Học viện Ngân hàng (NHH)
12 Chùa Bộc, Hà Nội (Xem bản đồ)Giới thiệu chung :
Học viện Ngân hàng (tên gọi quốc tế: Banking Academy of Vietnam, viết tắt: BAV, tiền thân là Trường Cao cấp Nghiệp vụ Ngân hàng) được thành lập từ năm 1961.
Học viện Ngân hàng là trường đại học công lập đa ngành trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Giáo dục & Đào tạo, Học viện có trụ sở chính tại Hà Nội, phân viện Bắc Ninh, phân viện Phú Yên, phân viện Thành phố Hồ Chí Minh (tồn tại đến năm 2003) và cơ sở đào tạo Sơn Tây với hơn 16.000 sinh viên đang theo học
. Học viện Ngân hàng là một trong những trường đại học hàng đầu cả nước trong lĩnh vực kinh tế, đặc biệt trường nổi tiếng đào tạo chuyên sâu ngành Tài chính- Ngân hàng.
Tuyển sinh và đào tạo :
Các chương trình đào tạo của Học viện Ngân hàng được phân hoá rõ ràng
– Đào tạo Đại học chính quy
– Đào tạo Đại học chương trình Chất lượng cao
– Sau đại học
– Chương trình Tiến sĩ
– Đào tạo liên thông
– Liên thông từ Cao đẳng lên Đại học
– Các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ và cập nhật kiến thức
Đào tạo Đại học :
Chương trình đào tạo đại học chính quy của trường chia theo 9 chuyên ngành chính:
– Kế toán
– Quản trị kinh doanh
– Hệ thống thông tin quản lý
– Kinh doanh quốc tế
– Luật kinh tế
– Kinh tế
– Quản trị kinh doanh
– Tài chính – Ngân hàng
– Ngôn ngữ Anh
Vì sao nên theo học tại trường Học viện Ngân hàng?
Đội ngũ giảng viên :
Không thể không nhắc tới đội ngũ giảng viên khi review về học viện ngân hàng. Được mệnh danh là “giáo viên nhà người ta”, các thầy cô tại BA vừa giỏi chuyên môn lại cũng cực chất chơi trong các hoạt động ngoại khóa.
BA theo đuổi hình ảnh “Thầy cô thân thiện – Học sinh tích cực”. Vậy nên cả giảng viên và sinh viên học viên đều rất thoải mái và sôi nổi trong các giờ học. Hầu hết thầy cô tại BA đều vô cùng nhiệt tình giải đáp thắc mắc, và am hiểu tâm lý học sinh.
Hiếm có trường nào mà chính giảng viên lại tích cực tham gia hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ cùng sinh viên sôi nổi như tại Học viện Ngân Hàng.
Cơ sở vật chất :
Khuôn viên trường không rộng, nhưng mọi góc trong khuôn viên lại được phủ ngập trong màu xanh của cây lá, khiến cho phong cảnh trong trường rất “nên thơ”. Đặc biệt, nổi tiếng phải kể tới thư viện của BAV – Thư viện được quy hoạch với không gian đọc sách mở khiến cho bất cứ ai tới cũng ngỡ như là một quán cafe mở.
Tại Học viện Ngân hàng, tất cả các phòng học đều được lắp điều hòa, và đặc biệt các nhà vệ sinh tại BAV đều được lắp đặt thiết bị xịn sò, tạo cảm giác như tới một khách sạn 5 sao hạng sang.
Những quyền lợi của sinh viên khi theo học tại trường :
Sinh viên khi theo học tại trường sẽ :
- Được hưởng các chế độ, chính sách ưu tiên theo quy định của Nhà nước; được xét nhận học bổng khuyến khích học tập, học bổng do các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tài trợ theo quy định hiện hành; được miễn giảm phí khi sử dụng các dịch vụ công cộng về giao thông, giải trí, tham quan viện bảo tàng, di tích lịch sử, công trình văn hoá theo quy định của Nhà nước và của Nhà trường.
- Được đóng góp ý kiến, tham gia quản lý và giám sát hoạt động giáo dục và các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục; trực tiếp hoặc thông qua đại diện lớp, tổ chức Đoàn, Hội sinh viên để kiến nghị với Nhà trường các giải pháp góp phần xây dựng và phát triển Nhà trường; được đề đạt nguyện vọng và khiếu nại lên Hiệu trưởng giải quyết các vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích chính đáng của sinh viên.
Tốt nghiệp trường Học viện Ngân hàng có dễ xin việc không?
Cơ hội việc làm cho học viên sau khi tốt nghiệp BAV luôn rất rộng mở. Bản thân các khoa đã chủ động liên kết với nhà tuyển dụng. Bạn hoàn toàn có cơ hội làm việc tại các doanh nghiệp lớn từ khi còn đi học.
Tỷ lệ tốt nghiệp loại Xuất sắc, Giỏi, Khá tại BAV chiếm tới 80%-85%. Hạng Trung bình chỉ dao động khoảng 10%-15%. Thống kê sinh viên có việc làm ổn định 1 năm sau tốt nghiệp từ BAV ~93% và ~95%