Ngành Kỹ thuật địa chất
Kỹ thuật địa chất là ngành kỹ thuật ứng dụng khoa học địa chất để xác định các yếu tố địa chất ảnh hưởng đến quá trình thiết kế, thi công, vận hành các công trình kỹ thuật. Kỹ thuật địa chất đào tạo ra các nhà địa chất chuyên nghiên cứu đưa ra các đề xuất, phân tích, thiết kế về địa chất và địa kỹ thuật liên quan đến sự phát triển của nhân loại. Dưới đây là những thông tin cơ bản về ngành học thú vị này.
1. Tìm hiểu ngành Kỹ thuật địa chất
- Kỹ thuật địa chất (tên tiếng Anh là Geological Engineering) là ngành khoa học nghiên cứu rất đa dạng các vấn đề về Trái đất, nhằm phục vụ phát triển bền vững cơ sở hạ tầng, tìm kiếm, khai thác hợp lý các tài nguyên thiên nhiên. Đồng thời, thiết kế, xử lý nền móng các công trình xây dựng công nghiệp, dân dụng, an ninh quốc phòng…
- Ngành Kỹ thuật địa chất cung cấp một khối lượng kiến thức cần thiết cho các kỹ sư hoạt động liên quan đến địa chất, nắm bắt được quy luật vận động của vỏ Trái đất, để có thể khai thác và sử dụng chúng cho các mục đích kinh tế một cách hiệu quả nhất. Ngành học này cung cấp kiến thức và kỹ năng để khảo sát và đánh giá các đối tượng nằm sâu dưới mặt đất. Các kỹ năng về điều tra hiện trạng, thiết kế và tiến hành các thí nghiệm trong phòng cũng như ngoài trời, đo đạc, lấy mẫu, ghi nhận cũng như phân tích, xử lý, tổng hợp và quản lý dữ liệu.
- Sinh viên học ngành Kỹ thuật địa chất được trang bị cách sử dụng các phần mềm hỗ trợ cho việc nghiên cứu và đánh giá tác động công trình lên sự ổn định của nền móng. Ngoài ra, là khả năng tư vấn, thiết kế, xử lý nền và móng, các công trình dân dụng và công nghiệp, thuỷ điện, thuỷ lợi, đánh giá tiềm năng trữ lượng và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất. Các kỹ năng làm việc như: kỹ thuật môi trường địa chất, quản lý môi trường, bảo vệ môi trường trong ngành công ngiệp dầu khí, môi trường trong khai thác mỏ, bảo vệ môi trường lưu vực sông, hồ và đới bờ biển…
- Bên cạnh đó, khi học ngành Kỹ thuật địa chất sinh viên có thể tiếp cận nhanh trong công tác nghiên cứu dự báo và đề xuất các giải pháp hợp lý trong phòng chống – tránh, giảm nhẹ các tai biến địa chất, cùng với khả năng thích ứng, phục hồi lãnh thổ – lãnh hải bị ảnh hưởng bởi các tai biến địa chất.
2. Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật địa chất
Các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Kỹ thuật địa chất trong bảng dưới đây.
A |
KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG
|
I |
Các học phần lý luận chính trị (10 tín chỉ)
|
1 |
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 1
|
2 |
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 2
|
3 |
Tư tưởng Hồ Chí Minh
|
4 |
Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
|
II |
Khoa học tự nhiên (20 tín chỉ)
|
5 |
Hoá học đại cương
|
6 |
Tin học đại cương
|
7 |
Đại số tuyến tính và hình học giải tích
|
8 |
Phép tính vi tích phân hàm một biến
|
9 |
Vật lý đại cương 1
|
10 |
Trắc địa đại cương
|
11 |
Phép tính vi tích phân hàm nhiều biến
|
12 |
Vật lý đại cương 2
|
13 |
Thực hành Vật lý đại cương
|
III |
Ngoại ngữ không chuyên (tích lũy chứng chỉ)
|
Tiếng Anh/Pháp/Nga/Trung/Nhật/… bậc 3/6 (B1) Tiếng Anh/Pháp/Nga/Trung/Nhật/… bậc 2/6 (A2) dành cho sinh viên thuộc đối tượng dân tộc ít người
|
|
IV |
Giáo dục thể chất (chứng chỉ – 5 học kỳ)
|
V |
Giáo dục quốc phòng (chứng chỉ – 4 tuần)
|
B |
KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP
|
VI |
Kiến thức cơ sở của khối ngành (41 tín chỉ)
|
Học phần bắt buộc (39 tín chỉ)
|
|
14 |
Địa chất đại cương
|
15 |
Xác suất thống kê
|
16 | Khoáng vật học |
17 |
Thạch học đá magma
|
18 |
Thực hành khoáng vật
|
19 |
Môi trường địa chất
|
20 |
Thủy văn đại cương
|
21 |
Hoá học phân tích
|
22 | Hoá lý |
23 |
Thực hành bản đồ địa chất trong phòng
|
24 |
Thạch học đá trầm tích và đá biến chất
|
25 |
Địa chất cấu tạo và đo vẽ bản đồ địa chất
|
26 |
Địa mạo và trầm tích Đệ tứ
|
27 |
Thực hành hoá học phân tích
|
28 |
Địa chất thuỷ văn đại cương
|
29 | Kỹ thuật khoan |
30 |
Địa chất Việt Nam
|
31 | Khoáng sản |
32 |
Thực hành thạch học
|
33 |
Đánh giá tác động môi trường
|
34 |
Địa vật lý thăm dò
|
Học phần tự chọn (chọn 2 trong 4 tín chỉ)
|
|
35 |
Tin học địa chất công trình – địa chất thủy văn
|
36 |
Viễn thám và GIS
|
VII |
Kiến thức cơ sở của ngành (21 tín chỉ)
|
Học phần bắt buộc (19 tín chỉ)
|
|
37 | Đất đá xây dựng |
38 |
Thí nghiệm đất xây dựng
|
39 |
Vật liệu xây dựng
|
40 | Niên luận |
41 |
Các phương pháp điều tra địa chất thuỷ văn
|
42 |
Động lực nước dưới đất
|
43 |
Địa chất động lực công trình
|
44 | Cơ học đất |
45 |
Các phương pháp nghiên cứu và khảo sát địa chất công trình
|
46 |
Tiếng Anh chuyên ngành kỹ thuật địa chất
|
Học phần tự chọn (chọn 2 trong 4 tín chỉ)
|
|
47 |
Các vấn đề địa chất trong xây dựng công trình
|
48 |
Sự cố các công trình xây dựng
|
VIII |
Kiến thức chuyên ngành (14 tín chỉ)
|
VIII.1 |
Chuyên ngành Địa chất công trình – Địa kỹ thuật (14 tín chỉ)
|
Học phần bắt buộc (10 tín chỉ)
|
|
49 | Nền và móng |
50 |
Kỹ thuật cải tạo đất nền
|
51 |
Đồ án địa chất công trình
|
52 |
Phương pháp khảo sát địa kỹ thuật
|
53 |
Khảo sát địa chất công trình phục vụ thiết kế thi công các công trình xây dựng
|
54 |
Địa chất công trình Việt Nam
|
Học phần tự chọn (chọn 4 trong 8 tín chỉ)
|
|
55 |
Cơ sở thi công và thí nghiệm công trình
|
56 |
Công trình xây dựng
|
57 | Cơ học đá |
58 |
Đồ án nền và móng
|
59 |
Thí nghiệm vật liệu xây dựng
|
VIII.2 |
Chuyên ngành Đ.chất thủy văn – Quản lý tài nguyên nƣớc (14 tín chỉ)
|
Học phần bắt buộc (10 tín chỉ)
|
|
60 | Cấp thoát nước |
61 |
Thủy địa hóa và nước khoáng
|
62 |
Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước
|
63 |
Địa chất thủy văn và thủy văn Việt nam
|
64 |
Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông
|
Học phần tự chọn (chọn 4 trong 8 tín chỉ)
|
|
65 |
Bảo vệ môi trường nước
|
66 |
Khí hậu – khí tượng
|
67 | Xử lý nước |
68 |
Thủy văn môi trường
|
C |
THỰC TẬP, KIẾN TẬP (6 tín chỉ)
|
69 |
Thực tập tham quan
|
70 |
Thực tập môn học
|
71 | Thực tập năm 3 |
72 |
Thực tập tốt nghiệp
|
D |
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HOẶC TÍCH LŨY TC (8 tín chỉ)
|
73 |
Khóa luận tốt nghiệp (KLTN)
|
74 |
Các học phần thay thế KLTN (đối với sinh viên không làm KLTN)
|
Theo Đại học Khoa học – Đại học Huế
3. Các khối thi ngành Kỹ thuật địa chất
Ngành Kỹ thuật địa chất có mã ngành 7520501, xét tuyển các tổ hợp môn sau:
- A00 (Toán, Vật lý, Hóa học)
- A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)
- B00 (Toán, Hóa học, Sinh học)
- D01 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh)
- D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh)
4. Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật địa chất
Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật địa chất năm 2018 của các trường đại học dao động trong khoảng 13 – 19 điểm, tùy theo phương thức tuyển sinh của từng trường.
5. Các trường đào tạo ngành Kỹ thuật địa chất
Thí sinh có thể đăng ký nguyện vọng vào các trường đại học đào tạo ngành Kỹ thuật địa chất sau:
- Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP.HCM
- Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
- Đại học Công nghiệp Quảng Ninh
- Đại học Mỏ địa chất
- Đại học Khoa học – Đại học Huế
6. Cơ hội việc làm ngành Kỹ thuật địa chất
Sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật địa chất rất dễ xin việc làm và đảm nhận công việc đúng với chuyên ngành đào tạo. Cụ thể, những công việc có thể đảm nhận như sau:
- Kỹ sư địa chất công trình, địa chất thủy văn tại các công ty tư vấn khảo sát, thiết kế, thi công và xử lý nền móng các công trình, các công ty cấp thoát nước, các liên đoàn quy hoạch tài nguyên nước, các công ty khảo sát Địa chất.
- Nghiên cứu viên tại các Viện, Trung Tâm nghiên cứu Địa chất, tài nguyên nước, Vật liệu xây dựng, Địa kỹ thuật, cơ học đất, xây dựng, giao thông, thủy lợi – thủy điện.
- Giảng viên giảng dạy tại các trường trung cấp, cao đẳng, đại học có chuyên môn liên quan đến ngành nghề được đào tạo về Kỹ thuật địa chất.
- Nhà quản lý tại các Bộ, Ngành, Cục, Sở, Phòng, Ban xây dựng, giao thông, thuỷ lợi, thuỷ điện, nông nghiệp và phát triển nông thôn, khoa học công nghệ, tài nguyên môi trường…
- Giám đốc doanh nghiệp tư nhân và Nhà nước có liên quan đến ngành nghề đào tạo Kỹ thuật địa chất.
- Thiết kế vật liệu kỹ thuật, khai thác nước, gia cố nền đất, xử lý địa chất động lực công trình, tại các liên đoàn quy hoạch và điều tra tài nguyên nước dưới đất.
- Quản lý môi trường, đánh giá tác động môi trường, cải tạo môi trường địa chất, ứng dụng công nghệ thông tin, viễn thám trong việc khai thác và bảo vệ tài nguyên dầu khí, khoáng sản rắn trong cơ quan quản lý nhà nước về khoa học, công nghệ, tài nguyên môi trường, công ty khoáng sản, công ty dầu khí.
7. Mức lương ngành Kỹ thuật địa chất
Hiện chưa có thống kê cụ thể về mức lương của ngành Kỹ thuật địa chất.
8. Những tố chất phù hợp với ngành Kỹ thuật địa chất
Để học tập và thành công trong ngành Kỹ thuật địa chất, đòi hỏi bạn có những tố chất và kỹ năng sau:
- Học tốt các môn Khoa học tự nhiên;
- Có kỹ năng làm việc nhóm tốt, thích nghi với môi trường làm việc;
- Chăm chỉ, cần cù và nhẫn nại;
- Nghiêm túc, trung thực trong công việc;
- Có kỹ năng giao tiếp, trình bày vấn đề tốt;
- Chịu được áp lực công việc cao.
Hy vọng với những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về ngành Kỹ thuật địa chất, từ đó có định hướng nghề nghiệp phù hợp với bản thân.