Ngành Chỉ huy âm nhạc
Ngành Chỉ huy âm nhạc là ngành học như thế nào và có cơ hội làm việc phát triển hay không luôn là nỗi băn khoăn của mọi thí sinh muốn tìm hiểu ngành học này. Vậy hãy tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để giải đáp băn khoăn ấy.
1. Tìm hiểu về ngành Chỉ huy âm nhạc
- Ngành Chỉ huy âm nhạc là ngành học đào tạo sinh viên có kỹ năng về chỉ huy dàn nhạc, chỉ huy hợp xướng. Mục tiêu đào tạo ngành Chỉ huy âm nhạc là đào tạo sinh viên có đạo đức, tài năng, phẩm chất làm việc và hoạt động trong nghề.
- Sinh viên theo học ngành Chỉ huy âm nhạc sẽ được đào tạo những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn; hệ thống kiến thức chung về lĩnh vực âm nhạc và nghệ thuật chỉ huy: Chỉ huy dàn nhạc, Chỉ huy hợp xướng.
- Ngoài những kiến thức cơ bản như môn cơ sở Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lê nin, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đường lối văn hoá – văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam… sẽ được học những môn chuyên ngành như Ký – Xướng âm I, Lịch sử âm nhạc Việt Nam, Tính năng nhạc cụ phương Tây, Phức điệu II, Đọc tổng phổ…
- Sau khi tốt nghiệp, cơ hội việc làm ngành Sáng tác nhạc cũng tương đối ổn định. Bạn có thể tự một mình sáng tác, sáng tác chuyên cho một nghệ sĩ, làm việc tại các nhà hát, nhạc viện, làm việc tại các phòng thu âm, dựng hoặc lên kịch bản một chương trình ca nhạc, tham gia giảng dạy ở các trường trung cấp, cao đẳng, đại học có đào tạo ngành Sáng tác nhạc…
2. Các khối thi vào ngành Chỉ huy âm nhạc
– Mã ngành: 7210203
– Ngành Chỉ huy âm nhạc sẽ tuyển sinh theo các khối năng khiếu. Những thí sinh muốn theo học ngành này nhất định phải có năng khiếu riêng. Thông thường, ngành Chỉ huy âm nhạc xét tuyển môn Văn và điểm thi 2 môn năng khiếu do các trường tự tổ chức.
3. Điểm chuẩn ngành Chỉ huy âm nhạc
Ngành Chỉ huy âm nhạc trong năm 2018 có điểm chuẩn không có nhiều thay đổi so với năm trước. Trong năm học này nếu bạn đạt điểm từ 20 điểm trở lên thì cơ hội để bạn trúng tuyển vào ngành Chỉ huy âm nhạc là rất cao.
4. Các trường đào tạo ngành Chỉ huy âm nhạc
Hiện nay, trong cả nước ta, số lượng trường đào tạo ngành Chỉ huy âm nhạc chưa có nhiều, chỉ có 1 trường đào tạo đó là: Nhạc viện TP.HCM
5. Cơ hội việc làm của ngành Chỉ huy âm nhạc
Cơ hội việc làm đối với sinh viên ngành Chỉ huy âm nhạc rất rộng mở. Sau khi ra trường, bạn có thể làm ở các vị trí sau:
- Có khả năng xin vào các đoàn văn hóa, nghệ thuật, các trường nghệ thuật tại các tỉnh thành của đất nước;
- Nghệ sĩ biểu diễn;
- Nhạc sĩ sáng tác ca khúc;
- Nghệ sĩ thu âm – kĩ thuật viên thu âm;
- Ca sĩ, nhạc sĩ phòng thu;
- Nghề viết văn bản nhạc;
- Biên tập, dàn dựng chương trình;
- Nhà sản xuất âm nhạc, Nhạc sĩ hòa âm phối khí…
- Dạy âm nhạc tại các trường văn hóa;
- Dạy tại các trung tâm dạy năng khiếu;
- Nhạc trưởng của các dàn nhạc biểu diễn.
6. Mức lương của ngành Chỉ huy âm nhạc
Mức lương đối với người làm công tác Chỉ huy âm nhạc cũng khá ổn trong điều kiện kinh tế – xã hội ngày nay. Đối với những sinh viên mới ra trường, các bạn có thể nhận mức lương chính thức là 7 triệu đồng cho 1 tháng làm việc. Tuy nhiên, với những người có kinh nghiệm lâu năm trong ngành Chỉ huy âm nhạc thì mức lương sẽ được tăng lên nhiều hơn.
7. Những tố chất cần có để theo học ngành Chỉ huy âm nhạc
Ngành Chỉ huy âm nhạc nói riêng và ngành nghệ thuật nói chung đều là những ngành cần có năng khiếu và tài năng nhất định. Ngoài ra, bạn cần phải có thêm những tố chất như sau:
- Yêu nghề và đam mê với nghề;
- Luôn nhiệt huyết và ham học hỏi;
- Có chí tiến thủ vươn lên;
- Tìm tòi và học hỏi những người chỉ huy âm nhạc đi trước;
- Cập nhật xu hướng nhạc mới trong xã hội và thế giới;
- Nghiên cứu những tác phẩm hay của các bậc tiền bối trong nước và dành tâm huyết, thời gian cho việc nghiên cứu môn học, chuyên môn chuyên ngành;
- Có năng khiếu âm nhạc, chuyên sâu về chuyên ngành là điều hiển nhiên.
Hy vọng với những thông tin mà bài viết chia sẻ sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng quan về ngành Chỉ huy âm nhạc và có định hướng nghề nghiệp phù hợp với bản thân.