Ngành Diễn viên múa
Diễn viên múa là một ngành học không chỉ cần năng khiếu mà đó là cả sự đam mê để vượt qua mọi khó khăn. Nếu bạn đang quan tâm đến ngành học này thì hãy đọc bài viết dưới đây nhé!
1. Tìm hiểu ngành Diễn viên múa
- Múa là một bộ môn nghệ thuật biểu diễn sử dụng ngôn ngữ hình thể để phản ánh tình cảm, hiện tượng của cuộc sống. Nguồn gốc của nghệ thuật múa chính là những hành động của con người trong đời sống, trong quá trình lao động cộng với sự quan sát thiên nhiên. Từ đó, các động tác múa có những thay đổi, cải tiến, đi đến khái quát nghệ thuật. Trong tiếng Việt, tùy tính chất của mà một loại hình được gọi bằng các tên khác nhau như: nhảy, múa, khiêu vũ… trong đó khiêu vũ thường hướng đến dùng hoạt động cơ thể để diễn đạt theo âm nhạc nhằm chuyển tải những nội dung, tình cảm, suy nghĩ và ý tưởng.
- Diễn viên múa là người dùng chính cơ thể của mình để làm sống dậy các nhân vật, thể hiện những cảm xúc và tạo ra phong cách cho màn trình diễn. Diễn viên múa dựa và các kỹ thuật nhịp điệu và biên đạo chính xác. Họ rất mềm dẻo, biết cách điều hòa nhịp thở, đứng và di chuyển cơ thể. Diễn viên múa thường biểu diễn nghệ thuật trong các nhà hát kịch, sân khấu, nhà biểu diễn và đài truyền hình. Họ tham gia các vở nhạc kịch hoặc các màn biểu đồng diễn.
- Sinh viên theo học ngành Diễn viên múa tại các trường đào tạo múa được trau dồi những kỹ năng nền tảng, chuyên sâu về kỹ thuật múa hiện đại, đương đại, múa dân gian. Người học được đào tạo múa cách bài bản theo các thể loại. Ngoài ra, sinh viên còn được học về cách thức để có thể sáng tạo ra những điệu múa mới lạ, thu hút người xem; khả năng ứng biến với những vấn đề trên sân khấu, giải quyết những tình huống múa trong quá trình mình biểu diễn.
2. Các khối thi vào ngành Diễn viên múa
– Mã ngành: 7210242
– Ngành Diễn viên múa là một ngành đặc thù nên nếu bạn muốn thi vào ngành này thì cần tìm hiểu các môn năng khiếu và lịch thi năng khiếu cụ thể của những trường bạn quan tâm.
3. Điểm chuẩn của ngành Diễn viên múa
Điểm chuẩn ngành Diễn viên múa ngoài căn cứ vào điểm thi tốt nghiệp THPT còn xét đến phần thi năng khiếu, tại phần thi năng khiếu ngoài những kỹ năng cơ bản còn xét cả về hình thể, vóc dáng. Cụ thể như sau:
Sơ tuyển:
- Kiểm tra năng lực cơ bản múa.
- Thực hiện từ 1 đến 3 tổ hợp động tác múa cổ điển châu Âu và từ 1 đến 3 tổ hợp múa dân gian Việt Nam theo yêu cầu của giảng viên hướng dẫn.
- Nghe nhạc và trình bày cảm xúc của mình.
Chung tuyển:
- Trình bày một bài múa theo đề thi, bài múa không sử dụng quá 2 diễn viên múa và thí sinh phải trực tiếp tham gia thể hiện.
- Biên tập và múa bài huấn luyện múa cổ điển hoặc Châu Âu, mua dân gian dân tộc Việt Nam theo đề thi.
- Nhà trường xét điểm thi THPT Quốc gia môn Văn.
4. Các trường đào tạo ngành Diễn viên múa
Nếu các bạn muốn theo học ngành múa thì có thể đăng ký nguyện vọng vào các trường sau:
- Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội
- Cao đẳng Múa Việt Nam
5. Cơ hội việc của ngành Diễn viên múa
Tốt nghiệp ngành Diễn viên múa sinh viên hoàn toàn có nhiều cơ hội để làm việc tại những vị trí khác nhau:
- Làm việc tại các nhà hát lớn, các nhà văn hóa trung ương, địa phương
- Làm việc tại phòng văn phòng văn hóa của các Sở ban ngành, tỉnh, huyện
- Tự thành lập nhóm múa
- Làm việc tại các nhà hát múa của tỉnh, huyện, thành phố
- Giảng viên dạy múa tại các trường cao đẳng, trung cấp, nhà văn hóa…
6. Mức lương của ngành Diễn viên múa
Về mức lương trong ngành Diễn viên múa thường khá thấp. Ngoại trừ những diễn viên múa nổi tiếng và lâu năm trong ngành thì mặt bằng trung mức thu nhập trong ngành là từ 3 – 4 triệu/tháng. Tuy mức thu nhập của ngành múa ít nhưng quan trọng nghệ thuật múa chính là sự đam mê, họ gắn bó và yêu nghề, cái đam mê được đứng trên sân khấu đã giúp những bạn trẻ theo học ngành này vượt lên tất cả.
7. Những tố chất cần có trong ngành Diễn viên múa
Theo học ngành Diễn viên múa bạn cần phải có những tố chất sau:
- Bạn cần phải là một người giàu cảm xúc, có khả năng đồng cảm với hình tượng nhân vật trong bài múa;
- Có kỹ năng trình diễn trên sân khấu, tự tin trình diễn, biểu diễn;
- Có kỹ năng xử lý những động tác một cách khéo léo, các động tác vận động cơ thể;
- Có sự tự tin, thoải mái trước những chỗ đông người;
- Có niềm đam mê với nghệ thuật và những loại hình văn hóa khác nhau trên thế giới;
- Thích thể hiện bản thân thông qua nghệ thuật;
- Yêu thích môn âm nhạc, văn học.
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho các bạn những thông tin tổng quan về ngành Diễn viên múa, nếu bạn thực sự đam mê và có năng khiếu múa thì hãy theo học ngành này tại các trường đào tạo chuyên nghiệp để có kiến thức nền tảng vững chắc và rèn luyện phát triển hết khả năng của mình nhé!