Ngành Kỹ thuật công nghiệp

Kỹ thuật công nghiệp cung cấp những kiến thức về cả kỹ thuật và kinh doanh, xem xét các vấn đề từ góc nhìn quản lý cũng như kĩ thuật, tạo nên một bức tranh tổng quan về toàn dự án. Với một loạt các kĩ năng học được, sinh viên ra trường có thể tăng cơ hội nghề nghiệp làm việc ở cả vị trí về kĩ thuật và quản lý với mức lương ổn định.

1. Tìm hiểu ngành Kỹ thuật công nghiệp

  • Kỹ thuật công nghiệp (tiếng Anh là Industrial Engineering) là ngành sử dụng các kỹ thuật và công nghệ sản xuất để làm cho quá trình sản xuất nhanh hơn, đơn giản hơn, giúp tối ưu được hiệu quả hoạt động, từ đó đạt được lợi nhuận cao hơn. Ngành học này đào tạo ra những người chuyên điều hành các hoạt động về sản xuất, dịch vụ, dự án cho doanh nghiệp, công ty, cơ sở sản xuất và cơ sở dịch vụ nhằm mục  đích đáp ứng được nhu cầu về nguồn nhân lực cho các tổ chức, doanh nghiệp.
  • Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật công nghiệp trang bị cho sinh viên những kiến thức nền tảng kỹ thuật cốt lõi, kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực Kỹ thuật công nghiệp, để phát triển được khả năng hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai và vận hành các hệ thống sản xuất… Ngoài ra, sinh viên được cung cấp thêm kiến thức về quản lý kinh tế, giúp sinh viên có khả năng thích ứng nhanh với nhiều môi trường làm việc khác nhau, nhất là khi làm việc trong các tập đoàn đa quốc gia hay công ty liên doanh nước ngoài.
  • Môn học ngành Kỹ thuật công nghiệp gồm: Vận trù học, xác suất, thống kê, kinh tế kỹ thuật, thiết kế thực nghiệm, quản lý sản xuất, quản lý dự án, kỹ thuật mô phỏng, kỹ thuật hệ thống, thiết kế mặt bằng, đo lường lao động, thiết kế công việc…

2. Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật công nghiệp

Các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Kỹ thuật công nghiệp trong bảng dưới đây.

  A – Phần bắt buộc
  Kiến thức giáo dục đại cương
1. Những NLCB của CN Mác – Lênin
2. Tư tưởng Hồ Chí Minh
3. Đường lối cách mạng của ĐCSVN
4. Pháp luật đại cương
5. Toán 1
6. Toán 2
7. Toán 3
8. Xác suất thống kê ứng dụng
9. Nhập môn Kỹ thuật Cơ khí
10. Toán ứng dụng trong cơ khí
11. Vật lý 1
12. Vật lý 2
13. Thí nghiệm vật lý 1
14. Hoá đại cương
15. Tin học trong kỹ thuật
16. Giáo dục thể chất 1
17. Giáo dục thể chất 2
18. Giáo dục thể chất 3
19. Giáo dục quốc phòng
  Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp
  Kiến thức cơ sở nhóm ngành và ngành
1. Vẽ kỹ thuật 1
2. Cơ kỹ thuật
3. Sức bền vật liệu
4. Nguyên lý – Chi tiết máy
5. Đồ án Thiết kế máy
6. Dung sai – Kỹ thuật đo
7. Thí nghiệm đo lường cơ khí
8. Vật liệu học
9. Thí nghiệm vật liệu học
10. Anh văn chuyên ngành cơ khí
11. Cơ sở công nghệ chế tạo máy
12. Luật kinh tế
 
Kiến thức chuyên ngành (cho các học phần lý thuyết và thí nghiệm)
1. Kỹ thuật hệ thống
2. Đồ án Thiết kế hệ thống công nghiệp
3. Công nghệ CAD/CAM-CNC
4. Tự động hoá quá trình sản xuất (CKM)
5. Quản trị sản xuất và chất lượng
6. Thiết kế và quản lý trang thiết bị công nghiệp
7. Quản trị chuỗi cung ứng
8. Quản trị sản xuất theo Lean và JIT
9. Chuyên đề thực tế
 
Kiến thức chuyên ngành (các học phần thực hành xưởng, thực tập công nghiệp)
1. Thực tập nguội
2. Thực tập Kỹ thuật Hàn
3. Thực tập Cơ khí 1
4. Thực tập Công nghệ CAD/CAM-CNC
5. Thực tập Thiết kế và mô phỏng hệ thống kỹ thuật
6.
Thực tập Thiết kế và mô phỏng hệ thống sản xuất công nghiệp
7. Thực tập Tốt nghiệp (KCN)
  Tốt nghiệp (Chọn một trong hai hình thức sau)
1. Khóa luận tốt nghiệp
  Các môn tốt nghiệp
1. – Chuyên đề tốt nghiệp 1 (KCN)
2. – Chuyên đề tốt nghiệp 2 (KCN)
3. – Chuyên đề tốt nghiệp 3 (KCN)
  B – Phần tự chọn:
 
Kiến thức giáo dục đại cương (SV tích lũy 4 tín chỉ trong các môn học sau)
1. Kế hoạch khởi nghiệp
2. Nhập môn quản trị chất lượng
3. Nhập môn Quản trị học
4. Nhập môn Logic học
5. Tư duy hệ thống
6. Kỹ năng xây dựng kế hoạch
7. Kỹ năng làm việc trong môi trường kỹ thuật
8. Phương pháp nghiên cứu khoa học
 
Kiến thức cơ sở nhóm ngành và ngành (Sinh viên tích lũy 3 tín chỉ trong các môn học sau)
1. Kỹ thuật điện – điện tử
2. Công nghệ thuỷ lực và khí nén
3. Phân tích dữ liệu
4. Quản trị công nghệ
5. Quản trị Nguồn nhân lực
 
Kiến thức chuyên ngành (Sinh viên tích lũy 5 tín chỉ trong các môn học sau)
1. Trang bị điện – Điện tử trong máy công nghiệp
2. An toàn lao động và môi trường công nghiệp
3. Bảo trì và bảo dưỡng công nghiệp
4. Ergonomics
5. Lập kế hoạch kinh doanh
6. Quản trị chiến lược
7. Thống kê trong kinh doanh
8. Quản trị dự án công nghiệp
  C – Kiến thức liên ngành
1. Quản trị Marketing
2. Công nghệ kim loại
3. Hệ thống thông tin quản lý (MIS)
4. Thiết kế, chế tạo khuôn mẫu
5. CAD/CAM-CNC nâng cao
6. Ứng dụng CAE trong thiết kế
7. Thí nghiệm CAE

Theo Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM

3. Các khối thi vào ngành Kỹ thuật Công nghiệp

Ngành Kỹ thuật công nghiệp có mã ngành 7520117, xét tuyển các tổ hợp môn sau:

  • A00 (Toán, Vật lý, Hóa học)
  • A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)
  • D01 (Ngữ văn, Toán,Tiếng Anh)
  • D90 (Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh)

4. Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật công nghiệp

Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật công nghiệp năm 2018 của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hồ Chí Minh là 19.10 điểm, xét theo kết quả thi tốt nghiệp THPT Quốc gia.

5. Các trường đào tạo ngành Kỹ thuật công nghiệp

Hiện ở nước ta chưa có nhiều trường đại học đào tạo ngành Kỹ thuật công nghiệp, chỉ có trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hồ Chí Minh.

6. Cơ hội việc làm ngành Kỹ thuật công nghiệp

Công việc và vị trí làm việc của kỹ sư ngành Kỹ thuật Công nghiệp rất đa dạng, kỹ sư ngành này có thể làm việc tại nhiều phòng ban khác nhau như: Nhà máy, công ty vận tải, công ty xây dựng, công ty logistics, trường học… Việc làm cụ thể đó là:

  • Chuyên viên kế hoạch giúp hoạch định kế hoạch sản xuất, kế hoạch hoạt động cho đơn vị, công ty, doanh nghiệp.
  • Chuyên viên chất lượng tiến hành kiểm tra các sản phẩm, kiểm soát hoạt động sản xuất để bảo đảm chất lượng như mong muốn.
  • Kỹ sư năng suất giúp phân tích các hoạt động để nhằm nâng cao năng suất trong dây chuyền sản xuất.
  • Chuyên viên dự án chuyên hoạch định hoạt động của dự án, theo dõi tiến độ dự án.
  • Chuyên viên cung ứng vật tư tính toán nhu cầu vật tư để thu mua hợp lý, đáp ứng nhu cầu của người dùng.
  • Chuyên viên kho vận công việc cụ thể là nhận và lưu kho sao cho an toàn, hiệu quả nhất.
  • Chuyên viên logistics tiến hành quản lý về việc nhận và giao hàng để tiết kiệm tối đa chi phí vận chuyển của công ty, doanh nghiệp.

7. Mức lương ngành Kỹ thuật công nghiệp

Hiện chưa có thống kê cụ thể về mức lương của ngành Kỹ thuật công nghiệp.

8. Những tố chất phù hợp với ngành Kỹ thuật công nghiệp 

Để đảm bảo tối ưu hóa được quy trình sản xuất, ngành Kỹ thuật công nghiệp đòi hỏi bạn nên có đủ những tố chất và kỹ năng sau đây:

  • Có lượng kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực cơ khí và chế tạo máy.
  • Có kỹ năng tư duy hệ thống trong chuyên môn ngành.
  • Nghiêm túc trong công việc.
  • Cần cù, tỉ mỉ và chịu khó.
  • Có khả năng phân tích tổng hợp thông tin nhanh.
  • Phát hiện vấn đề và giải quyết kịp thời.
  • Có khả năng về quản lý quản trị
  • Có khả năng làm việc độc lập.
  • Biết lập kế hoạch và có mục tiêu phấn đấu.
  • Giao tiếp và làm việc nhóm tốt.

Hy vọng với những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về ngành Kỹ thuật công nghiệp và có lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân.

Tags:
Back to Top