Ngành Khoa học vật liệu

Vật liệu ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình trong đổi mới công nghệ, việc đẩy mạnh nghiên cứu ngành Khoa học vật liệu có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển công nghệ. Để bạn hiểu rõ hơn về ngành học này, bài viết xin chia sẻ một số thông tin về ngành Khoa học vật liệu.

1. Tìm hiểu về ngành Khoa học vật liệu 

  • Khoa học vật liệu (tiếng Anh là Materials Science) là một khoa học liên ngành nghiên cứu về mối quan hệ giữa thành phần, cấu trúc, các công nghệ chế tạo, xử lý và tính chất của các vật liệu. Các khoa học tham gia vào việc nghiên cứu chủ yếu là vật lý, hóa học, toán học. Thông thường đối tượng nghiên cứu là vật liệu ở thể rắn, sau đó mới đến thể lỏng, thể khí. Các tính chất được nghiên cứu là cấu trúc, tính chất điện, từ, nhiệt, quang, cơ, hoặc tổ hợp của các tính chất đó với mục đích là tạo ra các vật liệu để thỏa mãn các nhu cầu trong kỹ thuật.
  • Chương trình đào tạo ngành Khoa học vật liệu trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về vật lý, toán học, tin học, hoá học, khoa học và công nghệ vật liệu, đặc biệt là vật liệu điện tử nano (vật liệu từ, vật liệu bán dẫn). Theo học ngành này, sinh viên cũng được trang bị các kiến thức về khoa học công nghệ các vật liệu tiên tiến khác như hợp kim đặc chủng, vật liệu tổ hợp, vật liệu nanô, các vật liệu quang điện tử sử dụng trong nhiều lĩnh vực như sợi cáp quang, laser… những vật liệu nền tảng của cuộc cách mạng khoa học và kỹ thuật của thế kỷ 21.
  • Chuyên ngành đào tạo của ngành Khoa học vật liệu bao gồm: Vật liệu và linh kiện màng mỏng, Vật liệu Polymer và Composite; Vật liệu từ và y sinh, nguồn nhân lực được đào tạo trong lĩnh vực này có rất nhiều cơ hội tìm được những công việc làm phù hợp với chuyên môn. Đây được xem là ngành học đáp ứng sự phát triển của khoa học vật liệu mới.

2. Chương trình đào tạo ngành Khoa học vật liệu

Các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Khoa học vật liệu trong bảng dưới đây.

I
Khối kiến thức chung (Không tính các học phần từ s 10 đến số 12)
1
Những nguyên lý cơ bản của c nghĩa Mác – Lênin 1
2
Những nguyên lý cơ bản của c nghĩa Mác – Lênin 2
3
Tư tưởng Hồ Chí Minh
4
Đường lối cách mạng của Đản Cộng sản Việt Nam
5
Tin học cơ sở 1
6
Tin học cơ sở 3
7
Tiếng Anh cơ sở 1
8
Tiếng Anh cơ sở 2
9
Tiếng Anh cơ sở 3
10
Giáo dục thể chất
11
Giáo dục quốc phòng-an ninh
12 Kỹ năng bổ trợ
II
Khối kiến thức theo lĩnh vực
13
Cơ sở văn hóa Việt Nam
14
Khoa học Trái đất và sự sống
III
Khối kiến thức theo khối ngành
15
Đại số tuyến tính
16 Giải tích 1
17 Giải tích 2
18
Xác suất thống kê
19
Hóa học đại cương
IV
Khối kiến thức theo nhóm ngành
20
Toán cho vật lý
21 Cơ học
22
Nhiệt động học và Vật lý phân tử
23
Điện và từ học
24 Quang học
25
Thực hành Vật lý đại cương 1
26
Thực hành Vật lý đại cương 2
27
Thực hành Vật lý đại cương 3
V Khối kiến thức ngành
V.1 Các môn học bắt buộc
28
Vật lý hạt nhân và nguyên tử
29
Cơ học lý thuyết
30
Điện động lực học
31
Cơ học lượng tử
32
Vật lý thống kê
35
Kỹ thuật điện tử
34
Vật lý tính toán
35
Các phương pháp thực nghiệm trong Khoa học vật liệu
36
Vật lý chất rắn 1
37
Cấu trúc thấp chiều và công nghệ vật liệu nano
38
Phương pháp phân tích cấu trúc vật liệu
39
Khoa học vật liệu đại cương
40
Kỹ thuật đo lường và xử lý tín liệu Measurement and Signal Processing Technology
V.2 Các môn học tự chọn
V.2.1
Các môn học chuyên sâu về Từ học và siêu dẫn
41
Từ học và vật liệu từ
42
Vật lý màng mỏng Thin films physics
43
Vật lý siêu dẫn và ứng dụng
44
Các phép đo từ
45
Thực tập chuyên ngành từ học và siêu dẫn
46
Vật lý và kỹ thuật nhiệt độ thấp
47
Vật liệu vô định hình
48
Vật liệu từ liên kim loại
V.2.2
Các môn học chuyên sâu về Vật liệu Bán dẫn
49
Vật lý bán dẫn
50
Vật lý màng mỏng
51
Thực tập chuyên ngành Vật lý bán dẫn
52
Vật liệu và công nghệ bán dẫn
53
Quang bán dẫn
54
Vật lý linh kiện bán dẫn
55
Quang điện tử và quang tử
56
Cảm biến và ứng dụng
57
Linh kiện bán dẫn chuyển đổi năng lượng
58
Cấu trúc phổ
V.2.3
Các môn học chuyên sâu về Tính toán trong Khoa học Vật liệu
59
Khoa học Vật liệu tính toán
60
Vật lý màng mỏng
61
Vật lý chất rắn 2
62
Thực tập chuyên ngành Khoa học vật liệu tính toán
63
Lập trình nâng cao
64
Phương pháp Toán – lý
65 Phương pháp
66
Mở đầu lý thuyết lượng tử từ học
V.3 Khóa luận tốt nghiệp
67
Khóa luận tốt nghiệp Graduation Thesis
 
Các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp
68
Vật lý hiện đại
69
Vật lý của vật chất

Theo Đại học Quốc gia Hà Nội

3. Các khối thi vào ngành Khoa học vật liệu

– Mã ngành: 7440122

– Các tổ hợp môn xét tuyển vào ngành Khoa học vật liệu:

  • A00: Toán – Vật lý – Hóa học
  • A01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh
  • A02: Toán – Vật lý – Sinh học
  • B00: Toán – Hóa học – Sinh học
  • D07: Hóa – Toán – Tiếng Anh

4. Điểm chuẩn ngành Khoa học vật liệu

Điểm chuẩn ngành Khoa học vật liệu tùy thuộc vào từng cơ sở đào tạo, mức điểm dao động trong khoảng 14 – 17 điểm năm 2018.

5. Các trường đào tạo ngành Khoa học vật liệu

Hiện ở nước ta chưa có nhiều trường đại học đào tạo ngành Khoa học vật liệu, chỉ một số trường sau:

– Khu vực phía Bắc:

  • Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội

– Khu vực phía Nam:

  • Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQG TP Hồ Chí Minh
  • Đại học Trà Vinh

6. Cơ hội việc làm ngành Khoa học vật liệu

Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành Khoa học vật liệu, bạn có thể đảm nhiệm một số vị trí công việc tại các đơn vị dưới đây:

  • Các công ty sản xuất, gia công vật liệu như các công ty luyện cán kim loại, gốm sứ, nhựa, cao su…
  • Công ty chế tạo vật tư và thiết bị dân dụng, thiết bị công nghiệp như các công ty cơ khí, gốm sứ, nhựa…
  • Công ty cơ khí sản xuất phụ tùng thay thế cho các thiết bị công nông ngư nghiệp.
  • Công ty sản xuất các cấu kiện, vật liệu xây dựng, vật liệu trang trí nội thất.
  • Công ty xuất nhập khẩu nguyên vật liệu: kim loại, gốm, nhựa…
  • Công ty, hãng sản xuất và kinh doanh vật liệu của nước ngoài có chi nhánh, VP đại diện tại Việt Nam.
  • Các cơ quan đào tạo và nghiên cứu khoa học như trường, viện về lãnh vực khoa học và kỹ thuật vật liệu.
  • Những cơ quan, viện nghiên cứu thiết kế thiết bị, cải tiến công nghệ, cơ quan quản lý và kiểm định chất lượng nguyên vật liệu như hải quan, Trung Tâm tiêu chuẩn đo lường chất lượng.

7. Mức lương của ngành Khoa học vật liệu

Ngành Khoa học vật liệu được xếp vào nhóm ngành có mức lương cao và áp lực công việc ít. Mức lương trung bình năm của những nhà Khoa học vật liệu vào khoảng 50.000 USD.

8. Những tố chất phù hợp với ngành Khoa học vật liệu

Để theo học ngành Khoa học vật liệu, người học cần đáp ứng một số tố chất dưới đây:

  • Đam mê và yêu thích khám phá khoa học;
  • Có tư duy tự nhiên;
  • Tư duy logic và trí thông minh;
  • Khả năng tập trung cao;
  • Kiên nhẫn và thận trọng, tỉ mỉ;
  • Ham học hỏi và tìm hiểu, khám phá.

Trên đây là những thông tin thí sinh cần nắm về ngành Khoa học vật liệu, hy vọng sẽ giúp các bạn lựa chọn được một ngành học phù hợp với sở thích và năng lực bản thân.

Tags:
Back to Top