Ngành Công tác thanh thiếu niên

Ngành học Công tác thanh thiếu niên ngày nay đã và đang được chú trọng nhiều hơn tại các trường đại học, cao đẳng. Số lượng thí sinh đăng ký học ngành này cũng trở nên đông đảo. Vậy ngành học này là gì và ra trường làm những công việc gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Tìm hiểu về ngành Công tác thanh thiếu niên

  • Ngành Công tác thanh thiếu niên là ngành học đào tạo cán bộ làm công tác thanh thiếu niên nắm vững hệ thống kiến thức, kỹ năng công tác thanh thiếu niên; có khả năng nghiên cứu, tham mưu, đề xuất với các cấp uỷ Đảng và chính quyền về các chính sách liên quan đến thanh thiếu niên. Mục tiêu đào tạo ngành Công tác thanh thiếu niên đó là đào tạo sinh viên có đủ phẩm chất, chính trị, đạo đức, sức khỏe tốt, nắm vững kiến thức kỹ năng công tác thanh thiếu niên, có năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành, tổ chức hoạt động thanh thiếu niên chuyên nghiệp ở các cấp, các ngành trong lĩnh vực xã hội.
  • Chương trình đào tạo ngành Công tác thanh thiếu niên cung cấp cho sinh viên những kiến thức chuyên sâu về công tác thanh thiếu niên trong xã hội, các lĩnh vực trong đời sống xã hội, có các kỹ năng nghiên cứu và kỹ năng thực hành nghề nghiệp vững chắc. Có tư duy logic, có khả năng phát triển bản thân và trợ giúp những đối tượng thanh thiếu niên gặp vấn đề khó khăn trong cuộc sống, hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn. Có kỹ năng hoàn thành công việc phức tạp đòi hỏi vận dụng kiến thức lý thuyết và thực tiễn của ngành được đào tạo trong những bối cảnh khác nhau.
  • Sinh viên khi theo học ngành Công tác thanh thiếu niên sẽ được học tập và đào tạo những môn học từ cơ bản đến chuyên môn nghiệp vụ trong công tác thanh niên. Những môn học như: Xây dựng các tổ chức thanh niên, Kỹ năng tổ chức hoạt động thiếu nhi, Phương thức quản lý Nhà nước về công tác thanh niên… và cả những kỹ năng mềm, kỹ năng thực hành nhằm phục vụ cho nghề nghiệp làm việc.

2. Các khối thi vào ngành Công tác thanh thiếu niên

– Mã ngành: 7760102

– Ngành Công tác thanh niên xét tuyển các tổ hợp môn sau:

  • C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí
  • C19: Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân
  • C20: Ngữ văn, Địa lí, Giáo dục công dân
  • D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh

3. Điểm chuẩn ngành Công tác thanh thiếu niên

Trong năm học 2018, điểm chuẩn ngành Công tác thanh thiếu niên của Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam là 15 điểm, dựa vào kết quả của kỳ thi THPT Quốc gia và xét học bạ.

4. Các trường đào tạo ngành Công tác thanh thiếu niên

Hiện nay, trên cả nước chưa có nhiều trường đào tạo ngành Công tác thanh niên, duy chỉ có trường Học viện Thanh thiếu niên đã và đang đào tạo với lượng thí sinh đăng ký theo học rất đông đảo. Điều này cho thấy rằng đây là ngành học có sức hút và có tầm ảnh hưởng trong xã hội ngày nay. Và đây cũng là ngành đang có nhu cầu cần tuyển dụng lao động rất lớn.

– Khu vực miền Bắc:

  • Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam

– Khu vực miền Nam:

  • Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam (cơ sở phía Nam)

5. Cơ hội việc làm ngành Công tác thanh thiếu niên

Dù rằng chưa có nhiều trường đại học, cao đẳng đào tạo ngành học này, tuy nhiên mỗi sinh viên tốt nghiệp ra trường đều có cơ hội việc làm rất thuận lợi. Do chưa nhiều trường đại học đào tạo nên ngành Công tác thanh thiếu niên trở nên khát nhân lực. Bạn có thể làm việc tại các nơi như:

  • Làm việc trong các cơ quan đoàn thể của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các cấp từ Trung ương đến địa phương.
  • Làm việc trong các cơ quan ban ngành của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các cấp từ Trung ương đến địa phương.
  • Làm việc trong các cơ sở cung cấp dịch vụ xã hội của Nhà nước và tư nhân.
  • Làm công tác xã hội tại các cơ sở quản lí nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, các cơ quan nghiên cứu, các cơ sở giáo dục đào tạo, y tế, các tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế.
  • Làm công tác xã hội chuyên nghiệp trong các lĩnh vực khác nhau như: sức khoẻ, giáo dục, pháp luật,kinh tế, truyền thông, xã hội, văn hoá.
  • Làm công tác giảng dạy, nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng có đào tạo ngành học này.

6. Mức lương ngành Công tác thanh thiếu niên

Sinh viên sau khi tốt  nghiệp và làm việc trong ngành Công tác thanh niên có mức thu nhập khá ổn. Thông thường, khi làm tại cấp địa phương, cấp cơ sở hoặc trung ương, mức lương sẽ được tính theo mức lương mà nhà nước ban hành. Còn nếu như bạn làm ở các tổ chức tư nhân, mức lương sẽ vào khoảng từ 7 – 10 triệu/ tháng làm việc.

7. Những tố chất phù hợp với ngành Công tác thanh thiếu niên

Làm ngành Công tác thanh niên là ngành nghề đòi hỏi nhiều kỹ năng và phẩm chất. Cụ thể, bạn cần có:

  • Sự năng động và nhiệt tình;
  • Lòng đam mê và yêu nghề;
  • Hiểu được tâm lý thanh niên;
  • Có cách giải quyết vấn đề nhanh gọn;
  • Sống hòa đồng chan hòa với tập thể;
  • Nắm vững trình độ chuyên môn nghề nghiệp;
  • Có sức khỏe tốt để làm việc lâu dài.

Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về ngành Công tác thanh thiếu niên và có định hướng nghề nghiệp phù hợp.

Tags:
Back to Top