Đề án tuyển sinh Đại học Kinh Bắc năm 2024
Năm 2024, Trường Đại học Kinh Bắc sử dụng 05 phương thức tuyển sinh sau: xét kết quả thi tốt nghiệp THPT 2024; xét học bạ THPT; xét kết quả thi đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội, ĐHQG TP HCM, ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Sư phạm TP HCM,…
1. Đối tượng, điều kiện tuyển sinh: + Người đã được công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) của Việt Nam hoặc có bằng tốt nghiệp của nước ngoài được công nhận trình độ tương đương + Người đã có bằng tốt nghiệp trung cấp ngành nghề thuộc cùng nhóm ngành dự tuyển và đã hoàn thành đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa cấp THPT theo quy định của pháp luật 2. Phạm vi tuyển sinh: Trong cả nước 3. Phương thức tuyển sinh: Xét tuyển Phương thức 1 (Mã PT 100): Sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 Phương thức 2 (Mã PT 200): Sử dụng kết quả học tập cấp THPT + Xét điểm TBC của 3 học kỳ (2 học kỳ lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12) hoặc tổng điểm các môn theo tổ hợp xét tuyển + Xét điểm TBC năm lớp 12 Phương thức 3 (Mã PT 500): Xét tuyển đối với thí sinh đã tốt nghiệp trình độ trung cấp trở lên cùng nhóm ngành dự tuyển thuộc lĩnh vực sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề (Y khoa, Y học cổ truyền, Dược học) Phương thức 4 (Mã PT 301): Xét tuyển thẳng theo Quy chế tuyển sinh đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Trường Đại học Kinh Bắc Phương thức 5 (Mã PT 402): Sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực do các trường khác tổ chức để xét tuyển gồm ĐHQG Hà Nội, ĐHQG TP HCM, ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Sư phạm TP HCM, ĐH Bách khoa Hà Nội
>> XEM THÊM: Đề án tuyển sinh Trường Ngoại ngữ – ĐH Thái Nguyên 2024 Danh sách trường công bố phương án tuyển sinh 2024 5. Ngưỡng đầu vào a) Phương thức 1: Xét kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 – Đối với khối ngành sức khỏe (Dược học, Y học cổ truyền, Y khoa): Theo ngưỡng đảm bảo chất lượng của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2024. – Đối với các ngành khác: Tổng điểm các môn theo tổ hợp xét tuyển cộng điểm ưu tiên đạt từ 15,0 điểm trở lên. b) Phương thức 2: Xét kết quả học tập cấp THPT (Học bạ) – Đối với khối ngành sức khỏe (Dược học, Y học cổ truyền, Y khoa) phải có Học lực lớp 12 xếp loại từ Giỏi trở lên hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 8,0 trở lên. – Đối với các ngành khác phải có: + Điểm trung bình chung (TBC) của 3 học kỳ (2 học kỳ lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12) đạt từ 5.0 trở lên hoặc tổng điểm các môn theo tổ hợp xét tuyển từ 15 điểm trở lên (chưa bao gồm điểm ưu tiên khu vực và ưu tiên theo đối tượng). + Điểm TBC lớp 12 đạt từ 5.0 trở lên hoặc tổng điểm các môn theo tổ hợp xét tuyển từ 15 điểm trở lên (không tính điểm ưu tiên khu vực và ưu tiên đối tượng). c) Phương thức 3: Xét tuyển đối với thí sinh đã tốt nghiệp trình độ trung cấp trở lên cùng nhóm ngành dự tuyển thuộc lĩnh vực sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề Thí sinh đã tốt nghiệp trình độ trung cấp trở lên cùng nhóm ngành dự tuyển được áp dụng ngưỡng đầu vào một trong các tiêu chí sau: – Tiêu chí 1: Học lực lớp 12 đạt loại Giỏi trở lên hoặc điểm trung bình chung các môn văn hóa cấp THPT đạt từ 8,0 trở lên; – Tiêu chí 2: Tốt nghiệp THPT loại Giỏi trở lên hoặc học lực lớp 12 đạt loại khá và có 3 năm kinh nghiệm công tác đúng với chuyên môn đào tạo; – Tiêu chỉ 3: Tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học đạt loại Giỏi trở lên và có điểm TBC học bạ lớp 12 đạt từ 5.0 trở lên – Tiêu chí 4: Tốt nghiệp trình độ trung cấp, hoặc trình độ cao đẳng hoặc trình độ đại học đạt loại khá và có 3 năm kinh nghiệm công tác đúng với chuyên môn đào tạo và có điểm TBC học bạ lớp 12 đạt từ 5.0 trở lên; d) Phương thức 4: Xét tuyển thẳng theo Quy chế tuyển sinh đại học của Trường Đại học Kinh Bắc và Bộ Giáo dục và Đào tạo đ) Phương thức 5: Sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực do các trường khác tổ chức để xét tuyển gồm ĐHQG Hà Nội, ĐHQG TP HCM, ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Sư phạm TP HCM, ĐH Bách khoa Hà Nội: – Đối với khối ngành sức khỏe (Dược học, Y học cổ truyền, Y khoa): Theo ngưỡng đảm bảo chất lượng của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2024. – Đối với các ngành khác: Tổng điểm các môn theo tổ hợp xét tuyển cộng điểm ưu tiên đạt từ 15,0 điểm trở lên. 7. Tổ chức tuyển sinh 7.1. Hồ sơ xét tuyển gồm: a) Đối với xét kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 – Đơn xin xét tuyển theo mẫu – Giấy chứng nhận kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 – Bản sao Bằng tốt nghiệp THPT hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời đối với thí sinh tốt nghiệp năm 2024 – Bản sao CCCD/CMND b) Đối với các phương thức xét tuyển khác – Đơn xin xét tuyển theo mẫu của Trường Đại học Kinh Bắc – Bản sao Bằng tốt nghiệp THPT hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời đối với thí sinh tốt nghiệp năm 2024 – Bản sao Học bạ THPT – Bản sao CCCD/CMND – Bản sao Bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học (đối với phương thức 3) – Xác nhận công tác từ 3 năm kinh nghiệm đúng với chuyên môn được đào tạo (đối với phương thức 3) – Giấy xác nhận kết quả đánh giá năng lực của các trường khác (đối với phương thức 5) – Các giấy tờ ưu tiên, chứng nhận liên quan (đối với phương thức 4) 7.2. Thời gian nhận hồ sơ a) Thời gian nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển từ ngày 28/03/2024 b) Xét tuyển đợt 1: Theo lịch tuyển sinh của Bộ GD&ĐT c) Các đợt xét tuyển bổ sung: Đến hết ngày 30/12/2024 Chú ý: Nhà trường có thể điều chỉnh lịch xét tuyển các đợt tuyển phù hợp với tình hình thực tế và lịch tuyển sinh của Bộ GD&ĐT; được công bố trên trang thông tin điện tử của Trường. 7.3. Địa điểm nhận hồ sơ xét tuyển Trung tâm Tuyển sinh và Hợp tác doanh nghiệp Trường Đại học Kinh Bắc – phố Phúc Sơn, phường Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh 7.4. Hình thức nộp hồ sơ – Đăng ký trên cổng thông tin của Bộ Giáo dục và Đào tạo – Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển trực tiếp tại Trung tâm Tuyển sinh và Hợp tác doanh nghiệp Trường Đại học Kinh Bắc – Thí sinh gửi chuyển phát nhanh hồ sơ qua bưu điện về địa chỉ: Trung tâm Tuyển sinh và Hợp tác doanh nghiệp Trường Đại học Kinh Bắc – phố Phúc Sơn, phường Vũ Ninh, TP Bắc Ninh Đăng ký trên Website của Nhà trường (http://www.daihockinhbac.edu.vn) 7.5. Quy trình xét tuyển Bước 1: Thí sinh đăng ký hồ sơ xét tuyển Bước 2: Tổng hợp hồ sơ của thí sinh đăng ký Bước 3: Nhập dữ liệu, thống kê các điều kiện xét tuyển (cập nhật dữ liệu lên hệ thống của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Nhà trường) Bước 4: Họp Hội đồng tuyển sinh + Xét theo nguyện vọng của thí sinh đã đủ các điều kiện của Nhà trường. + Ưu tiên thí sinh chọn ngành 1 hay đăng ký chọn ngành 2 (Xếp thứ tự từ trên xuống theo chỉ tiêu được xác định nếu còn chỉ tiêu) + Điểm ưu tiên khu vực, đối tượng (nếu có) Bước 5: Tổng hợp và công bố kết quả xét tuyển Bước 6: Thông báo kết quả xét tuyển và gửi Giấy báo nhập học Bước 7: Xác nhận thí sinh trúng tuyển nhập học lên hệ thống |