Học viện Chính trị Công an nhân dân (HCA)
Lương Châu, Sóc Sơn, Hà Nội, Việt Nam (Xem bản đồ)Học viện chính trị Công an nhân dân là cơ sở giáo dục đào tạo bậc đại học và trên đại học trực thuộc Bộ Công An có chức năng đào tạo trình độ và bồi dưỡng phẩm chất cán bộ cán bộ có trình độ đại học, sau đại học, cán bộ lãnh đạo, chỉ huy của lực lượng tham mưu, xây dựng lực lượng CAND; đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ Công an; đào tạo, bồi dưỡng các hệ chức danh lãnh đạo, chỉ huy khác và hợp tác quốc tế về giáo dục, đào tạo theo kế hoạch của Bộ Công an; là trung tâm nghiên cứu khoa học của lực lượng CAND
Lịch sử phát triển
Ngày 29/10/1971, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Quốc Hoàn ban hành Quyết định số 1250/QĐ-CA thành lập Trường Đào tạo cán bộ An ninh miền Nam đóng tại thôn Tĩnh Luyện, xã Đồng Tĩnh, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. Hồi đó, đồng chí Thứ trưởng Trần Quyết là Hiệu trưởng danh dự của trường. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, trường đã đào tạo, bồi dưỡng và tiễn 2.580 học viên lên đường vào miền Nam Việt Nam chiến đấu. Nhiều học viên học tập, rèn luyện trở về miền Nam chiến đấu, công tác và đã trưởng thành, có đồng chí là Anh hùng LLVTND như chị Nguyễn Thị Minh Hiền, học viên lớp E52; đồng chí K’Sor Phước, học viên lớp E52, nay là Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; đồng chí Trương Hòa Bình, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án TAND tối cao…
Sau khi miền hoàn toàn giải phóng, Trường E1171 tiếp tục đào tạo các lớp trực tiếp phục vụ cho nhiệm vụ cấp bách của các tỉnh phía như bảo vệ chính trị, cơ yếu, sưu tập. Ngày 28/9/1978, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) ra Quyết định số 161/QĐ-BNV chuyển Trường Đào tạo cán bộ An ninh miền Nam thành Trường Hậu cần CAND. Ngày 21/11/1988, Trường Hậu cần CAND chuyển từ Vĩnh Phúc về Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội, tạo ra một cơ hội mới cho sự phát triển toàn diện của trường. Nhiều đồng chí học viên của Trường đã trưởng thành là cán bộ lãnh đạo của nhiều Vụ, Cục ở Bộ và địa phương, có đồng chí là Anh hùng lực lượng vũ trang như liệt sĩ Đặng Văn Khoan, học viên lớp ĐT1. Đến tháng 1/1996, Bộ Nội vụ quyết định đổi tên Trường Hậu cần CAND thành Trường Bồi dưỡng nghiệp vụ CAND. Trường có nhiệm vụ bồi dưỡng chức danh, bồi dưỡng chuyên đề, bồi dưỡng và tập huấn các chuyên ngành nghiệp vụ trong toàn lực lượng CAND. Trường đã coi trọng xây dựng đội ngũ giáo viên kiêm nhiệm trong ngành và ngoài ngành…
Tầm nhìn và sứ mạng
Xây dựng Học viện Chính trị Công an nhân dân trở thành cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trọng yếu cán bộ về lý luận chính trị, công tác đảng, công tác xây dựng lực lượng, tham mưu Công an nhân dân, trung tâm nghiên cứu khoa học chính trị, phát triển lý luận đầu ngành, chất lượng cao của lực lượng Công an nhân dân và của quốc gia.
Học viện Chính trị Công an nhân dân là cơ sở giáo dục đại học công lập, đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực trong hệ thống giáo dục quốc dân, trực thuộc Bộ Công an. Có trách nhiệm đào tạo cán bộ có trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ; đào tạo, bồi dưỡng các trình độ lý luận chính trị; bồi dưỡng các chức danh lãnh đạo, chỉ huy các cấp về công tác đảng, công tác chính trị, xây dựng lực lượng, tham mưu Công an nhân dân.
Ngoài ra trường còn là trung tâm nghiên cứu khoa học chính trị, phát triển lý luận Công an nhân dân; chủ trì bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị cho các trường Công an nhân dân; thực hiện công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo theo chương trình, kế hoạch của Bộ trưởng; tham mưu cung cấp luận cứ khoa học với Đảng ủy Công an Trung ương và Bộ Công an về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội và xây dựng lực lượng Công an nhân dân; bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; xây dựng hình ảnh đẹp của người Công an nhân dân trong lòng nhân dân.
Vì sao nên theo học tại trường Học viện Chính trị Công an Nhân dân?
Đội ngũ giảng viên
Đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục ở Học viện có trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm và phẩm chất đạo đức tốt; luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác, giảng dạy; tích cực nghiên cứu, đổi mới hình thức, phương pháp dạy học và tham gia nghiên cứu khoa học, đáp ứng tốt nhiệm vụ giáo dục, đào tạo. Học viện có 7 Nhà giáo Nhân dân, 24 Nhà giáo Ưu tú. Hiện nay, có 01 Giáo sư, 42 Phó Giáo sư, 96 Tiến sĩ, 275 Thạc sĩ. Năm học 2021 – 2022, nhiều tập thể sư phạm và giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục được các cấp khen thưởng. Có 03 tập thể được tặng Cờ thi đua, 10 tập thể được tặng danh hiệu Đơn vị Quyết thắng, 04 tập thể được tặng danh hiệu đơn vị tiên tiến; 08 giảng viên được phong tặng danh hiệu giảng viên giỏi cấp bộ, 60 giảng viên được phong tặng danh hiệu giảng viên giỏi cấp Học viện, 04 giảng viên được Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước công nhận đạt chuẩn Phó Giáo sư; 02 đồng chí được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quân; 06 tập thể, 17 cá nhân được tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; 01 tập thể, 01 cá nhân được tặng Bằng khen của Tổng cục Chính trị; 01 cá nhân được tặng Bằng khen của Bộ Tổng Tham mưu; 24 đồng chí được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở; 123 cá nhân được tặng danh hiệu Chiến sĩ tiên tiến.
Cơ sở vật chất
Cơ cấu tổ chức của Học viện Chính trị Công an nhân dân gồm:
- Ban Giám đốc Học viện
Ban Giám đốc Học viện Chính trị Công an nhân dân gồm Giám đốc và các Phó Giám đốc.
- Các hội đồng
Hội đồng Khoa học và Đào tạo; Hội đồng thi đua khen thưởng, kỷ luật; Hội đồng xét thăng cấp, nâng lương.
- Các tổ chức Chính trị – Xã hội
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Học viện; Hội Phụ nữ Học viện; Công đoàn Học viện.
- Học viện có 18 đơn vị trực thuộc Học viện. Gồm: 09 phòng, viện và trung tâm; 09 khoa.