Ngành Kinh tế công nghiệp

Ngành Kinh tế công nghiệp là đang ngành học được nhiều bạn trẻ quan tâm theo học, bởi học ngành này khi ra trường có nhiều cơ hội việc làm với mức thu nhập tương đối cao. Hãy cùng tìm hiểu thông tin chi tiết về ngành Kinh tế trong bài viets dưới đây.

1. Tìm hiểu ngành Kinh tế công nghiệp

  • Kinh tế công nghiệp (tiếng Anh là Industrial economics) là một chuyên ngành kinh tế học, thuộc lĩnh vực kinh tế học ứng dụng, nghiên cứu tổ chức ngành, cơ cấu ngành, năng lực cạnh tranh của các ngành và tiểu ngành kinh tế.
  • Chương trình cử nhân Kinh tế công nghiệp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về kinh tế và quản lý trong các lĩnh vực công nghiệp, năng lượng. Đào tạo những kiến thức về tổ chức hoạt động và vận hành của thị trường, những vấn đề kinh tế trong các ngành công nghiệp và năng lượng cũng như những kiến thức liên quan đến quản lý các nguồn tài nguyên.
  • Theo học ngành này, sinh viên được trang bị các kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực: Kế toán Tài chính, Kế toán Xây dựng cơ bản, Kiểm toán, Kế toán Quản trị, Hệ thống thông tin kinh tế, Quản trị, Marketing và Phân tích hoạt động kinh doanh… Ngoài ra, còn được trang bị các kỹ năng mềm như: Kỹ năng giao tiếp, Kỹ năng làm việc nhóm, Kỹ năng đàm phán, Kỹ năng tổ chức hiệu quả…

2. Chương trình đào tạo ngành Kinh tế công nghiệp

Các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Kinh tế công nghiệp trong bảng dưới đây.

Lý luận chính trị + Pháp luật đại cương
1 Những NLCB của CN Mác-Lênin I
2 Những NLCB của CN Mác-Lênin II
3 Tư tưởng Hồ Chí Minh
4 Đường lối CM của Đảng CSVN
5 Pháp luật đại cương
Giáo dục thể chất
6 Lý luận thể dục thể thao (bắt buộc)
7 Bơi lội (bắt buộc)
Tự chọn trong danh mục
8 Tự chọn thể dục 1
9 Tự chọn thể dục 2
10 Tự chọn thể dục 3
Giáo dục Quốc phòng – An ninh
11 Đường lối quân sự của Đảng
12 Công tác quốc phòng, an ninh
13
QS chung và chiến thuật, kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK (CKC)
Tiếng Anh
14 Tiếng Anh I
15 Tiếng Anh II
Khối kiến thức Toán và Khoa học cơ bản
16 Giải tích I
17 Giải tích III
18 Đại số
19 Xác suất thống kê
20 Toán kinh tế
21 Vật lý đại cương I
22 Vật lý đại cương II
23 Tin học đại cương
24 Tin học kinh tế đại cương
25 Kinh tế học vi mô đại cương
26 Kinh tế học vĩ mô đại cương
Cơ sở và cốt lõi ngành
27 Nhập môn ngành Kinh tế công nghiệp
28 Kinh tế quốc tế
29 Hành vi tổ chức
30 Nguyên lý Marketing
31 Thống kê ứng dụng
32 Quản trị sản xuất (BTL)
33 Quản trị nhân lực
34 Nhập môn Kỹ thuật điện
35 Hệ thống cung cấp điện
36 Công nghệ phát điện
37 Kinh tế lượng
38 Kinh tế đầu tư
39 Quản trị chiến lược (BTL)
40
Anh văn chuyên ngành Kinh tế năng lượng
41 Lý thuyết giá năng lượng
42 Kinh tế vận hành hệ thống điện (BTL)
43 Kinh tế dầu khí
44 Kế toán quản trị
Kiến thức bổ trợ
45 Quản trị học đại cương
46
Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp
47 Tâm lý học ứng dụng
48 Kỹ năng mềm
49 Tư duy công nghệ và thiết kế kỹ thuật
50 Thiết kế mỹ thuật công nghiệp
51 Technical Writing and Presentation
Tự chọn theo định hướng
Modun 1 – Kinh tế và chính sách năng lượng
52 Kinh tế và quản lý công nghiệp
53 Kinh tế tài nguyên và môi trường
54
Phân tích và dự báo nhu cầu năng lượng (BTL)
55 Quy hoạch phát triển năng lượng
56 Thị trường năng lượng
57 Chính sách năng lượng
Modun 2 – Năng lượng tái tạo và sử dụng năng lượng hiệu quả
58 Kinh tế và quản lý công nghiệp
59 Kinh tế tài nguyên và môi trường
60
Phân tích và dự báo nhu cầu năng lượng (BTL)
61
Mô hình tài chính cho các dự án năng lượng
62
Năng lượng tái tạo: Công nghệ, thị trường và chính sách phát triển
63
Quản lý sử dụng năng lượng trong doanh nghiệp
Modun 3 – Lựa chọn thực tập tại doanh nghiệp
64 Kinh tế và quản lý công nghiệp
65 Kinh tế tài nguyên và môi trường
66 Thị trường năng lượng
67
Phân tích và dự báo nhu cầu năng lượng (BTL)
68 Chuyên đề (BTL)
69
Quản lý sử dụng năng lượng trong doanh nghiệp
Thực tập và khóa luận tốt nghiệp
70 Thực tập tốt nghiệp
71 Khóa luận tốt nghiệp

Theo Đại học Bách khoa Hà Nội

3. Các khối thi vào ngành Kinh tế công nghiệp

– Mã ngành: 7510604

– Ngành Kinh tế công nghiệp xét tuyển các tổ hợp môn sau:

  • A00: Toán, Lý, Hóa
  • A01: Toán, Lý, Tiếng Anh
  • D01: Toán, Văn, Tiếng Anh
  • D07: Toán, Hóa, Tiếng Anh

4. Điểm chuẩn ngành Kinh tế công nghiệp

Những năm gần đây, điểm chuẩn để vào học ngành Kinh tế công nghiệp tại các trường dao động từ 22 – 24 điểm tùy theo các khối thi xét theo kết quả thi THPT Quốc gia hoặc xét theo học bạ.

5. Các trường đào tạo ngành Kinh tế công nghiệp

Hiện nay, ở nước ta chưa có nhiều trường đại học đào tạo ngành Kinh tế công nghiệp, chỉ có một số trường sau:

  • Đại học Bách khoa Hà Nội
  • Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – ĐH Thái Nguyên

6. Cơ hội việc làm ngành Kinh tế công nghiệp

Sau khi ra trường, sinh viên sẽ có những kiến thức khoa học cơ bản, phẩm chất nghề nghiệp cần thiết chuyên sâu để sau khi tốt nghiệp có thể tham gia quản lý hiệu quả những hoạt động kỹ thuật, công nghệ và sản xuất trong các ngành công nghiệp, đặc biệt là ngành năng lượng như: dự báo nhu cầu năng lượng, quản lý đầu tư năng lượng, tính toán bài toán kinh tế dầu khí, kinh tế hệ thống điện, mô hình hoá hệ thống đến các vấn đề thực tiễn về giá năng lượng… Cụ thể, sau khi tốt nghiệp được cấp bằng cử nhân, có đủ năng lực làm việc tại:

  • Công tác kế toán, kiểm toán, kiểm soát tại các doanh nghiệp công nghiệp, xây dựng, Bưu chính viễn thông; các Phòng Kế toán tài chính, Phòng Kế hoạch tiền lương của các Sở, Ban, Ngành liên quan đến công nghiệp, xây dựng và Bưu chính viễn thông;
  • Kiểm toán viên tại các Công ty kiểm toán, Cơ quan kiểm toán Nhà nước;
  • Tham gia giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trong lĩnh vực đào tạo về kinh tế;
  • Làm việc các vị trí như Trợ lý giám đốc, Chuyên gia tư vấn về Kinh tế;
  • Kỹ sư vận hành trong các cơ quan, tổ chức, công ty hoạt động trong lĩnh vực năng lượng (Điện, dầu khí, than, năng lượng tái tạo…), hoặc có liên quan đến năng lượng;
  • Kỹ sư vận hành và quản lý năng lượng trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực, đặc biệt là các doanh nghiệp sử dụng nhiều năng lượng;
  • Nghiên cứu viên, tư vấn viên trong các đơn vị tư vấn trong lĩnh vực năng lượng và môi trường, các dự án quốc tế về năng lượng, môi trường đặc biệt về năng lượng tái tạo; các trung tâm, các viện nghiên cứu khoa học về chuyên ngành kinh tế, cụ thể như về công nghiệp, năng lượng…

7. Mức lương ngành Kinh tế công nghiệp

  • Sinh viên có việc làm sau 1 năm tốt nghiệp với mức lương phổ biến từ 6 – 10 triệu đồng/tháng.
  • Mức lương có thể tăng tùy theo năng lực và kinh nghiệm tại vị trí công tác trong các doanh nghiệp, đơn vị từ 10 – 15 triệu/tháng.

8. Những tố chất phù hợp với ngành Kinh tế công nghiệp

Để học tập và làm việc trong ngành Kinh tế công nghiệp, bạn cần có những tố chất, kỹ năng sau:

  • Học tốt các môn Khoa học tự nhiên;
  • Có kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm;
  • Có khả năng ngoại ngữ, tin học;
  • Kiên trì, nhẫn nại và chăm chỉ;
  • Chịu được áp lực công việc cao;
  • Am hiểu nhiều lĩnh vực như kinh tế, xã hội…

Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan về ngành Kinh tế công nghiệp và có định hướng nghề nghiệp phù hợp với bản thân.

Tags:
Back to Top