Ngành Khoa học môi trường
Hiện nay, những vấn đề môi trường rất được con người chú trọng, cùng với đó, ngành học về môi trường cũng rất được quan tâm. Để giúp bạn tìm hiểu ngành học hiệu quả, bài viết giới thiệu những thông tin tổng quan về ngành Khoa học môi trường.
1. Tìm hiểu ngành Khoa học môi trường
- Khoa học môi trường (tiếng Anh là Environmental Science) là ngành nghiên cứu nguồn gốc, các phản ứng, vận chuyển và chuyển hóa các chất trong môi trường; nghiên cứu ảnh hưởng của các hoạt động con người lên môi trường đất, nước, không khí và sinh vật. Mục đích cuối cùng của ngành này là bảo vệ và cải thiện môi trường sống của con người trên Trái đất.
- Ngành Khoa học môi trường nghiên cứu mối quan hệ và tương tác qua lại giữa con người với con người, giữa con người với thế giới sinh vật và môi trường vật lý xung quanh. Do đó, đối tượng nghiên cứu cụ thể của khoa học môi trường là môi trường tự nhiên, môi trường xã hội cũng như môi trường nhân tạo trong mối quan hệ tương hỗ giữa sinh vật và con người. Từ những điều này, chúng ta sẽ có những hành động cụ thể để giúp môi trường trở nên tốt hơn, tư vấn chính sách cho các nhà hoạch định xem xét thay đổi.
- Chương trình đào tạo ngành Khoa học môi trường trang bị cho sinh viên những kiến thức đại cương về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, ngoại ngữ. Đặc biệt là các kiến thức chuyên sâu đa dạng về khoa học môi trường, các kỹ năng quản lý, nghiên cứu và thực hiện các chương trình dự án về môi trường. Theo học ngành này, sinh viên sẽ có những kỹ năng phân tích, đánh giá môi trường các vùng lãnh thổ, sử dụng các công cụ tin học, hệ thông tin địa lý và kỹ thuật viễn thám trong nghiên cứu môi trường, đánh giá tác động môi trường các hoạt động kinh tế xã hội, quy hoạch môi trường, đề xuất các công cụ luật pháp, chính sách và kinh tế cho công tác bảo vệ môi trường.
2. Chương trình đào tạo ngành Khoa học môi trường
Các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Khoa học môi trường trong bảng dưới đây.
I |
Khối kiến thức chung (không tính các môn học từ số 10 đến số 12)
|
1 |
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac – Lênin 1
|
2 |
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac – Lênin 2
|
3 |
Tư tưởng Hồ Chí Minh
|
4 |
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
|
5 | Tin học cơ sơ 1 |
6 | Tin học cơ sơ 3 |
7 | Tiếng Anh A1 |
8 | Tiếng Anh A2 |
9 | Tiếng Anh B1 |
10 |
Giáo dục thể chất
|
11 |
Giáo dục quốc phòng-an ninh
|
12 | Kỹ năng mềm |
II |
Khối kiến thức chung theo lĩnh vực
|
13 |
Cơ sở văn hóa Việt Nam
|
14 |
Khoa học Trái đất và sự sống
|
III |
Khối kiến thức chung của khối ngành
|
15 | Đại số tuyến tính |
16 | Giải tích 1 |
17 | Giải tích 2 |
18 |
Xác suất thống kê
|
19 | Cơ -Nhiệt |
20 | Điện- Quang |
21 |
Hóa học đại cương
|
22 | Hóa học hữu cơ |
23 |
Hóa học phân tích
|
IV |
Khối kiến thức chung của nhóm ngành
|
IV.1 | Bắt buộc |
24 |
Sinh học đại cương
|
25 |
Tài nguyên thiên nhiên
|
26 |
Khoa học môi trường đại cương
|
27 |
Cơ sở môi trường đất, nước, không khí
|
IV.2 | Tự chọn |
28 | Biến đổi khí hậu |
29 |
Địa chất môi trường
|
30 |
Sinh thái môi trường
|
V |
Khối kiến thức ngành và bổ trợ
|
V.1 | Bắt buộc |
31 |
Vi sinh môi trường
|
32 | Hóa môi trường |
33 |
Các phương pháp phân tích môi trường
|
34 |
Công nghệ môi trường đại cương
|
35 |
Quản lý môi trường
|
36 |
Nhập môn toán ứng dụng trong môi trường
|
37 |
Vật lý môi trường
|
38 |
Đánh giá môi trường
|
39 |
Kinh tế môi trường
|
40 |
Luật và chính sách môi trường
|
41 |
Hệ thống thông tin địa lý
|
V.2 | Tự chọn |
V.2.1 |
Các môn học chuyên sâu
|
V.2.1.1 |
Các môn học chuyên sâu về quản lý môi trường
|
42 |
Kiểm toán môi trường
|
43 |
Quy hoạch môi trường
|
44 |
Hệ thống quản lý môi trường
|
45 |
Quan trắc môi trường
|
46 |
GIS trong quản lý môi trường
|
V.2.1.2 |
Các môn học chuyên sâu về môi trường đất
|
47 |
Ô nhiễm đất và biện pháp xử lý
|
48 |
Hóa chất nông nghiệp và môi trường đất
|
49 |
Hóa học môi trường đất
|
50 |
Sinh thái môi trường đất
|
51 |
Chỉ thị môi trường
|
V.2.1.3 |
Các môn học chuyên sâu về sinh thái môi trường
|
52 |
Sinh học bao tồn ứng dụng
|
53 |
Sinh thái nhân văn
|
54 |
Đa dạng sinh học
|
55 |
Sinh thái môi trường khu vực
|
56 | Du lịch sinh thái |
V.2.1.4 |
Các môn học chuyên sâu về độc chất học môi trường
|
57 |
Độc học và sức khỏe môi trường
|
58 |
Phương pháp phân tích độc chất
|
59 |
Độc học sinh thái
|
60 |
Quản lý rủi ro độc chất
|
61 |
Hình thái của độc chất trong môi trường
|
V.2.1.5 |
Các môn học chuyên sâu về môi trường nước
|
62 |
Hóa học môi trường nước
|
63 |
Quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên nước
|
64 |
Ô nhiễm môi trường nước
|
65 |
Sinh thái môi trường nước
|
66 |
Phân tích và đánh giá chất lượng nước
|
V.2.1.6 |
Các môn học chuyên sâu về mô hình hóa môi trường
|
67 |
Ứng dụng công cụ mô hình hóa và hệ thống tin địa lý trong lập ban đồ môi trường
|
68 |
Mô hình đánh giá chât lượng môi trường
|
69 |
Mô hình dự báo ô nhiễm môi trường
|
70 |
Quan trắc và xử lý số liệu môi trường
|
71 |
Kiểm kê phát thải
|
V.2.1.7 |
Các môn học chuyên sâu về môi trường biển
|
72 |
Đại dương và vùng bờ
|
73 |
Quy hoạch không gian biển
|
74 |
Quản lý ô nhiễm biển
|
75 |
Luật pháp và chính sách môi trường biển
|
76 |
Quản lý khu bảo tồn biển
|
V.2.2 |
Các môn học bổ trợ
|
77 | Tế bào học |
78 |
Sinh học phát triển
|
79 |
Thống kê sinh học
|
80 |
Trắc địa và Bản đồ đại cương
|
81 |
Cơ sở lý luận phát triển bền vững
|
82 | Kinh tế sinh thái |
VI |
Khối kiến thức thực tập và tốt nghiệp
|
VI.1 |
Thực tập và niên luận
|
83 | Thực tâp thực tế |
84 |
Thực tâp hóa học
|
VI.2 |
Khóa luận tốt nghiệp hoặc môn học thay thế
|
Khóa luận tốt nghiệp | |
85 |
Khóa luân tốt nghiệp
|
Môn học thay thế | |
86 |
Khoa học môi trường và tài nguyên thiên nhiên
|
87 |
Thực hành phân tích và đanh gia môi trường
|
88 |
Xã hội học môi trường
|
Theo Đại học Quốc gia Hà Nội
3. Các khối thi vào ngành Khoa học môi trường
– Mã ngành: 7440301
– Ngành Khoa học môi trường xét tuyển các tổ hợp môn sau:
- A00: Toán – Lý – Hóa
- A01: Toán – Lý – Tiếng Anh
- B00: Toán – Hóa – Sinh
- C02: Toán – Văn – Hóa
- D01: Toán – Văn – Tiếng Anh
- D90: Toán – Khoa học tự nhiên – Tiếng anh
Với sự thay đổi phương án tuyển sinh của Bộ Giáo dục, khối thi ngành Khoa học môi trường khá đa dạng. Để tìm hiểu thông tin cụ thể, thí sinh hãy truy cập Cổng thông tin trực tuyến của từng đơn vị đào tạo.
4. Điểm chuẩn ngành Khoa học môi trường
Mức điểm chuẩn ngành Khoa học môi trường dao động trong khoảng 13 – 18 điểm. Đây được xem là mức điểm trung bình, phù hợp với nhiều đối tượng thí sinh.
5. Danh sách trường đào tạo ngành Khoa học môi trường
Để giúp các thí sinh dễ dàng tìm được một ngôi trường phù hợp, chúng tôi đã tổng hợp danh sách các trường đại học có ngành Khoa học môi trường theo từng khu vực dưới đây.
– Khu vực miền Bắc:
- Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội
- Học viện Nông nghiệp Việt Nam
- Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên
- Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên
- Đại học Thành Tây
- Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội
– Khu vực miền Trung:
- Đại học Vinh
- Đại học Hà Tĩnh
- Đại học Khoa học – Đại học Huế
- Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng
– Khu vực miền Nam:
- Đại học Tôn Đức Thắng
- Đại học Công nghiệp TP. HCM
- Đại học Nông Lâm TP. HCM
- Đại học Sài Gòn
- Đại học Cần Thơ
- Đại học Dân lập Lạc Hồng
- Đại học Bạc Liêu
- Đại học Thủ Dầu Một
- Đại học Đồng Tháp
- Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia TP. HCM
6. Cơ hội việc làm ngành Khoa học môi trường
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành Khoa học môi trường, sinh viên có thể đảm nhận công việc tại những vị trí sau:
- Chuyên viên ở các cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên-môi trường như Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT), Tổng cục Môi trường, Sở TN-MT, Chi cục BVMT, Phòng TN-MT hay các bộ phận chuyên môn về tài nguyên-môi trường thuộc các cơ quan quản lý khác (ví dụ: Vụ Khoa học-Công nghệ-Môi trường các bộ).
- Nghiên cứu viên ở các cơ quan nghiên cứu, chuyển giao KHCN như các viện, trung tâm về tài nguyên và môi trường thuộc hệ thống Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam hay các Hiệp hội, các đại học; các trung tâm tư vấn, chuyển giao công nghệ thuộc các sở KH và CN…
- Giảng dạy ở các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng có đào tạo các ngành môi trường (ví dụ, hiện có các cựu sinh viên Khoa Môi trường giảng dạy ở ĐH Huế, ĐH Nha Trang, ĐH Duy Tân, CĐ TNMT Miền Trung, CĐ Công nghiệp Huế, CĐ Công nghiệp Đà Nẵng, CĐ Công nghiệp Tp.HCM…)
- Chuyên viên ở các cơ sở y tế như Trung tâm Y tế dự phòng các tỉnh, các bệnh viện…
- Cán bộ kỹ thuật, nhân viên ở các doanh nghiệp về môi trường như các Công ty Môi trường Đô thị, Công ty cấp thoát nước, Công ty hạ tầng Khu đô thị…
- Chuyên viên ở các trung tâm bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia…
- Cán bộ kỹ thuật ở các phòng/bộ phận về môi trường ở nhà máy, doanh nghiệp như phòng ISO, phòng quản lý môi trường, trạm xử lý nước thải, phòng vệ sinh an toàn lao động…
- Sĩ quan, chiến sĩ ở các phòng cảnh sát môi trường;
- Nhân viên các tổ chức phi chính phủ (NGOs), các dự án liên quan đến tài nguyên-môi trường…
7. Mức lương ngành Khoa học môi trường
Hiện tại chưa có thống kê cụ thể về mức lương của ngành Khoa học môi trường.
8. Những tố chất phù hợp với ngành Khoa học môi trường
Để có thể theo học ngành Khoa học môi trường, bạn cần có một số tố chất dưới đây:
- Yêu thiên nhiên, môi trường, có óc tìm tòi, ham học hỏi và tư duy logic
- Năng động, sáng tạo, nhiệt tình và tự tin
- Cẩn thận, kiên nhẫn
- Khả năng làm việc nhóm
- Khả năng thuyết trình cũng như kỹ năng giao tiếp
- Can đảm và chấp nhận thử thách
- Có sức khỏe tốt, có thể chịu được áp lực công việc
Trên đây là thông tin tổng quan về ngành Khoa học môi trường. Hy vọng bài viết đã đem đến những tin tức hữu ích, giúp bạn tìm hiểu ngành học chính xác và cụ thể nhất.