Danh sách trường công bố đề án tuyển sinh 2025 – Mới nhất
Danh sách trường công bố thông tin tuyển sinh bao gồm phương án xét tuyển năm 2025, tổ hợp xét tuyển mới của các trường Đại học được 2K7 và phụ huynh vô cùng quan tâm. Đến ngày 25/12 đã có 34 trường công bố phương án tuyển sinh 2025. Xem chi tiết thông tin các trường phía dưới để có định hướng học tập cho thời gian tới.
Danh sách trường công bố đề án tuyển sinh 2025 – Mới nhất
Đã có 34 trường
Cập nhật tới 16h00 ngày 25/12/2024
– Tiếp tục cập nhật –
34. Đại học Y Dược – Đại học Huế
Năm 2025, Trường chủ trương về phương thức, tổ hợp xét tuyển và chỉ tiêu tuyển sinh cho các ngành đào tạo chính quy:
– Về phương thức tuyển sinh: vẫn duy trì các phương thức tuyển sinh như năm 2024 và xem xét mở rộng phương thức theo đúng quy định của Bộ GD&ĐT cũng như nhu cầu xã hội.
– Về tổ hợp xét tuyển:
+ Mở rộng thêm một số tổ hợp tuyển sinh cho tất cả các ngành đào tạo.
+ Sử dụng thêm môn tiếng Anh, Hóa học, Sinh học, Vật lý trong tổ hợp xét tuyển của một số ngành.
– Về chỉ tiêu tuyển sinh: giữ nguyên chỉ tiêu như các năm về trước nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo.
33. Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An
Năm 2025, Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An dự kiến tuyển sinh với 4 phương thức xét tuyển như sau:
- Phương thức 1: Xét tuyển dựa vào kết quả thi THPT 2025
- Phương thức 2: Xét tuyển dựa vào kết quả học tập ở bậc THPT
- Phương thức 3: Xét tuyển theo kết quả đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM
- Phương thức 4: Xét tuyển thẳng
32. Đại học Luật TPHCM
Năm 2025, Trường Đại học Luật TPHCM dự kiến mở thêm 2 ngành mới nên sẽ tăng chỉ tiêu tuyển sinh.
Về phương án tuyển sinh, trường đang bàn thảo kế hoạch tuyển sinh năm 2025 sao cho phù hợp với thực tế.
Trong đó, dự kiến có 3 phương thức xét tuyển:
- Phương thức 1: Xét tuyển thẳng và xét tuyển sớm
- Phương thức 2: Xét điểm thi đánh giá năng lực (sử dụng kỳ thi của Đại học Quốc gia TPHCM hoặc kỳ thi đánh giá đầu vào trên máy tính do nhóm trường đại học tại TPHCM hợp tác sử dụng chung kết quả)
- Phương thức 3: xét điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
31. Trường Đại học Ngoại ngữ Tin học TPHCM
Thạc sĩ Nguyễn Phước Đại, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Ngoại ngữ – Tin học TP.HCM, cho biết theo dự thảo của thông tư, trường dự kiến có một số thay đổi trong phương thức tuyển sinh, tổ hợp xét tuyển và xét tuyển sớm. “Cụ thể, trường vẫn duy trì phương thức xét tuyển như sau:
Phương thức 1: Xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT
Phương thức 2: Xét kết quả bài thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM
Phương thức 3: Xét điểm học bạ THPT. Với phương thức xét học bạ, trường sẽ không xét tuyển theo điểm học bạ học kỳ 2 lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 như năm trước, mà sẽ sử dụng học bạ của 2 học kỳ lớp 12.
30. Đại học Công nghệ thông tin – ĐH Quốc gia TPHCM
Năm 2025, trường Đại học Công nghệ thông tin – ĐH Quốc gia TPHCM dự kiến sẽ rút gọn các phương thức xét tuyển theo định hướng của ĐH Quốc gia TPHCM còn 3 phương thức như sau:
(1) Xét tuyển thẳng; (2) Xét tuyển dựa trên kết quả Kỳ thi Đánh giá năng lực do ĐHQG-HCM tổ chức; (3) Xét tuyển dựa trên kết quả thi trung học phổ thông. Đồng thời, ĐHQG-HCM khuyến khích các đơn vị xây dựng phương thức xét tuyển kết hợp.
29. Đại học Quốc tế – ĐH Quốc gia TPHCM
Năm 2025, trường Đại học Quốc tế – ĐH Quốc gia TPHCM dự kiến sẽ rút gọn các phương thức xét tuyển theo định hướng của ĐH Quốc gia TPHCM còn 3 phương thức như sau:
(1) Xét tuyển thẳng; (2) Xét tuyển dựa trên kết quả Kỳ thi Đánh giá năng lực do ĐHQG-HCM tổ chức; (3) Xét tuyển dựa trên kết quả thi trung học phổ thông. Đồng thời, ĐHQG-HCM khuyến khích các đơn vị xây dựng phương thức xét tuyển kết hợp.
28. Đại học Gia Định
Tiến sĩ Mai Đức Toàn, Giám đốc Trung tâm tuyển sinh – truyền thông Trường ĐH Gia Định, chia sẻ năm 2025 trường dự kiến dành 65% chỉ tiêu để xét học bạ. “Căn cứ vào quy chế dự thảo, trường sẽ sử dụng kết quả của các học kỳ trong hai năm lớp 11 và 12. Bên cạnh đó, trường sẽ sử dụng tổ hợp mới bám sát Chương trình giáo dục phổ thông 2018”, tiến sĩ Toàn cho biết.
27. Đại học Lạc Hồng
Trường ĐH Lạc Hồng năm 2025 dành 20% cho điểm thi tốt nghiệp THPT, 10% dành cho đánh giá năng lực của trường, ĐH Quốc gia TP.HCM và V-SAT. “Tổ hợp môn xét điểm thi tốt nghiệp cũng phải có môn toán hoặc ngữ văn với trọng số đánh giá chiếm ít nhất 1/3 tổng điểm như dự thảo của Bộ”, PGS-TS Nguyễn Vũ Quỳnh, Phó hiệu trưởng nhà trường, thông tin.
26. Đại học Yersin Đà Lạt
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Sơn, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Yersin, thông tin năm 2025 trường dự kiến tuyển 1.756 chỉ tiêu cho 17 ngành với 3 phương thức xét tuyển, gồm:
- Phương thức 1: Xét điểm thi tốt nghiệp THPT (55 – 60% tổng chỉ tiêu)
- Phương thức 2: Xét điểm thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM (5 – 10%)
- Phương thức 3: Xét học bạ (35 – 40%).
“Tại phương thức xét học bạ THPT, trường dự kiến sử dụng tổng điểm trung bình lớp 12 theo tổ hợp môn hoặc điểm xét tốt nghiệp của TS. Các tổ hợp môn sẽ dựa trên các môn toán, văn, tiếng Anh, đồng thời bổ sung thêm các tổ hợp môn có môn công nghệ, giáo dục kinh tế và pháp luật để xét tuyển cho các khối ngành phù hợp”, tiến sĩ Sơn chia sẻ.
25. Đại học Cửu Long
Tiến sĩ Lương Minh Cừ, Hiệu trưởng trường Đại học Cửu Long, cho hay năm 2025 trường tuyển sinh theo 3 phương thức gồm:
- Phương thức 1: Xét điểm thi tốt nghiệp THPT
- Phương thức 2: Xét học bạ THPT
- Phương thức 3: Xét kết quả học tập từ bậc trung cấp trở lên.
Trong đó, phương thức xét học bạ chiếm 60% tổng chỉ tiêu tuyển sinh. Ở phương thức này, trường sử dụng điểm trung bình cả năm lớp 12 của tổ hợp 3 môn để xét tuyển theo quy định trong quy chế tuyển sinh của Bộ GD-ĐT”, tiến sĩ Cừ cho hay. Như vậy so với năm 2024, phương thức học bạ năm 2025 của trường không còn sử dụng điểm trung bình của tất cả các môn ở học kỳ 2 lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12; điểm trung bình tổ hợp 3 môn của học kỳ 2 lớp 11, học kỳ 1 lớp 12 và điểm trung bình cả năm lớp 12 của tất cả các môn.
24. Đại học Quốc tế Sài Gòn
Năm 2025, trường ĐH Quốc tế Sài Gòn dự kiến tiếp tục duy trì các phương thức xét tuyển, gồm:
- Phương thức 1: Xét học bạ
- Phương thức 2: Xét điểm kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM
- Phương thức 3: Xét điểm thi tốt nghiệp THPT
23. Đại học Công nghiệp Hà Nội
Năm 2025, Đại học Công nghiệp Hà Nội dự kiến tuyển 7.990 chỉ tiêu cho 62 ngành/chương trình đào tạo đại học chính quy theo 5 phương thức tuyển sinh (trong đó có 10 chương trình đào tạo bằng Tiếng Anh).
* Các phương thức tuyển sinh:
- Phương thức 1: Xét tuyển thẳng theo quy định của BGDĐT. (Không giới hạn chỉ tiêu).
- Phương thức 2: Xét tuyển theo điểm chứng chỉ quốc tế/giải học sinh giỏi kết hợp với điểm tổng kết học bạ cả năm lớp 10,11,12 của 3 môn theo tổ hợp xét tuyển. (Chỉ tiêu dự kiến 10%).
- Phương thức 3: Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025. (Chỉ tiêu dự kiến 80%).
- Phương thức 4: Xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực năm 2025 do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức kết hợp với điểm tổng kết học bạ cả năm lớp 10,11,12 của 3 môn theo tổ hợp xét tuyển. (Chỉ tiêu dự kiến 5%).
- Phương thức 5: Xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá tư duy năm 2025 do Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức kết hợp với điểm tổng kết học bạ cả năm lớp 10,11,12 của 3 môn theo tổ hợp xét tuyển. (Chỉ tiêu dự kiến 5%).
22. Đại học FPT
Trường Đại học FPT công bố 4 phương thức tuyển sinh năm 2025:
- Phương thức 1: Xét kết quả xếp hạng học sinh THPT.
- Phương thức 2: Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT.
- Phương thức 3: Xét tuyển thẳng theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT
- Phương thức 4 (mới): Xét kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TPHCM
Năm 2025, Trường Đại học FPT tiếp tục mở rộng danh mục đào tạo. Nhiều chuyên ngành đang khát nhân lực, có triển vọng trong tương lai như: Công nghệ tài chính (Fintech), Tài chính ngân hàng số (Digital Banking and Finance), Tài chính doanh nghiệp, Tài chính đầu tư, Luật kinh tế, Luật thương mại quốc tế được đưa vào đào tạo.
21. Đại học Tài chính – Marketing
Thạc sĩ Nguyễn Thị Kim Phụng, Phó giám đốc Trung tâm tuyển sinh và quan hệ doanh nghiệp Trường ĐH Tài chính-Marketing, cho hay theo dự thảo đề án tuyển sinh của trường có nhiều thay đổi để thích ứng với chương trình mới và quy chế của Bộ. Chỉ tiêu của trường là 4.350 (tăng 50 chỉ tiêu so với năm 2024). Năm 2025, trường giữ ổn định các phương thức xét tuyển như năm trước. Trường dự kiến chú trọng 2 môn chính là toán, ngữ văn. Các tổ hợp xét tuyển của trường sẽ hỗ trợ cho thí sinh, lấy trên tổng số 9 môn học thích ứng với các môn mà các học sinh đã lựa chọn để thi tốt nghiệp THPT.
Trường Đại học Tài chính – Marketing sẽ mở thêm ngành Luật thương mại và Kỹ thuật phần mềm năm 2025.
20. Đại học Đà Lạt
Năm 2025, Trường ĐH Đà Lạt dự kiến tuyển sinh theo 4 phương thức:
- Phương thức 1: Xét tuyển dựa vào kết quả thi THPT
- Phương thức 2: Xét tuyển dựa vào kết quả học bạ năm lớp 12
- Phương thức 3: Sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của các ĐH quốc gia
- Phương thức 4: Xét tuyển thẳng theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD-ĐT và xét tuyển thẳng TS tốt nghiệp THPT có 3 năm liên tục đạt học sinh giỏi hoặc đạt giải nhất, nhì, ba các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh trở lên vào các ngành phù hợp với môn chuyên hoặc môn đạt giải.
Tiến sĩ Trần Hữu Duy, Trưởng phòng Đào tạo nhà trường, cho biết giai đoạn xét tuyển sớm chỉ áp dụng với phương thức xét tuyển thẳng theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD-ĐT và xét tuyển thẳng TS tốt nghiệp THPT có 3 năm liên tục đạt học sinh giỏi hoặc đạt giải nhất, nhì, ba các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh trở lên vào các ngành phù hợp với môn chuyên hoặc môn đạt giải (khoảng 20% chỉ tiêu). Các phương thức còn lại xét tuyển chung 1 đợt gồm: xét học bạ, xét điểm thi năng lực và xét điểm thi tốt nghiệp THPT 2025.
19. Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – ĐHQG TPHCM
Tiến sĩ Phạm Tấn Hạ, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM), cho biết năm 2025 trường xét tuyển theo nhiều phương thức mà chủ đạo từ kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT và kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM. Việc này nhằm tránh xáo trộn ảnh hưởng đến việc đăng ký xét tuyển của thí sinh (TS) vào trường năm tới.
Trường dự kiến rút gọn còn 3 phương thức xét tuyển như định hướng của ĐH Quốc gia TP.HCM (thay vì 5 phương thức như năm 2024).
Trường sẽ cố gắng giữ các tổ hợp môn truyền thống để không xáo trộn nhiều tới lựa chọn môn học của TS từ cách đó 3 năm trước, ví dụ như: C00 (văn, sử, địa); D01 (toán, văn, Anh); D14 (văn, sử, ngoại ngữ). Ba tổ hợp này được sử dụng để xét tuyển nhiều nhất vào các ngành của trường, dự kiến sẽ có trong tổ hợp môn xét tuyển năm 2025. Riêng phương thức xét điểm kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM, tiến sĩ Hạ cho biết trường sẽ điều chỉnh cách thức xét phù hợp với định hướng thay đổi của bài thi từ 2025. Cụ thể, theo định hướng bài thi này, TS được lựa chọn 3 trong số 6 nhóm môn bất kỳ trong phần 3 giải quyết vấn đề của bài thi. “Định hướng của trường khi xét tuyển kết quả bài thi này cũng dự kiến cho phép TS lựa chọn 3 môn thi thế mạnh bất kỳ để đạt điểm cao nhất khi xét tuyển vào trường. Trường dự kiến không giới hạn việc xét tuyển TS chỉ dự thi nhóm môn thi liên quan đến lĩnh vực khoa học xã hội khi xét tuyển phương thức này. TS có thể lựa chọn môn thi mình có thế mạnh nhất để dự thi lấy kết quả xét tuyển vào trường”, tiến sĩ Hạ thông tin.
18. Đại học Nguyễn Tất Thành
Thạc sĩ Trương Quang Trị, Phó trưởng phòng Công tác sinh viên Trường ĐH Nguyễn Tất Thành cho biết đến thời điểm này trường cũng có phương án dự kiến các phương thức xét tuyển cho năm 2025. Cụ thể gồm:
- Phương thức 1: Xét tuyển dựa vào kỳ thi tốt nghiệp THPT
- Phương thức 2: Xét học bạ
- Phương thức 3: Xét điểm các kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM, ĐH Quốc gia Hà Nội và kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt Trường ĐH Sư phạm TP.HCM
- Phương thức 4: Xét tuyển thẳng.
Trường đã dự kiến phương án này và sẽ công bố khi Bộ GD-ĐT ban hành quy chế tuyển sinh chính thức. Riêng về định hướng xây dựng tổ hợp môn xét tuyển, thạc sĩ Trị chia sẻ: “Trường sẽ cân đối tổ hợp môn xét tuyển để TS có sự lựa chọn tốt nhất, nhưng cơ bản giữ ổn định so với năm trước”.
17. Đại học Công nghệ TP.HCM
Thạc sĩ Nguyễn Trần Ngọc Phương, Giám đốc marketing và phát triển thương hiệu Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, cho hay trường ủng hộ chủ trương từ phía Bộ GD-ĐT trong công nhận phương thức tuyển sinh đa dạng, đảm bảo cơ hội xét tuyển đa dạng cho học sinh.Trong đó, riêng quy định xét tuyển học bạ, dự thảo yêu cầu các trường xét cả điểm năm lớp 12 của học sinh, điều chỉnh này cần thiết. Tuy nhiên, việc chờ kết quả học tập lớp 12 có thể ảnh hưởng đến kế hoạch xét tuyển sớm của nhiều trường theo phương thức này. Nếu dự thảo thành chính thức, năm 2025 trường dự kiến sẽ có 4 phương thức:
- Phương thức 1: Xét điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT
- Phương thức 2: Xét điểm thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM
- Phương thức 3: Xét điểm thi V-SAT
- Phương thức 4: Xét kết quả học bạ theo tổng điểm 3 môn năm lớp 12.
Trường cũng sẽ bổ sung thêm các môn mới vào tổ hợp môn như tin học, công nghệ, kinh tế pháp luật.
16. Đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM
Theo thạc sĩ Trương Thị Ngọc Bích, Giám đốc Trung tâm Truyền thông Trường ĐH Kinh tế-Tài chính TP.HCM, năm 2025 trường dự kiến xét 4 phương thức: Kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM và kết quả thi tốt nghiệp THPT, phương thức học bạ thì trường đang xem xét. Chắc chắn môn văn và toán là 2 môn bắt buộc trong các ngành xét tuyển sớm. Trường đang tính toán một số phương án, nhóm ngành công nghệ văn, toán là bắt buộc, bên cạnh đó có môn tin học và một môn tự chọn mà thí sinh thấy điểm của mình cao. Năm 2025 trường mở thêm ngành luật thương mại và kỹ thuật phần mềm.
15. Đại học Sư phạm TPHCM
Trường Đại học Sư phạm TPHCM dự kiến không dùng điểm học bạ trong các phương thức xét tuyển từ năm 2025.
Thay vào đó, trường sử dụng các phương thức xét tuyển: xét tuyển thẳng (10% chỉ tiêu); ưu tiên xét tuyển và xét tuyển học sinh lớp chuyên (10-20% chỉ tiêu); xét tuyển dựa trên kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt, dự kiến áp dụng cho khoảng hơn 30 ngành (40-50% chỉ tiêu mỗi ngành).
Trường cũng dành khoảng 20-40% chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển dựa trên điểm thi kỳ thi tốt nghiệp THPT.
14. Đại học Hà Nội
Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Hà Nội cho biết, trong 10 năm trở lại đây, nhà trường luôn duy trì ổn định 3 phương thức tuyển sinh gồm: Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT, xét tuyển kết hợp và xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT.
Quan điểm của nhà trường sẽ cố gắng duy trì 3 phương thức này, nếu có thay đổi chăng nữa, trong mỗi phương thức sẽ có thêm, bớt các tiêu chí.
13. Đại học Kinh tế – Luật ĐHQG TPHCM
Năm 2025, thực hiện thống nhất chủ trương của Đại học Quốc gia TP.HCM, Trường đại học Kinh tế – Luật dự kiến tuyển sinh theo 3 phương thức xét tuyển:
- Phương thức 1: Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển thẳng (tối đa 20% tổng chỉ tiêu)
- Phương thức 2: Xét tuyển bằng kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM năm 2025 (40 – 60% tổng chỉ tiêu)
- Phương thức 3: Xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025 (30% – 50% tổng chỉ tiêu)
Nhà trường sẽ công bố đề án tuyển sinh năm 2025 chi tiết trước tháng 2-2025. Trường hợp Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Quốc gia TP.HCM ban hành quy chế tuyển sinh mới, trường sẽ cập nhật điều chỉnh lại phương án tuyển sinh đúng theo các quy định
12. Đại học Thái Bình Dương
Năm 2025, trường Đại học Thái Bình Dương dự kiến sử dụng 3 phương thức xét tuyển.
Phương thức 1 dựa vào kết quả học tập cấp THPT (điểm xét tuyển là tổng điểm trung bình học lực lớp 10, lớp 11 và học kì 1 lớp 12 (gồm 5 học kỳ); hoặc tổng điểm trung bình 3 năm học (6 học kỳ); hoặc điểm trung bình tổ hợp môn theo từng ngành xét tuyển). Phương thức 2 là dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 theo tổ hợp môn tương ứng với ngành xét tuyển. Phương thức 3 dựa vào điểm xét tốt nghiệp THPT năm 2025.
Tổng chỉ tiêu tuyển sinh năm 2025 của Trường Đại học Thái Bình Dương dự kiến là hơn 1.200 sinh viên cho 16 ngành đào tạo như: Công nghệ bán dẫn, Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, Truyền thông đa phương tiện, Thiết kế đồ hoạ, Luật, tiếng Hàn Quốc, tiếng Trung Quốc, Quản trị khởi nghiệp, Công nghệ tài chính… Dự kiến tháng 1-2025, nhà trường sẽ công bố đề án tuyển sinh chính thức.
Dự kiến, tháng 11/2024 Bộ GD sẽ công bố quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025. Dự kiến các trường sẽ lần lượt công bố đề án tuyển sinh 2025. Tuyensinh247 sẽ cập nhật liên tục thông tin tuyển sinh năm 2025 mới nhất từ các trường, các em học sinh và phụ huynh lưu lại link bài viết để cập nhật thông tin nhanh nhất.
11. Đại học Khánh Hòa
Trường Đại học Khánh Hòa vừa thông báo phương hướng tuyển sinh năm 2025. Theo đó, nhà trường giữ ổn định 4 phương thức xét tuyển như năm 2024 là: Dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 theo tổ hợp môn, trong đó các môn trong tổ hợp đều đạt trên 1 điểm theo thang điểm 10 (nhà trường sử dụng kết quả miễn thi bài thi môn ngoại ngữ, áp dụng đối với các chứng chỉ tiếng Anh); dựa vào kết quả học tập cấp THPT (điểm xét tuyển là tổng điểm trung bình cả năm lớp 12 của 3 môn thuộc tổ hợp môn xét tuyển); dựa vào kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh tổ chức năm 2025; xét tuyển thẳng theo quy chế của Bộ GD-ĐT.
Tiến sĩ Bùi Văn Nguyên – Phó Trưởng phòng Đào tạo Trường Đại học Khánh Hòa cho biết, tổng chỉ tiêu tuyển sinh năm 2025 của trường dự kiến là 1.170 sinh viên cho 17 ngành đào tạo. Ngoài ra, nhà trường đang hoàn tất hồ sơ trình Bộ GD-ĐT xin phép mở ngành Sư phạm Khoa học tự nhiên và tiếp tục tuyển sinh cao đẳng chính quy đối với một số ngành nghệ thuật đặc thù. Các tổ hợp xét tuyển sẽ có sự điều chỉnh theo các môn học của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Dự kiến tháng 3-2025, nhà trường sẽ công bố đề án tuyển sinh, thông tin rõ về các tổ hợp này và cập nhật sau khi có quy chế tuyển sinh năm 2025 hoặc sau khi thay đổi chỉ tiêu, ngành tuyển sinh của trường.
10. Đại học Kinh tế Quốc dân
Trường ĐH Kinh tế Quốc dân cũng điều chỉnh chỉ tiêu theo phương thức xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT xuống còn 15%, giảm 3% so với năm 2024. Với phương thức xét tuyển kết hợp theo đề án riêng, trường dành 83% chỉ tiêu, xét tuyển thẳng 2%. Như vậy trong vòng 5 năm, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân đã giảm chỉ tiêu xét điểm tốt nghiệp THPT từ 70% xuống còn 15%.
Ngoài ra, trường sẽ dùng 4 tổ hợp xét tuyển thay vì 9 tổ hợp như năm 2024, gồm A00, A01, D01, D07, không có chênh lệch điểm giữa các tổ hợp, không có tiêu chí phụ, các môn đều tính hệ số 1 khi xét tuyển.
9. Đại học Bách Khoa Hà Nội
Năm 2025, ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết vẫn giữ ổn định 3 phương thức tuyển sinh gồm: xét tuyển tài năng, xét kết quả kỳ thi đánh giá tư duy và xét kết quả thi tốt nghiệp THPT.
Với phương thức xét kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT, ĐH Bách khoa Hà Nội dự kiến giảm chỉ tiêu từ 50% xuống còn 40%; chỉ tiêu dành cho phương thức xét tuyển theo điểm thi đánh giá tư duy sẽ tăng nhẹ.
Để đảm bảo công bằng cho thí sinh, năm 2025, ĐH Bách khoa Hà Nội dự kiến mở rộng điểm tổ chức thi đánh giá tư duy, thí sinh vùng sâu vùng xa vẫn có thể thuận lợi tham gia kỳ thi này. Ngoài ra, ĐH Bách khoa Hà Nội lưu ý các thí sinh nên chuẩn bị thêm các chứng chỉ tiếng Anh để có thêm cơ hội xét tuyển bằng nhiều phương thức.
8. Đại học Sư phạm Hà Nội
Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cũng đã có lộ trình để không phụ thuộc quá nhiều vào việc thi tốt nghiệp THPT. Việc giảm số chỉ tiêu xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT cũng là nội dung nằm trong đề án tổ chức thi đánh giá năng lực của trường. Cụ thể, tỷ lệ chỉ tiêu xét tuyển bằng điểm thi đánh giá năng lực do trường tổ chức sẽ tăng dần qua các năm và giảm dần tỷ lệ sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT.
7. Đại học Thương mại
Trường ĐH Thương mại dự kiến năm 2025, nhà trường sẽ giảm chỉ tiêu xét tuyển qua điểm thi tốt nghiệp THPT.
Tuy nhiên mức giảm này sẽ đảm bảo vừa phải, không giảm nhanh, bởi theo đại diện trường, phương thức xét bằng điểm thi tốt nghiệp THPT vẫn được toàn xã hội coi là “thang đo chung để so sánh giữa các trường”. Trường sẽ tăng số chỉ tiêu xét tuyển bằng các phương thức khác như đánh giá tư duy, đánh giá năng lực.
6. Đại học Nha Trang
Hội đồng tuyển sinh Trường ĐH Nha Trang vừa thông báo phương hướng tuyển sinh ĐH hệ chính quy năm 2025. Theo đó, trường xét tuyển theo phương thức kết hợp kết quả học tập THPT và kết quả đánh giá năng lực học tập ĐH.
Với kết quả học tập THPT, mỗi ngành và chuyên ngành đào tạo của trường, thí sinh phải học một số môn nhất định ở cấp THPT theo quy định của trường. Kết quả học các môn này cần đạt yêu cầu tối thiểu do trường công bố hàng năm.
Với kết quả đánh giá năng lực học tập ĐH, mỗi ngành và chuyên ngành đào tạo của trường, thí sinh phải tham gia đánh giá năng lực học tập ĐH. Việc đánh giá năng lực tập trung vào khả năng toán, ngôn ngữ (bao gồm tiếng Việt và tiếng Anh) và khoa học. Riêng phần khoa học, thí sinh được lựa chọn phạm vi tương ứng với môn học đã học ở THPT và phù hợp với ngành, chuyên ngành đào tạo theo quy định của trường.
Đáng chú ý, Trường ĐH Nha Trang công bố cách thức thực hiện xét tuyển gồm 2 bước: sơ tuyển và xét tuyển. Trong đó, trường tổ chức sơ tuyển (được xem là điều kiện cần) thông qua kết quả học tập ở cấp THPT (học bạ) theo các môn do trường quy định. Sau đó, trường tổ chức xét tuyển (được xem là điều kiện đủ) bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT 2025 hoặc kết quả kỳ thi đánh giá năng lực.
5. Đại học Bách khoa TPHCM
Trường dự kiến sẽ có 2 phương thức tuyển sinh chủ đạo: Xét tuyển thẳng theo quy định Bộ GD-ĐT và quy định của ĐH Quốc gia TP.HCM; Xét tuyển kết hợp (đánh giá năng lực, kết quả thi tốt nghiệp THPT, học lực THPT và năng lực khác)
Phương án tuyển sinh kết hợp của trường ĐH Bách khoa – ĐHQGHCM năm 2025 gồm một số tiêu chí. Trong đó, tiêu chí học lực bao gồm 3 thành phần là: điểm học tập ở bậc THPT (gồm 6 học kỳ ứng với tổ hợp đăng ký xét tuyển); điểm thi tốt nghiệp THPT (gồm các môn trong tổ hợp xét tuyển); điểm thi đánh giá năng lực. Thành phần học lực của thí sinh được tính dựa vào điểm học tập 3 năm THPT, điểm thi tốt nghiệp THPT và điểm thi đánh giá năng lực.
4. Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 thông báo các phương thức tuyển sinh đào tạo trình độ đại học hình thức chính quy năm 2025 như sau:
- Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ GDĐT.
- Xét tuyển sử dụng kết quả học tập cấp THPT (học bạ).
- Xét tuyển sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT.
- Xét tuyển sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực của ĐHQG Hà Nội, ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh, Trường ĐHSP Hà Nội, Trường ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh.
- Xét tuyển sử dụng kết quả thi tuyển sinh riêng của Trường ĐHSP Hà Nội 2.
- Các ngành Giáo dục Mầm non, Giáo dục Thể chất, Quản lý thể dục thể thao sử dụng các phương thức trên nhưng trong các tổ hợp tuyển sinh có sử dụng kết quả thi năng khiếu
do Trường tổ chức (không sử dụng kết quả thi năng khiếu của cơ sở giáo dục đại học khác).
3. Đại học Quốc gia TPHCM
Năm 2025, ĐHQG-HCM thống nhất chủ trương thực hiện 03 phương thức tuyển sinh đại học gồm: (1) Xét tuyển thẳng; (2) Xét tuyển dựa trên kết quả Kỳ thi Đánh giá năng lực do ĐHQG-HCM tổ chức; (3) Xét tuyển dựa trên kết quả thi trung học phổ thông. Đồng thời, ĐHQG-HCM khuyến khích các đơn vị xây dựng phương thức xét tuyển kết hợp.
2. Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2025 tăng 3 phương thức so với năm trước đồng thời cũng tăng chỉ tiêu một số ngành học, có ngành tăng 30% chỉ tiêu.
Phương thức tuyển sinh năm 2025: Kết quả thi tốt nghiệp THPT; Tuyển thẳng theo quy định của Quy chế tuyển sinh; Sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy do đơn vị khác tổ chức để xét tuyển; Chỉ sử dụng chứng chỉ quốc tế để xét tuyển; Kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT với chứng chỉ quốc tế để xét tuyển; Sử dụng phương thức khác.
1. Đại học Công thương TPHCM
Năm 2025, trường Đại học Công thương TPHCM xét tuyển theo 3 phương thức: Xét học bạ THPT: 15 – 20% chỉ tiêu; Xét điểm thi tốt nghiệp THPT 2025: 50 – 60%; Xét điểm thi ĐGNL ĐHQGHCM + điểm thi ĐGNL ĐH Sư phạm TPHCM (20 – 35%).
Trường cũng đã công bố tổ hợp xét tuyển chi tiết cho từng ngành năm 2025, theo đó có nhiều thay đổi ở tổ hợp môn.
Xem thêm: