Ngành Kinh tế quốc tế

Ngành Kinh tế phát triển là một trong các ngành thuộc khối ngành Kinh tế được đánh giá tốt nhất về mặt chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp và cơ hội việc làm cho người học không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia khác trên thế giới. Để hiểu rõ hơn về ngành Kinh tế phát triển, các bạn hãy đọc bài viết dưới đây nhé!

1. Tìm hiểu ngành Kinh tế phát triển 

  • Kinh tế phát triển (tiếng Anh là Development Economics) là một trong những khoa học kinh tế khám phá và giải thích quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế. Mục tiêu của Kinh tế phát triển là nhằm cung cấp một cơ sở lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn trong phát triển kinh tế, để các nước đang phát triển có thể vận dụng vào hoàn cảnh riêng, tìm kiếm được con đường phát triển thích hợp, cải thiện tình trạng chưa tiến bộ của từng quốc gia.
  • Chương trình đào tạo ngành Kinh tế Phát triển sẽ trang bị cho sinh viên các kỹ năng nghề nghiệp, kiến thức chuyên môn về Kinh tế, Kinh tế Phát triển. Giúp sinh viên rèn luyện, phát triển các kỹ năng mềm, có nhiều cơ hội tìm được các vị trí việc làm phù hợp với ngành học thuộc nhiều lĩnh vực, khu vực như các doanh nghiệp, ngân hàng, tổ chức phi Chính phủ, cơ quan Nhà nước, trường đại học…
  • Theo học ngành này, sinh viên có khả năng phát triển chuyên sâu, có trình độ chuyên môn cao, phẩm chất tốt, có khả năng làm việc hiệu quả trong nhiều lĩnh vực khác nhau – đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng chiến lược, hoạch định chính sách và quản lý quá trình phát triển – góp phần tích cực vào việc đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao của đất nước.

2. Chương trình đào tạo ngành Kinh tế phát triển

Để tìm hiểu ngành Kinh tế phát triển học những gì, các bạn hãy tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành trong bảng dưới đây.

I Khối kiến thức chung (Không tính các môn học 9-11)
1
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 1
2
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 2
3 Tư tưởng Hồ Chí Minh
4
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
5 Tin học cơ sở 2
6 Tiếng Anh A1
7 Tiếng Anh A2
8 Tiếng Anh B1
9 Giáo dục thể chất
10 Giáo dục quốc phòng-an ninh
11 Kỹ năng mềm
II Khối kiến thức theo lĩnh vực
12 Toán cao cấp
13 Xác suất thống kê
14 Toán kinh tế
III Khối kiến thức theo khối ngành
III.1 Các môn học bắt buộc
15 Nhà nước và pháp luật đại cương
16 Kinh tế vi mô 1
17 Kinh tế vĩ mô 1
18 Nguyên lý thống kê kinh tế
19 Kinh tế lượng
III.2 Các môn học tự chọn
20 Lãnh đạo và giao tiếp nhóm
21 Lịch sử văn minh thế giới
22 Xã hội học đại cương
23 Logic học
IV Khối kiến thức theo nhóm ngành
IV.1 Các môn học bắt buộc
24 Luật kinh tế
25 Phương pháp nghiên cứu kinh tế
26 Kinh tế vi mô 2
27 Kinh tế vĩ mô 2
28 Kinh tế phát triển
29 Lịch sử các học thuyết kinh tế
IV.2 Các môn học tự chọn
30 Nguyên lý kế toán
31 Nguyên lý quản trị kinh doanh
32 Nguyên lý Marketing
33 Nhập môn quản trị học
V Khối kiến thức ngành
V.1 Các môn học bắt buộc
34 Kinh tế phát triển 2
35 Kinh tế công cộng
36 Kinh tế môi trường
37 Thương mại quốc tế
38 Phân tích chi phí và lợi ích
39 Kinh tế thể chế
V.2 Các môn học tự chọn
V.2.1 Các môn học chuyên sâu
V.2.1.1 Các môn học chuyên sâu về Chính sách công
40 Chính sách công
41 Phân tích chi tiêu công
42 Lựa chọn công cộng
43 Quản lý dự án phát triển
V.2.1.2
Các môn học chuyên sâu về Môi trường và phát triển bền vững
44 Quản lý môi trường
45 Hạch toán môi trường
46 Đánh giá tác động môi trường
47 Phát triển bền vững
V.2.1.3 Các môn học chuyên sâu về Kinh tế học
48 Phân tích chính sách kinh tế xã hội
49 Kinh tế vi mô nâng cao
50 Kinh tế vĩ mô nâng cao
51 Kinh tế lượng nâng cao
V.2.2 Các môn học bổ trợ
52 Kinh tế tiền tệ – ngân hàng
53 Kinh tế chính trị học
54 Lịch sử kinh tế
55 Kinh tế học về chi phí giao dịch
56 Lợi ích kinh tế và quan hệ phân phối
57 Mô hình nhà nước phúc lợi
58 Nông nghiệp, nông dân và nông thôn
59 Toàn cầu hóa và phát triển kinh tế
60 Kinh tế học về những vấn đề xã hội
61 Đầu tư quốc tế
62 Tài chính quốc tế
63 Kinh tế đối ngoại Việt Nam
64 Kinh tế khu vực
V.3 Kiến thức thực tập và tốt nghiệp
V.3.1 Thực tập và niên luận
65 Thực tập thực tế
66 Niên luận
V.3.2 Khóa luận tốt nghiệp hoặc môn học thay thế
67 Khóa luận tốt nghiệp
  02 môn học thay thế khóa luận tốt nghiệp
68 Hoạch định chính sách phát triển
69 Tài chính cho phát triển

Theo Đại học Quốc gia Hà Nội

3. Các khối thi vào ngành Kinh tế phát triển

– Mã ngành: 7310105

– Các tổ hợp môn xét tuyển vào ngành Kinh tế phát triển:

  • A00: Toán học, Vật Lý, Hóa học
  • A01: Toán học, Vật Lý, Tiếng Anh
  • D01: Toán học, Văn học, Tiếng Anh

4. Điểm chuẩn ngành Kinh tế phát triển

Các bạn có thể tham khảo mức điểm chuẩn của các trường đại học đào tạo ngành Kinh tế phát triển những năm gần đây. Trong năm 2018, mức điểm chuẩn của ngành này từ 13 – 22 điểm xét theo kết quả thi THPT Quốc gia.

5. Các trường đào tạo ngành Kinh tế phát triển

Nếu bạn muốn học ngành Kinh tế phát triển có thể đăng ký nguyện vọng vào các trường đại học sau:

– Khu vực miền Bắc:

  • Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Đại học Kinh tế Quốc dân
  • Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh – Đại học Thái Nguyên

– Khu vực miền Trung:

  • Đại học Phạm Văn Đồng

6. Cơ hội việc làm ngành Kinh tế phát triển

Ngành Kinh tế phát triển đào tạo cử nhân kinh tế có thể phân tích, tham gia hoạch định và tư vấn thực hiện chính sách phát triển kinh tế – xã hội ở các cấp, ngành và lĩnh vực; quản lý các quá trình phát triển; xây dựng, phân tích, thẩm định và chỉ đạo thực hiện các chương trình và dự án phát triển; phân tích và dự báo kinh tế – xã hội; mô hình hóa tăng trưởng kinh tế; tổ chức các hoạt động hợp tác kinh tế quốc tế, thực hiện các dự án phát triển với nước ngoài. Vì vậy, cơ hội việc làm ngành Kinh tế phát triển rất rộng mở.

Sinh viên theo học ngành Kinh tế phát triển, sau khi ra trường có thể làm việc tại các dự án phát triển, các tổ chức phát triển và các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước với các công việc như:

  • Phân tích thực trạng kinh tế – xã hội của cộng đồng, quốc gia;
  • Tham gia lập kế hoạch và thực thi dự án phát triển;
  • Tổng hợp, nghiên cứu, phân tích và tham gia hoạch định chính sách phát triển;
  • Tham gia lập kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, tư vấn giải pháp, chính sách phục vụ cho phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực chính sách công, phát triển bền vững;
  • Nghiên cứu và giảng dạy tại các cơ sở nghiên cứu, cơ sở giáo dục đại học liên quan đến kinh tế học, kinh tế phát triển, chính sách công, kinh tế môi trường, phát triển bền vững.

Với những công việc trên, sinh viên có thể làm việc tại:

  • Các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế – xã hội;
  • Các bộ và cơ quan ngang bộ, các sở, ban ngành ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
  • Các viện nghiên cứu kinh tế, các trường Đại học, Cao đẳng;
  • Làm việc cho các dự án phát triển kinh tế, các tổ chức trong và ngoài nước;
  • Bộ Kế hoạch – đầu tư, các vụ kế hoạch của các bộ, sở kế hoạch của tỉnh, phòng kế hoạch các quận (huyện).

7. Mức lương ngành Kinh tế phát triển

Đối với sinh viên ngành Kinh tế phát triển mới ra trường và ít kinh nghiệm làm việc tại các doanh nghiệp thì mức lương cơ bản từ 5 – 7 triệu đồng/ tháng. Ngoài ra, tùy vào vị trí công việc, năng lực và kinh nghiệm làm việc trong ngành Kinh tế phát triển thì mức lương từ 7 – 10 triệu đồng/ tháng hoặc có thể cao hơn.

8. Những tố chất phù hợp để học ngành Kinh tế phát triển 

Để theo học ngành Kinh tế phát triển, bạn cần phải có những tố chất sau:

  • Kiên trì, nhẫn nại và chịu được áp lực công việc;
  • Tự tin, năng động, giao tiếp tốt, có khả năng đàm phán thuyết phục;
  • Khả năng ngoại ngữ tốt;
  • Sáng tạo, tự tin, quyết đoán;
  • Khả năng thu thập và xử lí thông tin;
  • Say mê nghiên cứu, khám phá kiến thức và có trách nhiệm trong công việc;
  • Có khả năng làm việc độc lập dưới áp lực về thời gian và khối lượng công việc.

Hy vọng những thông tin bổ ích trong bài viết đã giúp các bạn nắm rõ hơn về ngành Kinh tế phát triển, để từ đó có lựa chọn ngành học phù hợp với sở thích và năng lực bản thân.

Tags:
Back to Top