Cách tính điểm xét tốt nghiệp THPT 2025

Điểm xét tốt nghiệp THPT 2025 dự kiến sẽ thay đổi tỷ lệ, theo đó kết quả học tập sẽ bao gồm cả lớp 10, 11 và 12 chiếm tỷ lệ 50%, điểm thi tốt nghiệp chỉ còn 50%.
Dự kiến tăng tỷ lệ điểm học bạ trong xét tốt nghiệp từ 2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 28/8 cho biết dự kiến việc xét công nhận tốt nghiệp THPT thay đổi theo hướng tăng tỷ lệ sử dụng kết quả học tập của học sinh ở lớp 10, 11 và 12 lên 50%.

Trong công thức tính hiện nay, kết quả học bạ chỉ chiếm 30% và chỉ dùng điểm lớp 12; 70% còn lại dựa vào điểm các môn thi tốt nghiệp THPT của thí sinh.

Điểm xét tốt nghiệp THPT (ĐXTN) gồm:

a) Điểm các môn thi thí sinh dự thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT được quy về thang điểm 10 để tính ĐXTN;

b) Điểm trung bình các năm học ở cấp THPT (ĐTB các năm học).

Trong đó, điểm trung bình (ĐTB) từng năm học là ĐTB của các môn học được đánh giá bằng điểm số;

Cách tính điểm xét tốt nghiệp THPT 2025

c) Điểm ưu tiên (ƯT), khuyến khích (KK) nếu có.

Công thức xét công nhận tốt nghiệp

a) ĐXTN đối với học sinh được tính theo công thức sau:

Cách tính điểm xét tốt nghiệp THPT 2025

b) ĐXTN đối với học sinh sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ để miễn thi môn ngoại ngữ được tính theo công thức sau:

Cách tính điểm xét tốt nghiệp THPT 2025

ĐXTN được lấy đến hai chữ số thập phân, do phần mềm máy tính tự động thực hiện.

Đối với thí sinh học theo Chương trình GDPT mà trên học bạ có tính ĐTB từng năm học thì được sử dụng điểm này để thay thế cho việc tính ĐTB các môn học tại điểm b khoản 1 Điều này.

ĐTB các năm học chỉ tính trên những năm học mà thí sinh học theo Chương trình GDPT của Việt Nam. Theo Bộ, thay đổi này nhằm đánh giá toàn diện các năng lực của học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông năm mới, góp phần đạt được nhiều mục tiêu của kỳ thi tốt nghiệp.

Thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế vẫn được miễn thi môn Ngoại ngữ nhưng không quy thành 10 điểm. Hiện, thí sinh đạt IELTS 4.0 hoặc tương đương trở lên được tính điểm 10 môn tiếng Anh.

Kỳ thi tốt nghiêp THPT 2025 sẽ gồm bốn môn. Trong đó, hai môn bắt buộc là Toán và Ngữ văn; hai môn lựa chọn nằm trong các môn học sinh được học, gồm Hóa học, Vật lý, Sinh học, Địa lý, Lịch sử, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ và Ngoại ngữ (Anh, Đức, Nga, Nhật, Pháp, Trung, Hàn). Đây là lần đầu tiên môn Tin học, Công nghệ (Công nghiệp, Nông nghiệp) trở thành môn thi tốt nghiệp.

Đề môn Ngữ văn vẫn theo hình thức tự luận. Những môn còn lại theo dạng trắc nghiệm. Bộ cho biết sẽ tăng cường tính phân hóa trong đề thi tất cả môn.

Kỳ thi được tổ chức trong hai ngày với 3 buổi thi, thay vì 4 buổi như trước. Để hạn chế việc thí sinh phải di chuyển nhiều, Bộ cho phép các điểm thi ghép học sinh ở những trường gần nhau. Thí sinh chỉ dự thi tại một phòng trong suốt kỳ thi.

Tất cả thí sinh đều phải đăng ký thi tốt nghiệp bằng hình thức trực tuyến. Những năm trước, thí sinh tự do vẫn phải nộp hồ sơ trực tiếp.

Một điểm mới nữa là việc vận chuyển, in sao đề thi sẽ qua hệ thống của Ban Cơ yếu Chính phủ.

Ngoài ra, Bộ dự kiến bổ sung quy định để thí điểm thi trên máy tính từ năm 2027 đến khi đủ điều kiện triển khai đại trà sau năm 2030.

Xem thêm:

Năm 2025, sẽ có đề án đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học

Sẽ có điểm sàn chung vào Đại học Quốc gia TPHCM 2025

Đại học Công thương TPHCM công bố phương thức tuyển sinh 2025 dự kiến

 

Back to Top