Đại học Kiểm sát Hà Nội

Giới thiệu chung :

Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội là cơ sở giáo dục đại học công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam, trực thuộc Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao.Hiện tại, trường chỉ đào tạo 1 ngành duy nhất là Luật học

Sứ mạng :

Trường là cơ sở đào tạo đại học, sau đại học về lĩnh vực pháp luật; đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức; nghiên cứu khoa học; cung cấp nguồn nhân lực, sản phẩm khoa học, dịch vụ pháp lý có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của ngành Kiểm sát nhân dân và nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam.

Tầm nhìn :

Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội là cơ sở giáo dục đại học theo định hướng ứng dụng, Trường đa ngành trong lĩnh vực pháp luật; đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức đảm bảo cho người học có kiến thức pháp luật, kỹ năng nghề nghiệp, có năng lực học tập nâng cao, có bản lĩnh và đạo đức nghề nghiệp, tận tụy, trách nhiệm với nhiệm vụ được giao, đáp ứng tốt nhất yêu cầu về nguồn nhân lực của ngành Kiểm sát nhân dân, của các cơ quan tư pháp và cơ quan, tổ chức khác.

Mục tiêu chiến lược :

 Mục tiêu giáo dục

Đào tạo được những con người có phẩm chất công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn; vững về chính trị, giỏi về nghiệp vụ, tinh thông về pháp luật, công tâm và bản lĩnh, kỷ cương và trách nhiệm; có đạo đức trong sáng, đủ năng lực, trình độ để thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, quản lý trong lĩnh vực pháp luật; có khả năng tự học, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu phát triển của Ngành kiểm sát nhân dân, nhu cầu xã hội, chiến lược cải cách tư pháp, hội nhập quốc tế và cách mạng khoa học công nghệ.

3.2.   Mục tiêu phát triển

Xây dựng và phát triển Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội trở thành cơ sở đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển của Ngành kiểm sát nhân dân; đáp ứng được yêu cầu công tác quản lý, thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ và nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội; phấn đấu đến năm 2030 trở thành một trong những trường đại học đào tạo có chất lượng của đất nước trong lĩnh vực pháp luật theo định hướng ứng dụng.

Vì sao nên theo học tại trường Đại học kiểm sát Hà Nội?

Cơ sở vật chất :

Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội có tổng diện tích đất sử dụng là 35.383 m2. Trong đó có 03 hội trường, 27 phòng học, 01 nhà đa năng và 01 nhà thực hành. Thư viện của trường được xây dựng với diện tích khoảng 500m2 nhằm phục vụ cho việc học tập, tìm kiếm tài liệu của giảng viên, sinh viên.

Nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên học tập, nhà trường đã đẩy mạnh việc cải tạo và xây dựng cơ sở vật chất, trang bị các thiết bị hiện đại trong các phòng học như máy tính, máy chiếu, điều hòa… Các tòa nhà như nhà Hành chính 9 tầng, hệ thống giảng đường, khu nhà ký túc xá 11 tầng đều được xây dựng khang trang nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cho khoảng 2000 sinh viên và học viên.

Đội ngũ cán bộ :

Hiện tại, số giảng viên cơ hữu trong trường là 85 giảng viên. Trong đó, có 02 giảng viên ở trình độ phó giáo sư, 20 giảng viên có trình độ tiến sĩ, 67 thạc sĩ và 02 cử nhân đại học. Đội ngũ giảng viên trong trường đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước. Bởi vậy, nhà trường luôn chú trọng bồi dưỡng bằng các chính sách ưu tiên đối với giảng viên và tạo điều kiện để giảng viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn. Các khoa đều được phân công giảng viên đảm nhận, tạo sự chủ động trong quá trình tổ chức, phân công giảng dạy.

Những quyền lợi của sinh viên khi theo học tại trường :

Đại học Kiểm sát Hà Nội không như những trường đại học Kiểm sát Hà Nội đa ngành khác, đào tạo nhiều lĩnh vực khác nhau mà trường chỉ tập trung đào tạo một ngành duy nhất là Luật học ở bậc đại học nhằm hướng đến mục tiêu sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hóa Luật pháp.Không chỉ vậy trường còn tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn dành cho cán bộ, công chức đã và đang làm việc trong ngành.

Nhà trường luôn chú trọng phương pháp đào tạo lấy người học làm trung tâm, tích cực vận động sự chủ động trong học tập và tư duy độc lập sáng tạo, năng lực giải quyết các vấn đề chuyên môn của sinh viên. Sinh viên đại học Kiểm sát Hà Nội không chỉ được hoàn thiện kiến thức chuyên ngành luật mà còn được đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ dưới sự chỉ dẫn tận tâm của đội ngũ giảng viên có nhiều kinh nghiệm và là các chuyên gia đầu ngành từ trong nước đên nước ngoài về lĩnh vực pháp luật và ngành Kiểm sát.

Tốt nghiệp trường Đại Học Kiểm sát Hà Nội có dễ xin việc không?

Cơ hội việc làm của các bạn rất rộng mở với rất nhiều vị trí công việc khác nhau. Nếu bạn chưa đủ chuyên môn, kiến thức và kỹ năng thì rất khó để tìm việc. Còn nếu đáp ứng đủ yêu cầu từ nhà tuyển dụng, bạn sẽ được các công ty “săn đón” về làm với mức thu nhập hấp dẫn.

Chính vì vậy, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, các bạn phải không ngừng học tập, học hỏi và rèn luyện những kỹ năng cần thiết cho nghề

 

Đại học Kiểm sát Hà Nội
Đại học Kiểm sát Hà Nội
Thông tin tuyển sinh 2024 (dự kiến).

1. Thời gian và hồ sơ tuyển sinh

a. Sơ tuyển

– Thời gian nộp hồ sơ sơ tuyển dự kiến từ ngày 25/4/2022 đến hết ngày 25/5/2022. Địa điểm nộp hồ sơ sơ tuyển: VKSND huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là VKSND cấp huyện) nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của thí sinh.

– Hồ sơ dự sơ tuyển bao gồm:

  • Đơn xin dự tuyển hoặc xét tuyển (theo mẫu).
  • Lý lịch tự khai (theo mẫu) có xác nhận của Uỷ ban nhân dân phường, xã, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú; đóng dấu giáp lai ảnh và giữa các trang lý lịch (được khai trong năm 2022).
  • Bản sao (có chứng thực) Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân và bản sao (có chứng thực) Sổ hộ khẩu.
  • Bản trích sao kết quả học tập (theo mẫu) đối với thí sinh đang học lớp 12 THPT hoặc THPT bổ túc. Nếu thí sinh đã tốt nghiệp THPT từ năm 2021 trở về trước thì phải nộp bản sao học bạ và bằng tốt nghiệp THPT hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời có công chứng, chứng thực.
  • Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế từ cấp huyện trở lên cấp, trong thời hạn 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ dự sơ tuyển (Bản gốc).
  • Bốn ảnh chân dung cỡ 4×6.
  • Phong bì có dán tem và ghi rõ họ, tên, địa chỉ và số điện thoại của người nhận thư (để VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi thông báo thời gian, địa điểm sơ tuyển).

Ghi chú:Thí sinh tải các mẫu của hồ sơ sơ tuyển tại Website của Nhà trường theo địa chỉ: http://tks.edu.vn

– Tổ chức sơ tuyển: VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là VKSND cấp tỉnh) tổ chức sơ tuyển từ ngày 01/6/2022 đến hết ngày 20/6/2022.

b. Xét tuyển

– Xét tuyển theo phương thức 1, 2, 3:

+ Thời gian nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển: Nhà trường sẽ công bố cụ thể trên website.

+ Hồ sơ gồm:

  • Phiếu đăng ký xét tuyển (theo mẫu đăng tải trên website của trường).
  • Bản sao học bạ THPT có công chứng.
  • Phiếu đạt sơ tuyển vào đại học do Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh cấp năm 2022 (bản gốc).
  • 04 ảnh chân dung 4×6.
  • Phong bì có dán tem và ghi rõ họ tên, địa chỉ và số điện thoại của người nhận thư.

+ Thí sinh nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện về địa chỉ của trường.

– Xét điểm thi THPT năm 2022 (Phương thức 4): Thời gian và hồ sơ đăng ký xét tuyển: Thực hiện theo quy định của Bộ GD&ĐT.

2. Đối tượng tuyển sinh

2.1. Đối tượng tuyển sinh trình độ đại học hệ chính quy ngành luật (Chuyên ngành Kiểm sát)

Thí sinh đăng ký xét tuyển vào Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội phải đáp ứng các điều kiện chung theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các điều kiện đặc thù về sức khỏe, hạnh kiểm, học lực, lý lịch theo những tiêu chí cụ thể như sau:

a. Về học lực và hạnh kiểm

  • Thí sinh đăng ký xét tuyển theo phương thức 1, 2, 3 có điều kiện về học lực, hạnh kiểm như sau: có học lực loại Giỏi trở lên lớp 11 và học kỳ I lớp 12; hạnh kiểm đạt loại Khá trở lên năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ I lớp 12.
  • Thí sinh đăng ký xét tuyển theo phương thức 4 (xét điểm thi THPT) có điều kiện về học lực, hạnh kiểm: Đối với thí sinh đã tốt nghiệp THPT, kết quả học tập, hạnh kiểm lớp 10, 11, 12 đạt từ loại khá trở lên. Đối với thí sinh là học sinh lớp 12 năm học 2021-2022 thì kết quả học tập, hạnh kiểm đạt từ loại khá trở lên các năm học lớp 10, 11 và học kỳ I của lớp 12.

b. Về độ tuổi

  • Thí sinh đăng ký xét tuyển không quá 25 tuổi (tính đến năm dự thi).

c. Về tiêu chuẩn chính trị

  • Thí sinh là công dân Việt Nam, là Đảng viên hoặc Đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh, có lịch sử chính trị rõ ràng, tuyệt đối trung thành và chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước; có cha, mẹ, anh, chị, em ruột hoặc vợ/chồng chưa từng vi phạm pháp luật hình sự đến mức bị kết án, trừ các vi phạm pháp luật hình sự về giao thông.

d. Về tiêu chuẩn sức khỏe

Người đăng ký xét tuyển đại học phải có đủ sức khỏe để học tập, công tác, đồng thời phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Nam: Chiều cao từ 1,60m trở lên; Nặng 50 kg trở lên.
  • Nữ: Chiều cao từ 1,55m trở lên; Nặng 45 kg trở lên.
  • Không bị dị hình, dị dạng, khuyết tật, không nói ngọng, nói lắp, không mắc bệnh kinh niên, mãn tính.

2.2. Đối tượng tuyển sinh trình độ đại học hệ chính quy ngành luật (Chuyên ngành Luật Thương mại)

  • Đáp ứng các yêu cầu chung theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có học lực và xếp loại hạnh kiểm từ loại Khá trở lên năm lớp 10, 11 và học kỳ I của lớp 12.

3. Phạm vi tuyển sinh

  • Tuyển sinh trong cả nước.

4. Phương thức tuyển sinh

5.1. Phương thức tuyển sinh

a. Phương thức xét tuyển trình độ đại học ngành Luật – Chuyên ngành Kiểm sát

  • Phương thức 1: Kết hợp giữa sơ tuyển và xét tuyển kết quả học tập THPT của thí sinh học tại một số trường THPT Chuyên hoặc có hệ thống lớp Chuyên trực thuộc đại học, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương… (Phụ lục 2 – Danh mục các trường THPT Chuyên, có hệ thống lớp Chuyên trực thuộc đại học, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội xét tuyển năm 2022 theo chỉ tiêu riêng).
  • Phương thức 2: Kết hợp giữa sơ tuyển và xét tuyển kết quả học tập THPT của thí sinh học trường THPT không thuộc danh mục quy định tại Phụ lục 2 Đề án này.
  • Phương thức 3: Kết hợp giữa sơ tuyển, xét tuyển kết quả học tập THPT và điểm chứng chỉ tiếng Anh IELTS học thuật (Academic): ≥ 7.0 (có giá trị đến ngày 01/10/2022).
  • Phương thức 4: Kết hợp giữa sơ tuyển và xét tuyển kết quả điểm thi THPT năm học 2021 – 2022.

b. Phương thức xét tuyển trình độ đại học ngành Luật – Chuyên ngành Luật thương mại

  • Phương thức 5: Xét kết quả học tập, hạnh kiểm THPT (năm lớp 10, 11, 12).

5.2. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện nhận nhận hồ sơ ĐKXT

  • Thí sinh trong danh sách xét tuyển vào Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội quy định tại tiểu mục 3, mục A, phần III của Đề án này và các thí sinh thuộc đối tượng xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo quy định tại tiểu mục 8, mục A, phần III của Đề án này phải đủ điều kiện được xét, công nhận tốt nghiệp THPT hoặc đã tốt nghiệp THPT; có tổng điểm thi THPT năm 2022 của một trong 04 Tổ hợp xét tuyển đạt 17 điểm (chưa bao gồm điểm ưu tiên).
Điểm chuẩn Đại học Kiểm sát Hà Nội các năm gần đây.
Ngành Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022
Miền Bắc Miền Nam Miền Bắc Miền Nam   Nam  Nữ

Luật

Nam:

A00: 21,75

A01: 20,3

C00: 26,25

D01: 20,85

Nam:

A00: 20,2

A01: 16,75

C00: 24

D01: 15,6

Nam:

A00: 25,2

A01: 21,2

C00: 27,5

D01: 23,45

Nam:

A00: 21,4

A01: 17,7

C00: 25,75

D01: 16,2

25,66 – Miền Bắc (trừ Tây Bắc):

A00: 23,25

A01: 23,4

C00: 27,25

D01:22,65

– Tây Bắc:

A00: 26,75

A01: 21,95

C00: 22,5

D01:23,9

– Miền Nam (trừ Tây Nam Bộ):

A00: 20,4

A01: 20,25

C00: 21,25

D01:20,35

– Tây Nam Bộ:

A00: 20,45

A01: 22,35

C00: 25,25

D01:20,00

– Miền Bắc (trừ Tây Bắc):

A00: 24,55

A01: 25,75

C00: 28,75

D01:25,5

– Tây Bắc:

A00: 20,6

A01: 23,05

C00: 21,75

D01: 22,05

– Miền Nam (trừ Tây Nam Bộ):

A00: 21,45

A01: 22,1

C00: 24

D01:22,45

– Tây Nam Bộ:

A00:21,4

A01: –

C00: 20,5

D01: 21,3

Nữ:

A00: 22,5

A01: 22,1

C00: 28

D01: 23,65

Nữ:

A00: 21,25

A01: 20,25

C00: 25,25

D01: 21,2

Nữ:

A00: 25,7

A01: 22,85

C00: 29,67

D01: 25,95

Nữ

A00: 24,95

A01: 21,6

C00: 27,75

D01: 24,3

Danh sách các ngành đào tạo
Ngành Mã ngành Tổ hợp môn xét tuyển Chỉ tiêu
Luật

(Chuyên ngành Kiểm sát)

7380101 A00, A01, C00, D01 350
Luật

(Chuyên ngành luật Thương mại)

7380101 A00, A01, C00, D01 60
Học phí của Đại học Kiểm sát Hà Nội
  • Tính theo mức học phí năm học 2022-2023: 303.600 đồng/01 tín chỉ x 143 tín chỉ/4 năm = 10.853.700 VNĐ/sinh viên/năm đầu tiên. Trường sẽ điều chỉnh mức học phí hàng năm theo quy định của Chính phủ.
[wp-review]