Ngành Đông phương học

Đông phương học được đánh giá là một trong những ngành học mới giàu tiềm năng gắn liền với nhu cầu của nền kinh tế hiện đại Việt Nam và các nước phương Đông về một nguồn nhân lực giỏi chuyên môn, thành thạo ngoại ngữ, có kỹ năng hội nhập tốt. Vì vậy, đây là một ngành học có nhiều triển vọng và cơ hội nghề nghiệp trong tương lai. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn đọc những thông tin tổng quan về ngành Đông phương học.

1. Tìm hiểu về ngành Đông phương học

  • Đông phương học (tiếng Anh là Oriental Studies) là ngành của khoa học xã hội với mục tiêu nghiên cứu chuyên sâu về con người, lịch sử, địa lý, văn hóa, nền kinh tế…các quốc gia phương Đông. Phương Đông gồm các nước như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên, Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ hay cả Úc hoặc Đông Nam Á nói chung.
  • Chương trình đào tạo ngành Đông phương học cung cấp cho sinh viên những tri thức, hiểu biết đặc sắc về những nền văn hóa lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc, khu vực Đông Á, Đông Nam Á… Song song với việc học ngôn ngữ, sinh viên cũng sẽ lĩnh hội những nền tảng căn bản thông qua những môn học thú vị như cơ sở văn hóa Việt Nam, xã hội học, lịch sử văn minh thế giới…
  • Theo học ngành Đông phương học, sinh viên sẽ được trải nghiệm các môn học đầy thú vị như: Địa lý và dân cư, Văn hóa – Xã hội, Văn học – Kinh tế – Lịch sử (Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc), Ngoại ngữ (tiếng Nhật, tiếng Thái, Tiếng Hàn), Nghiệp vụ ngoại giao, Nghiệp vụ ngoại thương, nghiệp vụ du lịch…

2. Chương trình đào tạo ngành Đông phương học

Để biết được ngành Đông phương học là học những gì, các bạn có thể tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành trong bảng dưới đây.

I Khối kiến thức chung
(Không tính các học phần 9-11)
1. Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 1
2. Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 2
3. Tư tưởng Hồ Chí Minh
4. Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
5. Tin học cơ sở
6. Tiếng Anh cơ sở 1
Tiếng Nga cơ sở 1
Tiếng Pháp cơ sở 1
Tiếng Trung cơ sở 1
Tiếng Hàn cơ sở 1
Tiếng Thái cơ sở 1
7. Tiếng Anh cơ sở 2
Tiếng Nga cơ sở 2
Tiếng Pháp cơ sở 2
Tiếng Trung cơ sở 2
Tiếng Hàn cơ sở 2
Tiếng Thái cơ sở 2
8. Tiếng Anh cơ sở 3
Tiếng Nga cơ sở 3
Tiếng Pháp cơ sở 3
Tiếng Trung cơ sở 3
Tiếng Hàn cơ sở 3
Tiếng Thái cơ sở 3
9. Giáo dục thể chất
10. Giáo dục quốc phòng-an ninh
11. Kỹ năng bổ trợ
II Khối kiến thức chung theo lĩnh vực
II.1 Các học phần bắt buộc
12. Các phương pháp nghiên cứu khoa học
13. Cơ sở văn hóa Việt Nam
14. Lịch sử văn minh thế giới
15. Logic học đại cương
16. Nhà nước và pháp luật đại cương
17. Tâm lý học đại cương
18. Xã hội học đại cương
II.2 Các học phần tự chọn
19. Kinh tế học đại cương
20. Môi trường và phát triển
21. Thống kê cho khoa học xã hội
22. Thực hành văn bản tiếng Việt
23. Nhập môn Năng lực thông tin
III Khối kiến thức chung của khối ngành
III.1 Các học phần bắt buộc
24. Khu vực học đại cương
25. Lịch sử phương Đông
26. Văn hóa, văn minh phương Đông
III.2 Các học phần tự chọn
27. Báo chí truyền thông đại cương
28. Lịch sử tư tưởng phương Đông
29. Nghệ thuật học đại cương
30. Nhân học đại cương
31. Tiếng Việt và các ngôn ngữ phương Đông
IV Khối kiến thức của nhóm ngành
(Sinh viên chọn một trong hai nhóm)
IV.1 Nhóm ngành Đông Bắc Á
32. Quan hệ quốc tế Đông Bắc Á
33. Tôn giáo khu vực Đông Bắc Á
34. Kinh tế Đông Bắc Á
35. Chính trị khu vực Đông Bắc Á
IV.2 Nhóm ngành Đông Nam Á và Nam Á
36. Tôn giáo ở Nam Á và Đông Nam Á
37. Tổng quan khu vực Nam Á và Đông Nam Á
38. Ngôn ngữ – tộc người Nam Á – Đông Nam Á
39. Quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á và Nam Á
V Khối kiến thức ngành (M5)
(Sinh viên chọn 1 trong 4 hướng ngành)
V.1 Trung Quốc học
V.1.1. Các học phần bắt buộc
40. Nhập môn nghiên cứu Trung Quốc
41. Địa lý Trung Quốc
42. Lịch sử Trung Quốc
43. Văn hóa Trung Quốc
44. Tiếng Hán nâng cao 1
45. Tiếng Hán nâng cao 2
46. Tiếng Hán nâng cao 3
47. Tiếng Hán nâng cao 4
48. Tiếng Hán chuyên ngành (Văn hóa)
49. Tiếng Hán chuyên ngành (Kinh tế)
50. Tiếng Hán chuyên ngành (Chính trị, xã hội)
51. Tiếng Hán chuyên ngành (Lịch sử)
V.1.2 Các học phần tự chọn
52. Kinh tế Trung Quốc
52. Tiếng Hán cổ đại
54. Chính sách ngoại giao của Trung Quốc và quan hệ Việt Nam – Trung Quốc
55. Triết học Trung Quốc
56. Tiến trình văn học Trung Quốc
57. Ngôn ngữ tộc người Trung Quốc
58. Kinh tế, xã hội Đài Loan
59. Quan hệ kinh tế Trung Quốc –ASEAN
60. Thể chế chính trị – xã hội Trung Quốc
61. Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc – ASEAN
V.2. Ấn Độ học
V.2.1. Các học phần bắt buộc
62. Nhập môn Nghiên cứu Ấn Độ
63. Lịch sử Ấn Độ
64. Văn hóa Ấn Độ
65. Địa lý Ấn Độ
66. Tiếng Anh nâng cao 1
67. Tiếng Anh nâng cao 2
68. Tiếng Anh nâng cao 3
69. Tiếng Anh nâng cao 4
70. Tiếng Anh chuyên ngành (Lịch sử)
71. Tiếng Anh chuyên ngành (Văn hóa)
72. Tiếng Anh chuyên ngành (Kinh tế)
73. Tiếng Anh chuyên ngành (Chính trị-Xã hội)
V.2.2. Các học phần tự chọn
74. Phong tục tập quán Ấn Độ
75. Quan hệ đối ngoại của Ấn Độ và quan hệ Việt Nam – Ấn Độ
76. Triết học Ấn Độ
77. Kinh tế Ấn Độ
78. Tiến trình văn học Ấn Độ
79. Chính trị Ấn Độ
80. Xã hội Ấn Độ
81. Nghệ thuật tạo hình và nghệ thuật biểu diễn Ấn Độ
82. Tôn giáo Ấn Độ
83. Ngôn ngữ tộc người Ấn Độ
V.3 Thái Lan học
V.3.1. Các học phần bắt buộc
84. Nhập môn nghiên cứu Thái Lan
85. Lịch sử Thái Lan
86. Văn hóa Thái Lan
87. Địa lý Thái Lan
88. Tiếng Thái nâng cao 1
89. Tiếng Thái nâng cao 2
90. Tiếng Thái nâng cao 3
91. Tiếng Thái nâng cao 4
92. Tiếng Thái chuyên ngành
(Văn hóa – Xã hội 1)
93. Tiếng Thái chuyên ngành
(Văn hóa – Xã hội 2)
94. Tiếng Thái chuyên ngành
(Kinh tế)
95. Tiếng Thái chuyên ngành
(Chính trị)
V.3.2. Các học phần tự chọn
96 Lịch sử Đông Nam Á
97. Văn hóa Đông Nam Á
98. Quan hệ quốc tế của Thái Lan và Quan hệ Thái Lan – Việt Nam
99. Thái Lan trên con đường phát triển hiện đại
100. Thực hành thuyết trình bằng tiếng Thái Lan
101. Phật giáo ở Thái Lan
102. Nhà nước và hệ thống chính trị Thái Lan
103. Kinh tế Đông Nam Á
104. Tiến trình văn học Thái Lan
105. Nghệ thuật Thái Lan
V.4. Korea học
V.4.1. Các học phần bắt buộc
106. Nhập môn nghiên cứu Korea
107. Địa lý Hàn Quốc
108. Lịch sử Korea
109. Văn hóa Korea
110. Tiếng Hàn nâng cao 1
111. Tiếng Hàn nâng cao 2
112. Tiếng Hàn nâng cao 3
113. Tiếng Hàn nâng cao 4
114. Tiếng Hàn chuyên ngành 1 (Lịch sử)
115. Tiếng Hàn chuyên ngành 2 (Văn hóa)
116. Tiếng Hàn chuyên ngành 3 (Kinh tế)
117. Tiếng Hàn chuyên ngành 4 (Chính trị – xã hội)
V.4.2. Các học phần tự chọn
118. Đối dịch Hàn – Việt
119. Lý thuyết Hàn ngữ học hiện đại
120. Quan hệ quốc tế Hàn Quốc
121. Thể chế chính trị Hàn Quốc
122. Thuyết trình về Hàn Quốc học
123. Kinh tế Hàn Quốc
124. Văn học Hàn Quốc
125. Tư tưởng và tôn giáo Hàn Quốc
126. Quan hệ liên Triều
127. Hán Hàn cơ sở
128. Văn hóa đại chúng Hàn Quốc
129. Phong tục tập quán Hàn Quốc
VI.
Khối kiến thức niên luận, thực tập và tốt nghiệp
130. Niên luận
131. Thực tập, thực tế
VII. Khóa luận hoặc các học phần thay thế
132. Khóa luận tốt nghiệp
133. Học phần thay thế tốt nghiệp
134. Phương Đông trong toàn cầu hóa
  (Sinh viên chọn 1 học phần ứng với hướng ngành đang học)
  Trung Quốc học
135. Trung Quốc đương đại
  Ấn Độ học
136. Ấn Độ đương đại
  Thái Lan học
137. Ngôn ngữ và tộc người Thái ở Đông Nam Á
Korea học
138. Xã hội Hàn Quốc

Theo Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội

3. Các khối thi vào ngành Đông phương học

– Mã ngành: 7310608

– Các tổ hợp môn xét tuyển vào ngành Đông phương học:

  • A00: Toán, Vật lí, Hóa học
  • A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh
  • C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí
  • D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
  • D02: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nga
  • D03: Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp
  • D04: Ngữ văn, Toán, Tiếng Trung
  • D05: Ngữ văn, Toán, Tiếng Đức
  • D06: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nhật
  • D14: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh
  • D15: Ngữ văn, Địa lí, Tiếng Anh
  • D80: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nga
  • D81: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nhật
  • D82: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Pháp
  • D83: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Trung

4. Điểm chuẩn ngành Đông phương học

Các bạn có thể tham khảo mức điểm chuẩn của các trường đại học đào tạo ngành Đông phương học những năm gần đây. Trong năm 2018, mức điểm chuẩn của ngành này từ 15 – 27 điểm tùy theo các môn học xét theo học bạ hoặc các tổ hợp môn xét theo kết quả thi THPT Quốc gia.

5. Các trường đào tạo ngành Đông phương học

Đối với nhiều phụ huynh và các em học sinh cuối cấp, việc chọn một ngôi trường tốt để theo học không phải là điều dễ dàng; vì vậy, chúng tôi đã tổng hợp danh sách các trường đại học có ngành Đông phương học theo từng khu vực dưới đây.

– Khu vực miền Bắc:

  • Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội

– Khu vực miền Trung:

  • Đại học Khoa học – Đại học Huế
  • Đại học Ngoại ngữ – Đại học Đà Nẵng
  • Đại học Quy Nhơn
  • Đại học Thái Bình Dương

– Khu vực miền Nam:

  • Đại học Công nghệ TP.HCM
  • Đại học Ngoại ngữ – Tin học TP.HCM
  • Đại học Văn Lang
  • Đại học Lạc Hồng
  • Đại học Văn Hiến
  • Đại học Cửu Long

6. Cơ hội việc làm của ngành Đông phương học

Cơ hội việc làm ngành Đông phương học rất rộng mở, sau khi tốt nghiệp ngành này, bạn có thể công tác trong các lĩnh vực liên quan đến lịch sử, chính trị, văn hóa, kinh tế, ngôn ngữ… gắn với kiến thức về từng quốc gia mà các bạn theo học. Với tấm bằng Cử nhân Đông phương học, bạn có thể đảm nhận các vị trí như:

  • Cán bộ phụ trách các mảng liên quan đến lĩnh vực lịch sử, văn hóa, xã hội, ngoại giao;
  • Chuyên viên ngoại giao, quan hệ quốc tế;
  • Phiên dịch viên, giao dịch viên, hướng dẫn viên, trợ lý Giám đốc, thư ký tổng hợp;
  • Giảng viên ngoại ngữ, giảng dạy và nghiên cứu về lịch sử, văn hóa phương Đông;
  • Hướng dẫn viên du lịch;
  • Biên tập viên;

Với các công việc trên, sinh viên ngành Đông phương học có thể khẳng định năng lực của mình tại:

  • Các cơ quan, ban ngành, tổ chức Nhà nước như sở ngoại vụ, cơ quan ngoại giao;
  • Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài và khu vực;
  • Các tổ chức phi chính phủ, các công ty liên doanh, công ty du lịch;
  • Các trung tâm ngoại ngữ, các trường đại học và cao đẳng;
  • Đài phát thanh, đài truyền hình, hãng thông tấn, cơ quan báo chí;
  • Các tổ chức quốc tế, phi chính phủ.

7. Mức lương ngành Đông phương học

Hiện chưa có thống kê cụ thể về mức lương của ngành Đông phương học, tuy nhiên, những người làm việc trong ngành này có thu nhập không hề thấp.  Nếu bạn làm việc tại các đơn vị, cơ quan của nhà nước thì sẽ được hưởng mức lương cơ bản theo quy định hiện hành. Ngoài ra, khi bạn làm việc tại các tổ chức, doanh nghiệp ngoài nhà nước thì sẽ có mức thu nhập khác nhau, tùy thuộc vào vị trí việc làm, năng lực và kinh nghiệm bản thân.

8. Những tố chất phù hợp với ngành Đông phương học

Để học tốt ngành Đông phương học bạn cần những tố chất sau:

  • Yêu thích lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn;
  • Giao tiếp tốt, có khả năng trình bày, lập luận một vấn đề một cách lưu loát;
  • Khả năng viết, trình bày luận điểm, quan điểm chặt chẽ, logic;
  • Có trình độ ngoại ngữ cao;
  • Sử dụng thành thạo tin học văn phòng;
  • Chăm chỉ, nhẫn nại, chịu được áp lực công việc cao;
  • Năng động, tự tin, sáng tạo;
  • Có tinh thần trách nhiệm cao;
  • Có khả năng làm việ theo nhóm và là việc độc lập;
  • Có hiểu biết sâu rộng về văn hóa, xã hội…

Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về ngành Đông phương học và có thể giúp bạn đưa ra quyết định có nên học ngành này hay không.

Tags:
Back to Top