Ngành Địa lý tự nhiên

Trong những năm gần đây, ngành Địa lý tự nhiên là ngành học được nhiều thí sinh xét tuyển quan tâm. Để giúp thí sinh tìm hiểu ngành học hiệu quả, bài viết xin chia sẻ thông tin tổng quan về ngành Địa lý tự nhiên.

1. Tìm hiểu ngành Địa lý tự nhiên

  • Địa lý tự nhiên (tiếng Anh là Physical Geography) là một phân ngành của địa lý chủ, yếu hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu hệ thống hóa các mô hình và quá trình diễn ra trong thủy quyển, sinh quyển, khí quyển và thạch quyển. Nó giúp người ta hiểu sự sắp xếp tự nhiên của Trái đất, khí hậu và các kiểu mẫu hệ thực vật và động vật của nó. Nhiều lĩnh vực của Địa lý tự nhiên sử dụng các kiến thức của địa chất học, cụ thể là trong nghiên cứu về phong hóa và xói mòn.
  • Chương trình đào tạo ngành Địa lý tự nhiên trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về địa lý học; những vấn đề về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội và tài nguyên – môi trường toàn cầu cũng như ở Việt Nam, những kiến thức về tổ chức quy hoạch lãnh thổ, phát triển kinh tế – xã hội, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
  • Theo học ngành này, sinh viên được cung cấp những tri thức về quy luật thành tạo, phát triển và tác động lẫn nhau giữa các địa quyển; sự phân bố, diễn biến của các dạng tài nguyên – môi trường và các ngành kinh tế; những kỹ năng về trắc địa, bản đồ, hệ thống thông tin địa lý và viễn thám. Sinh viên được truyền đạt tri thức và kỹ năng thực hành các phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa cũng như trong phòng để giải quyết những vấn đề về tự nhiên, tài nguyên và môi trường của một lãnh thổ cụ thể; có khả năng sử dụng các công cụ viễn thám và hệ thống thông tin địa lý, mô hình hoá và sử dụng các phần mềm chuyên dụng trong nghiên cứu, quản lý tài nguyên và môi trường.

2. Chương trình đào tạo ngành Địa lý tự nhiên

Các bạn tham khaorkhung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Địa lý tự nhiên trong bảng dưới đây.

I
Khối kiến thức chung (Không tính các môn học từ số 10 đến số 12)
1
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 1
2
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 2
3 Tư tưởng Hồ Chí Minh
4
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
5 Tin học cơ sở 1
6 Tin học cơ sở 3
7 Tiếng Anh A1
8 Tiếng Anh A2
9 Tiếng Anh B1
10 Giáo dục thể chất
11
Giáo dục quốc phòng – an ninh
12 Kỹ năng mềm
II
Khối kiến thức theo lĩnh vực
13 Cơ sở văn hóa Việt Nam
14
Khoa học Trái đất và Sự sống
III
Khối kiến thức theo khối ngành
15 Đại số tuyến tính
16 Giải tích 1
17 Giải tích 2
18 Xác suất thống kê
19 Cơ – Nhiệt
20 Điện – Quang
21 Hóa học đại cương
22
Thực hành Vật lý đại cương
IV
Khối kiến thức theo nhóm ngành
IV.1 Bắt buộc
23 Địa lý học
24
Trắc địa và Bản đồ đại cương
25 Cơ sở viễn thám và GIS
26 Thực tập thiên nhiên
IV.2 Tự chọn
27
Khoa học môi trường và Biến đổi khí hậu
28 Kinh tế sinh thái
29
Phương pháp thực địa trong viễn thám
30
Ứng dụng viễn thám và GIS trong nghiên cứu địa lý và môi trường biển
V Khối kiến thức ngành
V.1 Bắt buộc
31
Thạch học và Vỏ phong hoá
32 Địa mạo học
33 Khí hậu – Thuỷ văn học
34
Thổ nhưỡng và địa lý thổ nhưỡng
35 Địa lý và môi trường biển
36
Địa sinh vật và Sinh thái cảnh quan
37 Thực tập cơ sở địa lý
38 Tai biến thiên nhiên
39
Quy hoạch và tổ chức lãnh thổ – lý luận và phương pháp
40
Dân số học và địa lý dân cư
41 Địa lý Thế giới và khu vực
42 Địa lý Việt Nam
43 Bản đồ chuyên đề
44 Thực tập viễn thám và GIS
V.2 Tự chọn
V.2.1
Các môn học theo hướng chuyên sâu về:
V.2.1.1
Sinh thái Cảnh quan và Môi trường
45
Khoa học cảnh quan và ứng dụng
46
Kinh tế Môi trường và Kinh tế phát triển
47
Phương pháp và công nghệ trong nghiên cứu sinh thái cảnh quan và môi trường
48
Phân loại thực vật và các hệ sinh thái rừng Việt Nam
V.2.1.2
Địa mạo và Tai biến thiên nhiên
49 Địa mạo ứng dụng
50
Địa chất và biến đổi môi trường trong Đệ tứ
51
Phương pháp nghiên cứu và lập bản đồ địa mạo
52
Ứng dụng viễn thám và GIS trong nghiên cứu địa mạo và tai biến thiên nhiên
V.2.1.3 Địa lý và Môi trường biển
53 Điạ mạo và địa chất biển
54 Sinh thái học biển
55
Phương pháp nghiên cứu địa lý và môi trường biển
56 Quản lý biển
V.2.1.4
Bản đồ – Hệ thông tin địa lý và Viễn thám
57
Bản đồ địa hình và Bản đồ số
58 Phân tích không gian
59 Xử lý ảnh số
60 Trực quan hóa địa lý
V.2.1.5
Địa nhân văn và Kinh tế sinh thái
61
Phương pháp nghiên cứu Địa lý nhân văn
62
Địa lý công nghiệp và đô thị
63
Địa lý nông nghiệp và kinh tế trang trại
64
Địa lý văn hóa và các dân tộc Việt Nam
V.2.1.6
Địa lý du lịch và Du lịch sinh thái
65 Địa lý du lịch
66
Tài nguyên và môi trường du lịch
67
Quy hoạch và tổ chức lãnh thổ du lịch
68
Địa lý văn hóa và các dân tộc Việt Nam
V.2.1.7
Địa lý quy hoạch và Tổ chức lãnh thổ
69
Quy hoạch và phát triển vùng
70
Quy hoạch phát triển đô thị và nông thôn
71
Quy hoạch bảo vệ môi trường
72
Ứng dụng viễn thám và GIS trong quy hoạch và tổ chức lãnh thổ
V.2.2 Các môn học bổ trợ
73 Tài nguyên thiên nhiên
74
Cở sở môi trường đất, nước, không khí
75 Cơ học chất lỏng
76 Quản lý môi trường
77 Địa chất môi trường
VI
Khối kiến thức thực tập và tốt nghiệp
VI.1 Thực tập và Niên luận
78 Thực tập chuyên ngành
79 Niên luận
VI.2 Khoá luận tốt nghiệp
80 Khóa luận tốt nghiệp
  Các môn học thay thế khóa luận tốt nghiệp
81
Quản lý và đánh giá tác động môi trường
82
Thiết kế và thực hiện dự án viễn thám và GIS
83 Địa lý Đô thị
84
Địa mạo học trong quản lý đất đai
85
Bảo vệ tài nguyên và môi trường đất

Theo Đại học Quốc gia Hà Nội

3. Các khối thi vào ngành Địa lý tự nhiên 

– Mã ngành: 7440217

– Các tổ hợp môn xét tuyển vào ngành Địa lý tự nhiên như sau:

  • C00: Văn – Lịch sử – Địa lý
  • D10: Toán – Địa lý – Tiếng anh
  • D15: Ngữ văn – Địa lý – Tiếng anh

Với sự thay đổi phương án tuyển sinh của Bộ Giáo dục và đào tạo, tổ hợp xét tuyển môn thi ngành Địa lý tự nhiên được quy định theo quy chế của từng trường. Vì vậy, để tìm hiểu môn thi chính xác, thí sinh có thể tham khảo tại cổng thông tin điện tử của trường xét tuyển.

4. Điểm chuẩn của ngành Địa lý tự nhiên 

Trong những năm gần đây, điểm chuẩn của ngành Địa lý tự nhiên ở mức khá cao, dao động trong khoảng 17 –  22 điểm.

5. Các trường đào tạo ngành Địa lý tự nhiên

Ở nước ta hiện nay chưa có nhiều trường đại học đào tạo ngành Địa lý tự nhiên, chỉ có các trường sau:

  • Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc Gia Hà Nội
  • Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên

6. Cơ hội việc làm của ngành Địa lý tự nhiên

Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành Địa lý tự nhiên, bạn có thể đảm nhận một số vị trí công việc sau:

  • Cán bộ quản lý nhà nước tại các sở (cấp tỉnh): Tài nguyên và Môi trường; Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Kế hoạch và Đầu tư; BQL các Khu kinh tế, Khu công nghiệp…
  • Cán bộ quản lý nhà nước tại các phòng (cấp huyện): Tài nguyên và Môi trường; Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Kế hoạch; Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất.
  • Cán bộ quản lý đất đai cấp xã/phường/thị trấn.
  • Cán bộ kỹ thuật, quản lý môi trường tại: Các công ty đo đạc; Công ty Môi trường và Công trình đô thị, Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường, Trung tâm kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường, Trung tâm kỹ thuật địa chính; bộ phận quản lý môi trường của các nhà máy, cơ sở sản xuất…
  • Cán bộ khoa học trong các viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu; giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng và trung học phổ thông.
  • Cán bộ điều phối và triển khai dự án về phát triển đô thị, nông thôn, quy hoạch – xây dựng, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế – xã hội, giảm nhẹ thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu, các dự án phi chính phủ.

7. Mức lương ngành Địa lý tự nhiên

Với cơ hội việc làm đa dạng, mức lương ngành Địa lý tự nhiên là con số mở, tùy thuộc vào vị trí và địa điểm làm việc. Một số khảo sát cho thấy, mức lương của ngành dao động trong khoảng 6 – 10 triệu. Đây là mức lương khá hấp dẫn so với những ngành học thuộc nhóm ngành Khoa học trái đất.

8. Những tố chất cần phù hợp với ngành Địa lý tự nhiên

Để học tập và thành công trong ngành Địa lý tự nhiên, bạn cần hội tụ những tố chất sau:

  • Yêu thích và đam mê với ngành
  • Có sức khỏe và khả năng quan sát tốt
  • Có tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác
  • Khả năng chịu được áp lực công việc
  • Nhanh nhẹn hoạt bát, hoà đồng, có khả năng làm việc theo nhóm.
  • Có khả năng độc lập hoàn thành nhiệm vụ được giao.
  • Ham học hỏi, thích khám phá về những hiện tượng tự nhiên

Trên đây là thông tin tổng quan về ngành Địa lý tự nhiên, hy vọng  sẽ giúp bạn tìm hiểu ngành học hiệu quả.

Tags:
Back to Top