Ngành Kỹ thuật cơ sở hạ tầng

Ngành Kỹ thuật cơ sở hạ tầng là một ngành học thu hút nhiều bạn trẻ theo học và hiện có nhu cầu cao về nguồn nhân lực cao. Vì vậy, đây là một ngành học có nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi ra trường.

1. Tìm hiển ngành Kỹ thuật cơ sở hạ tầng

  • Cơ sở hạ tầng được hiểu là toàn bộ những điều kiện vật chất, kỹ thuật, cơ chế hoạt động, thiết chế xã hội được trang bị các yếu tố vật chất và môi trường phục vụ cho hoạt động sản xuất và đời sống con người.
  • Kỹ thuật cơ sở hạ tầng (tiếng Anh là Infrastructure Engineering) là ngành học về quy hoạch, xây dựng đồng bộ và hiện đại hóa các công trình hạ tầng kỹ thuật.
  • Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật hạ tầng cơ sở trang bị cho sinh viên những kiến thức khoa học cơ bản, cơ sở và kiến thức kỹ thuật chuyên môn vững chắc, năng lực thực hành nghề nghiệp cao, có khả năng thích ứng cao với môi trường kinh tế – xã hội, làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết tốt những vấn đề khoa học và kỹ thuật của ngành hạ tầng cơ sở, có chuẩn mực đạo đức cao trong nghề nghiệp, trung thành với Tổ quốc, phục vụ tốt đất nước và xã hội.
  • Sau khi tốt nghiệp ngành Kỹ thuật hạ tầng cơ sở, sinh viên có khả năng tham gia xây dựng dự án, lập dự án, thiết kế, chế tạo, lắp đặt, vận hành và khai thác các hệ thống kỹ thuật hạ tầng cơ sở về nhà, giao thông, nước ở vị trí công việc khác nhau của kỹ sư: thiết kế, vận hành khai thác, sửa chữa, quản lý sản xuất hoặc giảng dạy, nghiên cứu.

2. Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật cơ sở hạ tầng

Các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Kỹ thuật cơ sở hạ tầng trong bảng dưới đây.

I GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG
I.1 Lý luận chính trị
1 Pháp luật đại cương
2
Nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin I
3
Nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin II
4 Tư tưởng Hồ Chí Minh
5
Đường lối cách mạng của ĐCSVN
I.2 Kỹ năng
6
Kỹ năng giao tiếp va thuyết trình
I.3 Khoa học tự nhiên và tin học
7 Giải tích hàm một biến
8 Tin học văn phòng
9 Giải tích hàm nhiều biến
10 Nhập môn đại số tuyến tính
11 Hóa đại cương I
12 Vật lý I
13 Vật lý II
14 Phương trình vi phân
15 Nhập môn xác suất thống kê
I.4 Tiếng Anh
16 Tiếng Anh I
17 Tiếng Anh II
18 Tiếng Anh III
I.5 Giáo dục quốc phòng
I.6 Giáo dục thể chất
II GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP
II.1 Kiến thức cơ sở khối ngành
19 Cơ học cơ sở I
20 Đô họa kỹ thuật I
21 Đô họa kỹ thuật II
22 Cơ học cơ sở II
23 Sức bền vật liệu I
24 Cơ học chất lỏng
25 Trắc địa
26 Thực tập trắc địa
27 Cơ học kết cấu I
II.2 Kiến thức cơ sở ngành
28 Thủy lực công trình
29 Địa kỹ thuật
30 Thủy văn công trình
31 Vật liệu xây dựng
32 Kỹ thuật điện
II.3 Kiến thức ngành
33
Thực tập hương nghiệp nganh Kỹ thuật cơ sở hạ tầng
34
Tin học ứng dụng trong kỹ thuật hạ tầng
35 Quy hoạch đô thị
36 Kỹ thuật hạ tầng giao thông
37
Quy hoạch và phát triển nông thôn
38
Đô án quy hoạch và phát triển nông thôn
39 Kết cấu bê tông cốt thép
40 Thiết kế công trình giao thông I
41
Thiết kế công trình giao thông II
42
Đô án thiết kế công trình giao thông
43
Giơi thiệu và cơ sở thiết kế công trình thủy
44 Kết cấu thép
45 Kinh tế xây dựng I
46
Giơi thiệu thiết kế công trình dân dụng và công nghiệp
47 Cấp thoát nươc
48 Thi công 1
49 Quản lý dự án
50 Thiết kế công trình công cộng
51
Đồ án thiết kế công trình công cộng
52 Máy bơm va trạm bơm
53
Thực tập tốt nghiệp ngành Kỹ thuật cơ sở hạ tầng
II.4 Học phần tốt nghiệp
II.5 Kiến thức tự chọn
1 Quy hoạch cơ sở hạ tầng
2 Thiết kế hạ tầng thủy lợi
3 Tiếp cận bền vững
4 Nền móng
5 Đồ án nền móng
6
Công nghệ xây dựng công trình bê tông
7
Đồ án công nghệ xây dựng công trình bê tông
8 Kết cấu bê tông ứng suất trước
9 Xử lý nước cấp
10 Xử lý nước thải
11 Kỹ thuật tưới hiện đại
12 Đồ án kỹ thuật tưới hiện đại
13
Cấp thoát nước bên trong công trình
14
Đồ án cấp thoát nước bên trong công trình
15 Giám sát chất lượng công trình
16
Thi công công trình cấp thoát nước

Theo Đại học Thủy lợi

3. Các khối thi vào ngành Kỹ thuật cơ sở hạ tầng 

– Mã ngành: 7580210

– Ngành Kỹ thuật cơ sở hạ tầng xét tuyển các tổ hợp môn sau:

  • A00: Toán, Vật lí, Hóa học
  • A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh
  • A16:
  • D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
  • D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh
  • D90:

4. Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật cơ sở hạ tầng

Các bạn có thể tham khảo mức điểm chuẩn của các trường đại học đào tạo ngành Kỹ thuật cơ sở hạ tầng những năm gần đây. Trong năm 2018, mức điểm chuẩn của ngành này từ 14 – 21 điểm, tùy theo phương thức xét tuyển của từng trường.

5. Các trường đào tạo ngành Kỹ thuật cơ sở hạ tầng

Hiện ở nước ta có các trường đại học đào tạo ngành Kỹ thuật cơ sở hạ tầng sau:

– Khu vực miền Bắc:

  • Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Đại học Thủy lợi

– Khu vực miền Trung:

  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật – Đại học Đà Nẵng
  • Đại học Kiến trúc Đà Nẵng

– Khu vực miền Nam:

  • Đại học Bách Khoa – ĐHQG TP.HCM
  • Đại học Kiến trúc TP.HCM

6. Cơ hội việc làm ngành Kỹ thuật cơ sỏ hạ tầng

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên học ngành Kỹ thuật cơ sở hạ tầng có thể đảm nhiệm công việc tại các vị trí sau:

  • Công chức, viên chức, cán bộ quản lý trong các cơ quan quản lý nhà nước đối với công trình Kỹ thuật cơ sở hạ tầng, hạ tầng đô thị từ trung ương đến địa phương.
  • Làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt động trong các lĩnh vực liên quan đến công trình Kỹ thuật cơ sở hạ tầng, công trình xây dựng dân dụng, giao thông, thủy lợi, cấp thoát nước, quản lý chất thải rắn và hệ thống điện dân dụng từ khâu lập, quản lý dự án, quy hoạch, khảo sát, thiết kế, giám sát, thi công, vận hành, khai thác, sửa chữa và khắc phục sự cố công trình…
  • Giảng dạy, nghiên cứu trong các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng, dạy nghề, các cơ sở nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật chuyên ngành về phát triển cơ sở hạ tầng…
  • Làm chủ các doanh nghiệp về tư vấn khảo sát, thiết kế, giám sát, thi công, sản xuất kinh doanh các sản phẩm về xây dựng công trình và đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng.
  • Chủ nhiệm lập dự án, chủ nhiệm và chủ trì thiết kế, quy hoạch các công trình xây dựng, công trình cơ sở hạ tầng đô thị và nông thôn.
  • Chỉ huy trưởng thi công các công trình xây dựng, công trình cơ sở hạ tầng đô thị và nông thôn.
  • Kỹ sư định giá, lập tổng mức đầu tư, lập dự toán, hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu các công trình xây dựng, công trình cơ sở hạ tầng đô thị và nông thôn.

7. Mức lương ngành Kỹ thuật cơ sở hạ tầng

  • Đối với sinh viên mới ra trường và ít kinh nghiệm, làm việc tại các đơn vị liên quan đến ngành Kỹ thuật cơ sở hạ tầng sẽ có mức lương trung bình từ 6 – 8 triệu đồng/ tháng.
  • Ngoài ra, tùy thuộc vào vị trí, năng lực và kinh nghiệm làm việc trong ngành Kỹ thuật cơ sở hạ tầng mà mức lương có thể cao hơn từ 10 – 15 triệu/ tháng hoặc cao hơn.

8. Ngành Kỹ thuật cơ sở hạ tầng cần có tố chất gì?

Để theo học và thành công trong ngành Kỹ thuật cơ sở hạ tầng, bạn cần có các tố chất sau:

  • Năng lực tìm tòi, tiếp cận, ứng dụng hiệu quả và sáng tạo các kỹ thuật, kỹ năng và công cụ hiện đại để giải quyết những vấn đề thực tế của kỹ thuật hạ tầng cơ sở.
  • Phương pháp làm việc khoa học và chuyên nghiệp, tư duy hệ thống và tư duy phân tích, khả năng trình bày, khả năng giao tiếp và làm việc hiệu quả trong nhóm (đa ngành), hội nhập được trong môi trường quốc tế.
  • Hiểu biết về các giá trị đạo đức và nghề nghiệp, ý thức về những vấn đề đương đại, hiểu rõ vai trò của các giải pháp kỹ thuật trong bối cảnh kinh tế, môi trường, xã hội toàn cầu và trong bối cảnh riêng của đất nước.
  • Ý thức được sự cần thiết phải thường xuyên học tập nâng cao trình độ, có năng lực chuyên môn và khả năng ngoại ngữ để tự học suốt đời.

Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về ngành Kỹ thuật cơ sở hạ tầng và có định hướng nghề nghiệp phù hợp.

Tags:
Back to Top