tổ quốc, đóng góp tích cực vào công tác xây dựng, phát triển đô thị và nông thôn.

Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đại học Kiến trúc Hà Nội
Thông tin tuyển sinh 2024 (dự kiến).

1. Thời gian xét tuyển

  • TS dùng kết quả thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển; TS thuộc diện xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển thực hiện ĐKDT tốt nghiệp THPT, ĐKXT đại học theo kế hoạch của Bộ GDĐT và thông báo của Nhà trường.

2. Đối tượng tuyển sinh

  • Thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc trung cấp. Người tốt nghiệp trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và được công nhận đã hoàn thành các môn văn hóa THPT theo quy định.

3. Phạm vi tuyển sinh

  • Tuyển sinh trên cả nước.

4. Phương thức tuyển sinh

4.1. Phương thức xét tuyển

  • Xét tuyển dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2023;
  • Thi tuyển kết hợp với xét tuyển (áp dụng đối với các ngành/chuyên ngành năng khiếu) có Tổ hợp xét tuyển V00, V01, V02, H00, H02;
  • Xét tuyển bằng kết quả học tập của 05 học kỳ đầu tiên bậc THPT;
  • Xét tuyển thẳng.

4.2. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào

a) Đối với các tổ hợp xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT: Nhà trường sẽ thông báo ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào trên trang thông tin điện tử của Nhà trường tại địa chỉ http://www.hau.edu.vn và trên trang thông tin tuyển sinh của Trường tại địa chỉ http://tuyensinh.hau.edu.vn trước thời gian kết thúc đăng ký dự tuyển ít nhất 10 ngày.

b) Đối với các tổ hợp xét tuyển của phương thức xét tuyển dựa vào kết quả học tập của 05 học kỳ đầu tiên bậc THPT, để được ĐKXT, TS phải đảm bảo đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

– Tổng điểm trung bình cộng 3 môn trong tổ hợp xét tuyển (ĐTBmôn 1 + ĐTBmôn 2 + ĐTBmôn 3) phải lớn hơn hoặc bằng 18,0 điểm;

– Điểm mỗi môn trong tổ hợp xét tuyển thuộc học kỳ 1 lớp 11 (Đhk3), học kỳ 2 lớp 11 (Đhk4), học kỳ 1 lớp 12 (Đhk5) phải lớn hơn hoặc bằng 5,0 điểm.

c) Đối với các tổ hợp xét tuyển có môn thi năng khiếu

– Các môn thi văn hóa: Theo quy định tại điểm a Mục này.

– Các môn thi năng khiếu:

+ Tổ hợp xét tuyển V00: Môn Vẽ mỹ thuật gồm hai bài thi Vẽ mỹ thuật 1 (MT1) và Vẽ mỹ thuật 2 (MT2) được chấm theo thang điểm 5.

  • Điểm môn Vẽ mỹ thuật được tính như sau:
  • Điểm môn Vẽ mỹ thuật = Điểm bài thi Vẽ mỹ thuật 1 + Điểm bài thi Vẽ mỹ thuật 2.
  • Điểm môn Vẽ mỹ thuật sau khi nhân hệ số 2,0 phải đạt tối thiểu để được xét tuyển như sau:
  • 8,00 đối với TS thuộc khu vực 1 (KV1);
  • 9,00 đối với TS thuộc khu vực 2, khu vực 2 – nông thôn (KV2, KV2-NT);
  • 10,00 đối với TS thuộc khu vực 3 (KV3).

+ Tổ hợp xét tuyển H00: Hai môn thi năng khiếu là Hình họa mỹ thuật (H1) và Bố cục trang trí màu (H2) được chấm theo thang điểm 10. Tổng điểm hai môn này không nhân hệ số phải đạt tối thiểu để được xét tuyển như sau:

  • 8,00 đối với TS thuộc KV1;
  • 9,00 đối với TS thuộc KV2, KV2-NT;
  • 10,00 đối với TS thuộc KV3.

Lưu ý: Thí sinh thuộc diện xét tuyển thẳng, điểm năng khiếu tối thiểu được quy định tại điểm b Mục 3.1.8 của Đề án tuyển sinh.

4.3. Chính sách ưu tiên: xét tuyển thẳng; ưu tiên xét tuyển

– Chính sách ưu tiên theo đối tượng và ưu tiên theo khu vực trong tuyển sinh được thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ GDĐT.

– Đối tượng tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển được thực hiện theo Mục 3.1.8 của Đề án tuyển sinh trình độ đại học năm 2023 của Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội

– Chỉ tiêu tuyển thẳng tối đa bằng 10% chỉ tiêu tuyển sinh các ngành.

– Chỉ tiêu ưu tiên xét tuyển tối đa bằng 5% chỉ tiêu tuyển sinh các ngành.

– Quy trình, thời thực hiện xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển được thực hiện theo quy định của Bộ GDĐT và thông báo của Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội.

Điểm chuẩn Đại học Kiến trúc Hà Nội các năm gần đây.
Ngành Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022
Xét tuyển KQ thi tốt nghiệp THPT và phương thức thi tuyển kết hợp với xét tuyển Xét theo KQ học tập THPT và tốt nghiệp THPT năm 2021 Theo phương thức xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022, phương thức thi tuyển kết hợp với xét tuyển
Kiến trúc 26,50 28,50 28,85   29,00
Quy hoạch vùng và đô thị 24,75 26 27,50   27,60
Quy hoạch vùng và đô thị (Chuyên ngành Thiết kế đô thị)     27,00   27,00
Kiến trúc cảnh quan 23,30 24,75 26,50   25,00
Chương trình tiên tiến ngành Kiến trúc 20 22 24,00   22,00
Thiết kế đồ họa 20,50 22,25 22,50 23,00
Thiết kế thời trang 19,25 21,50 21,00   21,75
Thiết kế nội thất 18 20 21,25   21,75
Điêu khắc 17,50 20 21,25   21,75
Kỹ thuật xây dựng (Chuyên ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp) 14,50 16,05 21,50   22,00
Kỹ thuật xây dựng (Chuyên ngành Xây dựng công trình ngầm đô thị) 14,50 15,85 19,00 19,00 21,00
Kỹ thuật xây dựng (Chuyên ngành Quản lý dự án xây dựng)     20,00 21,00 22,00
Công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng 14,50 15,65 19,00 19,00 21,00
Quản lý xây dựng 15,50 17,50 19,75   22,25
Quản lý xây dựng (Chuyên ngành Quản lý bất động sản)     22,00   23,35
Quản lý xây dựng (Chuyên ngành Quản lý vận tải và Logistics)         23,40
Quản lý xây dựng (Chuyên ngành Kinh tế đầu tư)         23,10
Kinh tế Xây dựng 15 17 22,50    
Kỹ thuật cấp thoát nước 14 16 20,00 18,00 22,50
Kỹ thuật cơ sở hạ tầng (Chuyên ngành Kỹ thuật hạ tầng đô thị) 14 16 20,00 18,00 22,50
Kỹ thuật cơ sở hạ tầng (Chuyên ngành Kỹ thuật môi trường đô thị) 14 16 20,00 18,00 22,50
Kỹ thuật cơ sở hạ tầng (Chuyên ngành Công nghệ cơ điện công trình)   16 20,00 18,00 22,50
Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông 14 16 20,00 18,00 22,50
Công nghệ thông tin 17,75 21 24,50   24,75
Công nghệ thông tin (Chuyên ngành Công nghệ đa phương tiện)     25,25   25,75
Danh sách các ngành đào tạo
Ngành đào tạo Mã ngành Tổ hợp xét tuyển Chỉ tiêu
Kiến trúc 7580101 V00, V01, V02
Quy hoạch vùng và đô thị 7580105 V00, V01, V02
Thiết kế đô thị 7580105_1 V00, V01, V02
Kiến trúc cảnh quan 7580102 V00, V01, V02
Chương trình tiên tiến ngành Kiến trúc 7580101_1 V00, V01, V02
Thiết kế nội thất 7580108 H00, H02
Điêu khắc 7210105 H00, H02
Kỹ thuật cấp thoát nước 7580213 A00, A01, D01, D07
Kỹ thuật hạ tầng đô thị 7580210 A00, A01, D01, D07
Kỹ thuật môi trường đô thị 7580210_1 A00, A01, D01, D07
Công nghệ cơ điện công trình 7580210_2 A00, A01, D01, D07
Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông 7580205 A00, A01, D01, D07
Thiết kế đồ họa 7210403 H00, H02
Thiết kế thời trang 7210404 H00, H02
Xây dựng dân dụng và công nghiệp 7580201 A00, A01, D01, D07
Xây dựng công trình ngầm đô thị 7580201_1 A00, A01, D01, D07
Quản lý dự án xây dựng 7580201_1 A00, A01, D01, D07
Công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng 7510105 A00, A01, D01, D07
Quản lý xây dựng 7580302 A00, A01, C01, D01
Quản lý bất động sản 7580302_1 A00, A01, C01, D01
Quản lý vận tải và logistics 7580302_2 A00, A01, C01, D01
Kinh tế phát triển 7580302_3 A00, A01, C01, D01
Kinh tế xây dựng 7580301 A00, A01, C01, D01
Kinh tế đầu tư 7580301_1 A00, A01, C01, D01
Công nghệ thông tin 7480201 A00, A01, D01, D07
Công nghệ đa phương tiện 7480201_1 A00, A01, D01, D07
Học phí của Đại học Kiến trúc Hà Nội

Mức học phí dự kiến của trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đối với sinh viên chính quy năm 2022 phụ thuộc vào ngành/chuyên ngành đào tạo như sau:

  • Các ngành Công nghệ Kỹ thuật vật liệu xây dựng, Quản lý xây dựng, Kinh tế xây dựng, Công nghệ thông tin, Kỹ thuật cấp thoát nước, Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông và các chuyên ngành Xây dựng công trình ngầm đô thị, Kỹ thuật hạ tầng đô thị, Kỹ thuật môi trường đô thị, Công nghệ cơ điện công trình: 435.000đ/TC;
  • Chuyên ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp: 432.000đ/TC;
  • Các chuyên ngành Quản lý dự án xây dựng, Công nghệ đa phương tiện, Quản lý bất động sản: 426.400đ/TC;
  • Chuyên ngành Kinh tế đầu tư: 426.400 đ/TC;
  • Chuyên ngành Quản lý vận tải và Logistic: 436.000 đ/TC;
  • Chuyên ngành Kinh tế phát triển: 429.600 đ/TC;
  • Các ngành Kiến trúc, Quy hoạch vùng và đô thị, Kiến trúc cảnh quan và chuyên ngành Thiết kế đô thị: 453.000đ/TC;
  • Ngành Thiết kế đồ họa: 483.300đ/TC;
  • Ngành Điêu khắc: 487.000đ/TC;
  • Ngành Thiết kế nội thất: 476.200đ/TC;
  • Ngành Thiết kế thời trang: 472.800đ/TC;
  • Chương trình tiên tiến ngành Kiến trúc: 35.000.000đ/năm.
[wp-review]