Làm thế nào để cai nghiện game?
Nghiện game là hiện tượng không hiếm gặp trong giới trẻ ngày nay. Vậy làm thế nào để cai nghiện game? Điều này có thể không khó như bạn nghĩ.
Biểu hiện của việc nghiện game
Một số dấu hiệu dưới đây cho thấy bạn đang nghiện game:
- Dành nhiều thời gian để nghĩ về game và chơi game
- Lừa dối ba mẹ, bác sĩ về thời gian chơi game
- Ở lì trong phòng, không thích giao tiếp với ai
- Hay cáu gắt
- Mất hứng thú với các loại hình giải trí hoặc sở thích trước đây đã từng thích, ngoại trừ chơi game
- Cáu kỉnh, lo lắng, buồn rầu hoặc tức giận khi buộc phải ngừng chơi game, dù chỉ trong một thời gian ngắn
- Chán ăn, mất ngủ, kích động hoặc bộc phát cảm xúc nếu trò chơi bị kết thúc hoặc thất bại
- Không thiết tha chuyện học hành hay làm việc gì khác
- Thường trốn học để chơi game
Tác hại của việc nghiện game
Tất nhiên, việc nghiện game để lại nhiều hậu quả nặng nề, đặc biệt với học sinh, ngay cả sinh viên và thậm chí người đi làm. Khi bạn dành phần lớn thời gian vào việc chơi game, một loạt hậu quả có thể xảy ra.
- Ảnh hưởng tới sức khỏe: Bởi việc chỉ ngồi lì một chút, ít vận động, không tập thể dục, chỉ dán mắt vào màn hình máy tính có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, trí não và mắt. Thậm chí đã có trường hợp tử vong vì chơi game trong nhiều giờ liên tục.
- Mất khả năng giao tiếp với xã hội: Mặc dù trò chơi điện tử yêu cầu tương tác với những người khác trong game, nhưng chúng không hỗ trợ cho người chơi nâng cao giao tiếp xã hội. Và đa phần việc giao tiếp trong game thường không văn minh nên hình thành lối giao tiếp cộc cằn, không cởi mở, không khéo léo.
- Rối loạn nhận thức: Nghĩ thế giới thực như thế giới ảo, ăn trộm tiền của bố mẹ, thậm chí còn làm ra những điều phạm pháp để có thể chơi game.
- Học hành sa sút, ảnh hưởng công việc: Khi học sinh dành nhiều thời gian cho chơi game, việc học sẽ bị lơ là hoặc trốn học để có thể chơi game, từ đó, học hành sa sút, có thể dẫn tới bị đuổi học… Khi nghiện game, do người dùng thường bận tâm, mong muốn, khao khát được chơi game quá mức. Họ dễ bị xao nhãng, mất tập trung vào công việc cần phải hoàn thành, dẫn đến năng suất làm việc giảm sút.
- Tốn kém tiền bạc: Tiền bạc khi đầu tư vào trò chơi điện tử.
Cách cai nghiện game online hiệu quả
1. Ba mẹ cần nói chuyện thẳng thắn trước khi con tiếp cận: Giải thích cho con rằng đó là một trò giải trí và đó không phải là cuộc sống của chúng. Làm cho con nhận thức được rằng thành công trong thế giới trò chơi là ảo và không liên quan gì đến thành công ngoài đời thực.
2. Giảm dần thời gian chơi game: Việc dừng game đột ngột có thể khiến bạn khó chịu và chống đối, nhất là những ai có thói quen chơi hàng giờ mỗi ngày. Bố mẹ nên giảm dần thời gian chơi để con mình quen dần, ban đầu hãy giảm thời lượng từ 15 – 30 phút, sau đó giảm thêm sau khoảng 1 – 2 tuần. Thời gian tốt sẽ là 1 tiếng vào mỗi ngày thường và tối đa 2 – 3 tiếng vào cuối tuần.
3. Đặt quy tắc cụ thể cho giới hạn thời gian chơi trò chơi và chắc chắn về điều đó: Hãy nói rõ cho con bạn biết cụ thể bạn cho phép chơi bao nhiêu thời gian và con bạn phải đảm bảo sẽ thực thi nghiêm chỉnh. Thỉnh thoảng cho trẻ một chút ngoại lệ nếu con có thành tích học tập tốt hoặc làm được điều gì đó tốt.
4. Biến thời gian trò chơi thành phần thưởng: Làm cho thời gian chơi trò chơi của con bạn phụ thuộc vào việc thực sự hoàn thành hoặc không đạt được mục tiêu.
5. Sử dụng các công cụ để đặt giới hạn cho thời gian trò chơi: Ví dụ cài đặt chế độ hẹn giờ ở máy tính hoặc điện thoại. Sau 1 tiếng thiết bị sẽ tự ngắt.
6. Tìm đến những điều thú vị khác để mang lại sự thích thú và thậm chí có thể kiếm được điểm thực tế – Chúng có thể bao gồm từ các hoạt động thể chất như chơi thể thao, đạp xe hoặc chạy đến ít thể chất hơn, như đọc, học chơi một nhạc cụ hoặc đi chơi với bạn bè.
7. Tham gia vào nhiều hoạt động khác, giao lưu mở rộng mối quan hệ, tham gia các câu lạc bộ, kỹ năng mềm… để hình thành lối sống tích cực, dần quên đi việc chơi game.
8. Sử dụng phương pháp trị liệu, đến gặp bác sĩ tâm lý nếu có biểu hiện của việc nghiện game nặng