Ngành Luật

Ngành Luật hiện nay đang thu hút đông đảo các bạn trẻ theo học bởi đây là một ngành học có nhiều tiềm năng phát triển nghề nghiệp trong tương lai. Dưới đây là những thông tin tổng quan về ngành học thú vị này.

1. Tìm hiểu về ngành Luật

  • Luật (tiếng Anh là Law) hay Luật học là một thuật ngữ để chỉ chung các ngành khoa học nghiên cứu về pháp luật. Một thuật ngữ có nghĩa tương đương với thuật ngữ này là khoa học pháp lý.
  • Luật học được hiểu rộng hơn so với Khoa học pháp lý, bao gồm cả các hoạt động học tập trong nhà trường hay các cơ sở đào tạo, nghiên cứu về pháp luật. Ở cấp độ khái quát chung nhất, Luật học bao gồm tất cả các hoạt động nghiên cứu, học tập về pháp luật trong mọi chuyên ngành: luật kinh tế, luật dân sự, luật hình sự, luật lao động, luật so sánh…
  • Ngành Luật cung cấp kiến thức Luật bao quát ở hầu hết các lĩnh vực. Không chỉ riêng kiến thức về Luật kinh tế, Luật tài chính, Luật thương mại; ngành Luật học còn cung cấp kiến thức về luật hôn nhân gia đình, quy định chung về tài sản, thừa kế, luật hình sự phần tội phạm, luật môi trường, tội phạm học, bồi thường hợp đồng, tranh chấp thương mại, khiếu nại, tố cáo, khoa học về điều tra hình sự, quyền con người, quyền công dân…
Tìm hiểu về ngành Luật
Tìm hiểu về ngành Luật

2. Chương trình đào tạo ngành Luật 

Các bạn tham khảo khung chương trình và các môn học chuyên ngành Luật trong bảng dưới đây.

I
Khối kiến thức chung (không tính các môn học từ số 9 đến số 11)
1
Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 1
2
Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 2
3 Tư tưởng Hồ Chí Minh
4
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
5 Tin học cơ sở
6 Ngoại ngữ A1
  Tiếng Anh A1
  Tiếng Nga A1
  Tiếng Pháp A1
  Tiếng Trung A1
7 Ngoại ngữ A2
  Tiếng Anh A2
  Tiếng Nga A2
  Tiếng Pháp A2
  Tiếng Trung A2
8 Ngoại ngữ B1
  Tiếng Anh B1
  Tiếng Nga B1
  Tiếng Pháp B1
  Tiếng Trung B1
9 Giáo dục thể chất
10
Giáo dục quốc phòng –an ninh
11 Kĩ năng mềm
II
Khối kiến thức chung theo lĩnh vực
II.1 Bắt buộc
12 Logic học đại cương
II.2 Tự chọn
13 Tâm lý học đại cương
14 Quản trị học
15 Kinh tế học đại cương
16 Chính trị học đại cương
17 Xã hội học đại cương
18 Cơ sở văn hóa Việt Nam
19 Môi trường và phát triển
20
Thống kê cho khoa học xã hội
III
Khối kiến thức chung của khối ngành
III.1 Bắt buộc
21
Lý luận về nhà nước và pháp luật
22
Lịch sử nhà nước và pháp luật
23 Luật hiến pháp
24 Luật hành chính
25 Luật học so sánh
III.2 Tự chọn
26
Lịch sử các học thuyết chính trị pháp lý
27 Luật La Mã
28 Xã hội học pháp luật
IV
Khối kiến thức chung của nhóm ngành
IV.1 Bắt buộc
29 Luật dân sự 1
30 Luật dân sự 2
31 Luật dân sự 3
32 Luật hình sự 1
33 Luật hình sự 2
34 Luật thương mại 1
35 Luật thương mại 2
36 Luật tài chính
37 Luật ngân hàng
38
Pháp luật về đất đai – môi trường
39 Luật hôn nhân và gia đình
40 Luật tố tụng hình sự
41 Luật tố tụng dân sự
42 Luật lao động
43 Công pháp quốc tế
44 Tư pháp quốc tế
IV.2 Tự chọn
45 Xây dựng văn bản pháp luật
46 Luật cạnh tranh
47 Luật thi hành án hình sự
48 Luật thi hành án dân sự
49 Luật hàng hải quốc tế
V
Khối kiến thức ngành và bổ trợ
V.1 Bắt buộc
50 Luật thương mại quốc tế
51 Luật tố tụng hành chính
52 Pháp luật về sở hữu trí tuệ
53
Pháp luật về thị trường chứng khoán
54
Lý luận pháp luật về quyền con người
55 Tội phạm học
V.2 Tự chọn
56
Nhà nước và pháp luật các quốc gia thuộc Asean
57 Luật hiến pháp nước ngoài
58 Hệ thống tư pháp hình sự
59 Kỹ năng tư vấn pháp luật
60
Kỹ năng giải quyết các tranh chấp về dân sự
61
Giải quyết tranh chấp kinh tế- thương mại có yếu tố nước ngoài
VI
Khối kiến thức thực tập và tốt nghiệp
62 Niên luận -Thực tập, thực tế
63
Khóa luận hoặc môn học thay thế tốt nghiệp (Chọn trong khối kiến thức tự chọn của khối kiến thức M3; M4; M5 những môn sinh viên chưa học)

Theo Đại học Quốc gia Hà Nội

3. Các khối thi vào ngành Luật 

– Mã ngành: 7380101

– Các tổ hợp môn xét tuyển vào ngành Luật:

  • A00: Toán, Vật lí, Hóa học
  • A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh
  • C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí
  • D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
  • D03: Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp
  • D06: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nhật

4. Điểm chuẩn ngành Luật

Các bạn có thể tham khảo mức điểm chuẩn của các trường đại học đào tạo ngành Luật những năm gần đây. Trong năm 2018, mức điểm chuẩn của ngành này từ 16 – 27 điểm tùy theo các khối thi xét theo kết quả thi THPT Quốc gia.

5. Các trường đào tạo ngành Luật

Ở nước ta hiện có rất nhiều trường đại học đào tạo ngành Luật khiến nhiều phụ huynh và thí sinh băn khoăn không biết nên chọn trường nào để theo học. Dưới đây là danh sách các trường có ngành Luật phân chia theo từng khu vực để các bạn tham khảo.

– Khu vực miền Bắc:

  • Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Học viện Phụ nữ Việt Nam
  • Học viện Thanh Thiếu niên Việt Nam
  • Học viện Tòa án
  • Đại học Công đoàn
  • Đại học Kiểm sát Hà Nội
  • Đại học Luật Hà Nội
  • Đại học Nội vụ Hà Nội
  • Đại học Thủ đô Hà Nội
  • Đại học Văn hóa Hà Nội
  • Viện Đại học Mở Hà Nội
  • Học viện Biên phòng
  • Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
  • Đại học Khoa học (Đại học Thái Nguyên)
  • Đại học Hàng hải
  • Đại học Thái Bình
  • Đại học Dân lập Hải Phòng

– Khu vực miền Trung:

  • Đại học Vinh
  • Đại học Hà Tĩnh
  • Đại học Hồng Đức
  • Đại học Quảng Bình
  • Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
  • Đại học Luật – Đại học Huế
  • Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng
  • Đại học Đà Lạt
  • Đại học Quy Nhơn
  • Đại học Thái Bình Dương

– Khu vực miền Nam:

  • Đại học Kinh tế – Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM)
  • Học viện Cán bộ TP.HCM
  • Đại học Kinh tế TP.HCM
  • Đại học Luật TP.HCM
  • Đại học Mở TP.HCM
  • Đại học Sài Gòn
  • Đại học Tôn Đức Thắng
  • Đại học An Giang
  • Đại học Cần Thơ
  • Đại học Thủ Dầu Một
  • Đại học Trà Vinh
  • Đại học Nam Cần Thơ
  • Đại học Quốc tế Hồng Bàng

6. Cơ hội việc làm của ngành Luật

Cơ hội việc làm của ngành Luật vô cùng rộng mở và có nhiều triển vọng nghề nghiệp trong tương lai. Sau khi tốt nghiệp ngành Luật, sinh viên được trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn để có thể dễ dàng xin được những việc làm trong ngành này. Một số nghề nghiệp trong ngành Luật:

  • Thẩm phán:

Thẩm phán làm việc tại tòa án, được quyền nhân danh Nhà nước để xét xử các vụ án, quyết định những hình thức xử lý thích hợp với các hành vi vi phạm pháp luật. Khi thẩm phán đã ra phán quyết, những người có liên quan phải thực hiện nghiêm túc, nếu không sẽ có cơ quan nhà nước cưỡng chế thi hành.

  • Kiểm soát viên:

Kiểm sát viên làm việc tại Viện Kiểm sát, bảo vệ lợi ích của Nhà nước và lợi ích công cộng. Vai trò của kiểm sát viên thể hiện rõ nét nhất trong lĩnh vực tội phạm hình sự. Kiểm sát viên có quyền đưa một vụ phạm pháp ra xem xét để xử lý, ra lệnh bắt giữ, tham gia điều tra vụ án, truy tố tội phạm. Tại phiên tòa xét xử án hình sự, kiểm sát viên làm rõ các hành vi phạm tội (buộc tội) và đề xuất hình phạt thích hợp. Còn trong phiên tòa xét xử các loại án khác, kiểm sát viên có chức năng kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật của mọi người, kể cả thẩm phán.

  • Luật sư:

Luật sư có hai mảng công việc chính: Bảo vệ quyền lợi của khách hàng tại toà án trong các vụ án hình sự, dân sự và hành chính; Tư vấn pháp luật và các dịch vụ pháp lý khác theo yêu cầu của khách hàng.

Khác với thẩm phán và kiểm sát viên, luật sư hành nghề tự do, không thuộc biên chế của cơ quan Nhà nước. Luật sư không được Nhà nước trả lương mà có thu nhập từ các khoản thù lao do khách hàng trả. Để hành nghề, luật sư có thể thành lập các văn phòng luật sư hoặc công ty luật hợp danh.

  • Công chứng viên:

Công chứng viên làm việc tại các phòng công chứng nhà nước. Nhiệm vụ chủ yếu của họ là xác nhận tính hợp pháp của các giao dịch trong xã hội, xác nhận chữ ký của cá nhân, công chứng các bản sao từ nguyên gốc (bản chính), các bản dịch từ tiếng nước ngoài…

  • Chấp hành viên:

Chấp hành viên làm việc tại các cơ quan thi hành án dân sự. Khi toà án đã ra phán quyết mà một hoặc nhiều bên liên quan không chịu chấp hành, chấp hành viên (bằng các hình thức mà Nhà nước cho phép) buộc họ phải thực hiện nghĩa vụ của mình.

Ngoài ra còn có một số nghề khác trong lĩnh vực pháp luật như:

  • Chuyên viên pháp lý: là những người có bằng cử nhân luật, tham gia các công việc liên quan đến luật pháp tại các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức…
  • Cố vấn pháp lý: là người cố vấn cho ban lãnh đạo cơ quan về các vấn đề chính sách, pháp luật.
  • Giáo viên, giảng viên luật: giỏi chuyên môn luật và có khả năng về sư phạm, bạn có thể trở thành giảng viên luật tại các trường đại học, cao đẳng hoặc giáo viên môn giáo dục công dân tại các trường phổ thông trung học.
  • Cán bộ nghiên cứu pháp luật: nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến luật pháp, giúp những người xây dựng pháp luật có thể viết được các đạo luật hay, phù hợp; giúp những người thi hành pháp luật áp dụng các quy định pháp luật một cách linh hoạt.
  • Điều tra viên: công tác trong cơ quan công an, tiến hành các biện pháp nghiệp vụ cần thiết để khám phá ra những tình tiết của các vụ án hình sự.
  • Thư kí toà án: là người giúp thẩm phán những công việc cần thiết trong việc xét xử các vụ án.
  • Thẩm tra viên: làm việc tại các toà án nhân dân tối cao, chuyên nghiên cứu hồ sơ các vụ án đã được xét xử, đề xuất với lãnh đạo xem xét lại các bản án của toà án cấp dưới.
Cơ hội ngành Luật ra sao?
Cơ hội ngành Luật ra sao?

7. Mức lương của ngành Luật

Các mức lương của những người làm việc trong ngành Luật có thể chia ra như sau:

  • Luật sư được hưởng mức lương do văn phòng luật sư trả tùy vào việc đóng góp của luật sư. Nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
  • Kiểm sát viên có mức lương như đối với công chức hành chính, sự nghiệp, chia làm 3 loại:
    • Kiểm sát viên sơ cấp: lương khởi điểm: hệ số 2,34 x 650.000 + phụ cấp 30%
    • Kiểm sát viên trung cấp: lương khởi điểm: hệ số 4,4 x 650.000 + 25% phục cấp
    • Kiểm sát viên cao cấp: lương khởi điểm: hệ số nhân lương tối thiểu và phụ cấp 20%.
  • Mức lương trung bình của luật sư tại các văn phòng luật sư, hoặc luật sư kinh tế tại các công ty tư nhân:
    • Mới ra trường: 4 – 6 triệu đồng/ tháng
    • Trên 3 năm kinh nghiệm: Lương trên 10 triệu đồng/ tháng
    • Trên 5 năm kinh nghiệm: Lương trên 15 triệu đồng/ tháng

8. Những tố chất phù hợp với ngành Luật

Để thành công trong ngành Luật, bạn cần có những tố chất và đáp ứng những yêu cầu sau:

  • Phải là người công bằng, khách quan và trung thực;
  • Phải có sự mẫn cảm nghề nghiệp, khả năng phân tích, tổng hợp cao;
  • Phải có bản lĩnh, lập trường vững vàng;
  • Phải có khả năng diễn đạt tốt;
  • Ham đọc sách và sở hữu một trí nhớ tốt;
  • Am hiểu nhiều lĩnh vực như kinh tế, xã hội, văn hóa…
  • Chăm chỉ, kiên trì và nhẫn nại;
  • Có năng lực đàm phán và lắng nghe tốt;
  • Có tinh thần trách nhiệm cao.

Với những thông tin bài viết giới thiệu chắc hẳn đã giúp các bạn có cái nhìn tổng quan về ngành Luật. Nếu bạn còn đang băn khoăn chưa tìm được một ngành phù hợp thì nên chọn ngành Luật để thử sức.

Tags:
Back to Top