Kinh nghiệm lập kế hoạch tự học hiệu quả cho học sinh

Tự học là một trong những thói quen cần thiết của học sinh, sinh viên. Ngoài những bài giảng trên lớp, các bạn cần áp dụng việc tự học để kiến thức để ghi nhớ lâu và hiệu quả hơn. Vậy kế hoạch tự học thế nào là hợp lý?

I. Thời gian vàng cho việc học

1. Buổi sáng 

Não bạn ở trạng thái tỉnh táo nhất, khả năng ghi nhớ tốt nhất trong khoảng:

  • 6h – 7h30
  • 7h30 – 8h
  • 8h – 9h
  • 9h – 11h

2. Buổi trưa

Đây là khoảng thời gian giao thoa giữa sáng và chiều, vì vậy bạn có thể chia ra các khoảng:

  • 11h – 12h
  • 12h – 12h30
  • 12h30 – 12h50
  • 13h – 14h

3. Buổi chiều 

Khoảng thời gian thích hợp để bạn suy nghĩ, làm việc trí óc:

  • 14h – 16h
  • 16h – 18h
  • 18h – 18h30
  • 18h30 – 19h

4. Buổi tối

Buổi tối phù hợp cho việc ôn tập lại kiến thức, lập kế hoạch cho ngày hôm sau:

  • 19h – 19h30
  • 19h30 – 22h
  • 22h – 22h40
  • 22h40 – 23h

II. Kế hoạch tự học cho từng buổi

1. Thời gian ghi nhớ buổi sáng 

+ Từ 6h – 7h30: Phù hợp để ghi nhớ, thích hợp để học thuộc Văn, công thức Toán hay từ vựng tiếng Anh hoặc đọc sách, tăng khả năng ghi nhớ

+ 7h30 – 8h: Thời gian ăn sáng, có thể tận dụng nghe thời sự hoặc tiếng Anh

+ 8h – 9h: Đây là thời gian bạn kiên nhẫn nhất ngày, lúc này tốt nhất dùng để suy luận, tư duy, thích hợp cho các môn tự nhiên

+ 9h – 11h: Khả năng ghi nhớ ngắn hạn khá tốt vào lúc này, có thể đột kích những nội dung chuẩn bị thi ngay

=> Nên tận dụng tốt khoảng thời gian sau khi ngủ dậy và ăn sáng xong vì khoảng thời gian này giúp bạn dễ tập trung.

2. Thời gian nghỉ ngơi buổi trưa

+ 11h – 12h: Đây là khoảng thời gian não và cơ thể đã thấm mệt, vì thế hãy làm những bài tập nhẹ nhàng, nhằm củng cố lại kiến thức là chính

+ 12h – 12h30: Thời gian ăn trưa, lúc này có thể nghe nhạc thư giãn để cơ thể và tinh thần có thể thả lỏng

+ 12h30 – 12h50: Sau khi ăn xong không nên ngủ luôn mà nên đứng dậy một lát, ngắm cảnh ngoài cửa sổ để tốt cho tiêu hóa, cũng giúp cho mắt bạn được nghỉ ngơi

+ 13h – 14h: Thời gian nghỉ trưa, tiếp sức cho buổi chiều

=> Nhất định phải nghỉ trưa, ngủ vừa đủ để không gây mệt mỏi cho buổi chiều. Sau khi ăn xong cũng nên ngồi nghỉ một lát để tránh bị đau bụng.

3. Thời gian tư duy buổi chiều 

+ 14h – 16h: Khoảng thời gian này não hoạt động tần suất cao nên có thể làm một số công việc liên quan tới trí não.

+ 16h – 18h: Thời gian thích hợp để làm bài tập về nhà và các phép tính

+ 18h – 18h30: Thời gian cho bữa tối, bạn có thể ngồi trò chuyện với gia đình để giảm bớt căng thẳng cho một ngày học dài

+ 1830 – 19h: Hãy nghỉ ngơi và làm điều gì đó mà bạn cảm thấy hứng thú , mục đích là để thư giãn và nạp năng lượng cho bản thân

=> Khoảng thời gian này thích hợp cho việc suy nghĩ. Bạn có thể sắp xếp một số môn học đòi hỏi sự tính toán và logic mạnh.

4. Thời gian ôn tập buổi tối 

+ 19h – 19h30: Thời gian thích hợp để tập thể dục, nhưng không cần vận động quá mạnh

+ 19h30- 22h: Sắp xếp học tập theo tình trạng bản thân, có thể ôn tập xen kẽ

+ 22h – 22h40: Tổng kết lại những nội dung đã học trong ngày, ngồi yên tĩnh hoặc nằm trên giường, đồng thời lập kế hoạch cho ngày hôm sau

+ 22h40 – 23h: Chuẩn bị đi ngủ, cố gắng đừng thức khuya.

=> Thời gian này thích hợp ôn tập. Bận rộn cả ngày não bộ bạn cần nghỉ ngơi vậy nên đừng ép bản thân làm việc quá nặng. Nhất định phải sắp xếp thời gian ngủ nghỉ hợp lý.

Tags:
Back to Top