Ngành Kinh doanh thương mại
Kinh doanh thương mại hiện đang là ngành học nhận được nhiều sự quan tâm của các bạn trẻ. Đây là ngành học cung cấp kiến thức liên quan đến kinh doanh, quảng cáo, PR, bán hàng, phân tích tài chính. Dưới đây là một số thông tin về ngành Kinh doanh thương mại sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng quan về ngành học thú vị này.
1. Tìm hiểu ngành Kinh doanh thương mại
- Ngành Kinh doanh thương mại (tiếng Anh là Commercial Business) là ngành đào tạo chuyên sâu các kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm liên quan đến thương mại trong nước và thương mại quốc tế bao gồm: Marketing, thị trường, phân tich tài chính, quản lý bán hàng… Ngành học này trang bị các kiến thức về hoạt động bán hàng, xuất – nhập kho, quản trị bán lẻ…
- Chương trình đào tạo ngành Kinh doanh thương mại cung cấp cho sinh viên những kiến thức về hoạt động kinh doanh, bán hàng, nghiên cứu thị trường, hoạt động chiêu thị, PR, marketing, lập kế hoạch kinh doanh, nghiệp vụ bán hàng, phân tích tài chính… Trang bị những kiến thức từ nền tảng đến chuyên sâu qua một số môn học như: quản trị học, quản trị tài chính, marketing, nghiệp vụ ngoại thương, kinh tế đối ngoại, các kiến thức về luật thương mại, luật vận tải và bảo hiểm…
- Sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh doanh thương mại có khả năng làm việc và thành công trong công tác quản lý, các hoạt động thương mại tại các đơn vị sản xuất kinh doanh, các công ty thương mại, các công ty xuất nhập khẩu, các văn phòng đại diện, các công ty đa quốc gia, các đơn vị dịch vụ, đại lý vận tải tàu biển, hàng không, bảo hiểm, ngân hàng… Những sinh viên tốt,nghiệp loại giỏi có thể được tuyển chọn để làm công tác giảng dạy và nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng.
2. Chương trình đào tạo ngành Kinh doanh thương mại
Dưới đây là chương trình đào tạo và các môn học cơ bản của ngành Kinh doanh thương mại để các bạn tham khảo thông tin về ngành học này.
A. Kiến thức giáo dục đại cương | |
1 | Lý luận chính trị |
– Những NLCB của Chủ nghĩa Mác-Lê nin (P1 & P2) | |
– Tư tưởng Hồ Chí Minh | |
– Đường lối cách mạng của Đảng CS Việt Nam | |
2 | Tiếng Anh giao tiếp thương mại (P1, P2, P3 & P4) |
3 | Toán – Tin học |
– Toán cao cấp | |
– Tin học đại cương | |
– Lý thuyết xác suất và thống kê toán | |
– Tối ưu hoá (Qui hoạch tuyến tính) | |
4 | Giáo dục thể chất (I,II & III) |
5 | Giáo dục Quốc phòng – An ninh |
6 | Pháp luật đại cương |
7 | Tự chọn (chọn 2 trong tổng số 6 môn) |
– Lịch sử các học thuyết kinh tế | |
– Marketing căn bản | |
– Nguyên lý kế toán | |
– Lý thuyết tài chính tiền tệ | |
– Luật lao động | |
– Nguyên lý thống kê kinh tế | |
B. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp | |
I | Kiến thức cơ sở |
1 | Kinh tế vĩ mô |
2 | Kinh tế vi mô |
3 | Kinh tế phát triển |
4 | Kinh tế quốc tế |
5 | Quản trị học |
6 | Nguyên lý kế toán |
7 | Marketing căn bản |
8 | Quản trị kinh doanh quốc tế |
II | Kiến thức ngành thương mại |
1 | Quản trị chiến lược |
2 | Quản trị marketing |
3 | Quản trị tài chính |
4 | Quản trị nguồn nhân lực |
5 | Quản trị rủi ro |
6 | Giao tiếp kinh doanh |
7 | Luật thương mại |
8 | Quản trị xuất nhập khẩu |
9 | Hành vi khách hàng |
10 | Kế toán quản trị |
11 | Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh |
C. Kiến thức chuyên ngành | |
I | Kiến thức chuyên sâu của ngành kinh doanh thương mại |
1 | Marketing quốc tế |
2 | Quản trị bán hàng |
3 | Quản trị bán lẻ |
4 | Quản trị chuỗi cung ứng |
5 | Quản trị dịch vụ |
6 | Thanh toán quốc tế |
7 | Phân tích báo cáo tài chính |
8 | Thị trường chứng khoán |
9 | Quản trị thương hiệu |
10 | Thương mại điện tử |
11 | Marketing công nghiệp |
12 | Báo cáo ngoại khóa |
II | Kiến thức chuyên ngành Thương mại bán lẻ |
1 | Marketing dịch vụ |
2 | Kỹ năng bán hàng |
3 | Quản trị mối quan hệ khách hàng -CRM |
4 | Logistics |
5 | Quản trị mua hàng và lưu kho |
6 | Quản trị hệ thống phân phối |
7 | Quản trị bán lẻ |
8 | Quảng cáo và khuyến mãi |
9 | Thương mại điện tử |
10 | Quản trị thương hiệu |
11 | Báo cáo ngoại khóa |
D. Thực tập tốt nghiệp và làm khoá luận |
Theo Đại học Kinh tế TP. HCM
3. Các khối thi vào ngành Kinh doanh thương mại
– Mã ngành Kinh doanh thương mại: 7340121
– Các tổ hợp môn xét tuyển ngành Kinh doanh thương mại:
- A00 (Toán, Lý, Hóa)
- A01 (Toán, Lý, Anh)
- D01 (Toán, Văn, Anh)
- C04 (Toán, Văn, Địa)
4. Điểm chuẩn của ngành Kinh doanh thương mại
Điểm chuẩn của ngành học Kinh doanh thương mại của các trường Đại học những năm gần đây dao động từ 15 – 20 điểm, tùy thuộc vào khối thi và kết quả xét tuyển THPT Quốc gia năm 2018.
5. Các trường đào tạo ngành Kinh doanh thương mại
Đối với những sĩ tử chuẩn bị bước vào kỳ xét tuyển đại học – cao đẳng hẳn sẽ rất băn khoăn tìm cho mình một ngành học và trường đại học tốt để theo học. Dưới đây, chúng tôi cung cấp danh sách các trường có ngành Kinh doanh thương mại phân theo từng khu vực để các bạn dễ dàng lựa chọn.
– Khu vực miền bắc:
- Đại học Kinh tế Quốc dân
- Đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội
- Đại học Thương Mại
– Khu vực miền Nam:
- Đại học Đà Nẵng
- Đại học Kinh tế TP.HCM
- Đại học Kinh tế – Tài chính
- Đại Học Văn Lang
6. Cơ hội việc làm ngành Kinh doanh thương mại
Ngành Kinh doanh thương mại hiện nay đang là một ngành rất “hot” vì đa số đầu ra đều có việc làm ổn định và là ngành có nhiều triển vọng trong tương lai. Sinh viên ngành Kinh doanh thương mại khi ra trường sẽ có được các kỹ năng giải quyết nhanh vấn đề về thương mại, có khả năng độc lập cao. Nhanh nhạy trong việc nắm bắt và phân tích thông tin thị trường cũng như thực hiện quản lý, quản trị kinh doanh tốt. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc tại các vị trí sau đây:
- Chuyên viên tổ chức các hoạt động Kinh doanh thương mại ở các doanh nghiệp, tổ chức, công ty;
- Chuyên viên sales và xúc tiến các dịch vụ khách hàng;
- Chuyên viên quản lý, quản trị hoạt động kinh doanh, mua bán hàng hóa;
- Nhân viên kinh doanh hàng không, tàu biển và các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng;
- Nhân viên kinh doanh forwarder, logistics;
- Nhân viên xuất nhập khẩu, quản lý kho hàng.
- Quản lý bán hàng: Chịu trách nhiệm quản lý chuỗi cửa hàng bán lẻ, kinh doanh hay quản lý các hoạt động kinh danh của công ty.
- Quản lý nhập xuất kho: Công việc cụ thể là chịu trách nhiệm quản lý quy trình xuất – nhập kho hàng,quản lý các sản phẩm tại kho, nhằm đáp ứng đủ nhu cầu cho khách hàng.
- Nhân viên kinh doanh: Đảm bảo các hoạt động kinh doanh của công ty, doanh nghiệp. Trực tiếp lên ý tưởng, mục tiêu và phương án định hướng kinh doanh cho công ty, doanh nghiệp.
7. Mức lương của ngành Kinh doanh thương mại
Đối với ngành Kinh doanh thương mại mức lương sẽ chia thành 3 cấp độ sau:
- Sinh viên mới tốt nghiệp: Thuộc đối tượng chưa có kinh nghiệm trong công việc, cần có khoảng thời gian tiến hành đạo, học hỏi, nên mức lương cơ bản dao động từ 6 – 9 triệu đồng.
- Đối với những người có kinh nghiệm làm việc, không cần qua đào tạo tại công ty, mức lương sẽ cao hơn và dao động trong khoảng 9 – 14 triệu.
- Đối với các cá nhân có năng lực quản lý, quản trị giàu kinh nghiệm các công ty, doanh ngiệp có thể trả mức lương cao lên đến 20 – 25 triệu/tháng.
8. Những tố chất cần có để theo học ngành Kinh doanh thương mại
Nếu có những tố chất sau đây thì bạn phù hợp với ngành Kinh doanh thương mại:
- Học khá tốt các môn tự nhiên;
- Ham học hỏi, tìm hiểu thông tin về các lĩnh vực của đời sống như văn hóa, kinh tế, xã hội…;
- Có kỹ năng giao tiếp, linh hoạt trong ứng xử và có khả năng nắm bắt tâm lý của người khác;
- Tự tin, năng động, sáng tạo;
- Có khả năng trình bày vấn đề và biết cách thuyết phục người khác;
- Có khả năng ngoại ngữ, tin học;
- Kiên trì, chăm chỉ và chịu được áp lực cao;
Ngành Kinh doanh thương mại không chỉ là một ngành học thú vị mà đây còn là một ngành nghề có nhiều triển vọng trong tương lai. Vậy, nếu bạn cảm thấy yêu thích ngành học này thì còn chần chừ gì mà không đăng ký xét tuyển vào các trường đại học phù hợp nhỉ.