Ngành Kỹ thuật nhiệt

Kỹ thuật nhiệt là ngành có mặt trong hầu hết các lĩnh vực công nghiệp, dân dụng, sản xuất và sử dụng năng lượng. Ngành Kỹ thuật nhiệt tạo ra cơ hội việc làm cho các kỹ sư mới ra trường tại các nhà máy nhiệt điện, dầu khí, hoá chất, dệt may và xi măng.

1. Tìm hiểu ngành Kỹ thuật nhiệt 

  • Ngành Kỹ thuật nhiệt (hay một số trường là ngành Công nghệ Kỹ thuật nhiệt) là ngành học nghiên cứu về các hệ thống kỹ thuật nhiệt, lạnh, ứng dụng khoa học kỹ thuật để thiết kế, vận hành các hệ thống, trang thiết bị nhiệt, lạnh, phục vụ cho nhu cầu con người cũng như trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Ngành này đào tạo những kỹ sư có khả năng thiết kế, chế tạo, sửa chữa, vận hành, bảo trì các thiết bị có liên quan đến ngành như: Kỹ thuật lạnh, kỹ thuật điều hòa không khí, năng lượng tái tạo, kỹ thuật nhiệt, kỹ thuật tiết kiệm năng lượng,..
  • Sinh viên ngành Kỹ thuật nhiệt được trang bị những kiến thức nền tảng về nguyên lý làm việc và cấu tạo của các thiết bị trong hệ thống điều hòa không khí, hệ thống lạnh công nghiệp, nhiệt công nghiệp, nhà máy nhiệt điện, cũng như các hệ thống sử dụng năng lượng tái tạo. Bên cạnh đó, sinh viên còn được nâng cao thêm kiến thức về thu hồi nhiệt tải, vấn đề tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng, để có thể hiểu được tầm ảnh hưởng của giải pháp kỹ thuật trong các vấn đề kinh tế, môi trường và xã hội.
  • Kiến thức ngành Kỹ thuật nhiệt giúp người học có thể tính toán, thiết kế được các hệ thống nhiệt công nghiệp, nhiệt điện, hệ thống sấy, hệ thống lạnh công nghiệp, hệ thống điều hòa không khí trung tâm, hệ thống sử dụng năng lượng mặt trời, gió, và đưa ra các giải pháp sử dụng năng lượng hiệu quả, tiết kiệm trong các hệ thống đã thiết kế.

2. Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật nhiệt

Các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Kỹ thuật nhiệt trong bảng dưới đây.

STT Tên học phần
1 Các NLCB của CN Mác Lênin
2 Tư tưởng Hồ Chí Minh
3 Đường lối CM của ĐCSVN
4 Pháp luật đại cương
5 Anh văn 1
6 Anh văn 2
7 Anh văn 3
8 Anh Văn 4
9 Anh Văn 5
10
Nhập môn Công nghệ Kỹ thuật (2+1)
11 Lập trình Visual Basic
12 Toán 1
13 Toán 2
14 Toán 3
15 Xác suất thống kê
16 Vật lý 1
17 Thí nghiệm vật lý 1
18 Hoá học cho Kỹ thuật
19 Toán ứng dụng – Nhiệt
20 Giáo dục thể chất 1
21 Giáo dục thể chất 2
22 Giáo dục thể chất 3
23 Giáo dục quốc phòng
24 Khởi sự kinh doanh 1
25 Khởi sự kinh doanh 2
26 Tự chọn Đại cương 1
27 Tự chọn Đại cương 2
28 Tự chọn Đại cương 3
29 Hình hoạ – Vẽ kỹ thuật
30 Cơ lý thuyết
31 Sức bền vật liệu
32 Nguyên lý – chi tiết máy
33 Cơ học lưu chất ứng dụng
34 Kỹ thuật điện – điện tử
35 Nhiệt động lực học kỹ thuật
36 Truyền nhiệt
37 Tự chọn cơ sở ngành 1
38 Tự chọn cơ sở ngành 2
39 Anh văn chuyên ngành
40 Kỹ thuật lạnh
41 Lò hơi
42 Bơm, Quạt và Máy nén
43 Máy nén và thiết bị lạnh
44 Điều hòa không khí
45 Nhà máy nhiệt điện
46 Kỹ thuật Sấy và Chưng Cất
47 Thực tập nguội
48 Thực tập điện lạnh 1
49 Thực tập điện lạnh 2
50 Thực tập điện lạnh 3
51 Thực tập điện lạnh 4
52 Thực tập Lò hơi
53 Thực tập Sấy
54 Tự chọn chuyên ngành 1
55 Tự chọn chuyên ngành 2
56 Tự chọn chuyên ngành 3
57 Tự chọn chuyên ngành 4
58 Tự chọn chuyên ngành 5
59 Tự chọn đồ án
60 Thực tập tốt nghiệp
61 Khóa luận tốt nghiệp

Theo Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM

3. Các khối thi vào ngành Kỹ thuật nhiệt

– Mã ngành: 7520115 (ngành Công nghệ kỹ thuật nhiệt tại một số trường đại học có mã ngành là 7510206).

– Ngành Kỹ thuật nhiệt xét tuyển các tổ hợp môn sau:

  • A00 (Toán, Vật lý, Hóa học)
  • A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)
  • B00 (Toán, Hóa học, Sinh học)
  • C01 (Ngữ văn, Toán, Vật lý)
  • D01 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh)
  • D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh)
  • D90 (Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh)

4. Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật nhiệt

Năm 2018, điểm chuẩn ngành Kỹ thuật nhiệt của các trường đại dao động trong khoảng 14 – 20 điểm tùy theo xét theo kết quả thi THPT Quốc gia hoặc xét học bạ THPT.

5. Các trường đào tạo ngành Kỹ thuật nhiệt 

Hiện ở nước ta có các trường đại học đào tạo ngành Kỹ thuật nhiệt (một số trường là ngành Công nghệ kỹ thuật nhiệt) sau:

– Khu vực miền Bắc:

  • Đại học Công nghiệp Hà Nội
  • Đại học Bách khoa Hà Nội
  • Đại học Giao thông Vận tải (Cơ sở phía Bắc)
  • Đại học Điện lực
  • Đại học Công nghệ Đông Á

– Khu vực miền Trung:

  • Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng
  • Đại học Nha Trang
  • Đại học Vinh
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật – Đại học Đà Nẵng
  • Đại học Công nghiệp Vinh

– Khu vực miền Nam:

  • Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP.HCM
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
  • Đại học Nông lâm TP.HCM
  • Đại học Công nghiệp TP.HCM
  • Đại học Văn Lang
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long

6. Cơ hội việc làm ngành Kỹ thuật nhiệt 

Sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật nhiệt khi ra trường có thể làm việc trong các nhà máy thuộc ngành công nghiệp nhẹ như: nhà máy giấy, nhà máy thực phẩm, nhà máy dệt, đông lạnh, nhà máy đường hoặc tại các công ty cơ điện lạnh, các cao ốc văn phòng, nhà hàng khách sạn lớn… Cụ thể các vị trí công việc sau:

  • Kỹ sư thiết kế tại các nhà máy nhiệt điện, dầu khí, hoá chất, dệt may, xi măng…
  • Kỹ sư vận hành các nhà máy sản xuất thiết bị lạnh và điều hoà không khí.
  • Kỹ sư nghiên cứu tại nhà máy chế biến thực phẩm, thuỷ hải sản, ngành công nghiệp khác như: xây dựng, dịch vụ khách sạn, ngành chế tạo ô tô, tầu thủy…
  • Cán bộ nghiên cứu tại các Viện nghiên cứu, Trường đại học, các cơ quan quản lý và tư vấn năng lượng.
  • Giảng dạy tại trường Đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp liên quan đến ngành kỹ thuật nhiệt.

7. Mức lương ngành Kỹ thuật nhiệt 

Hiện chưa có thống kê cụ thể mức lương của ngành Kỹ thuật nhiệt. Tùy vào vị trí công việc, đơn vị tuyển dụng, năng lực và kinh nghiệm bản thân mà mỗi các nhân làm việc trong ngành Kỹ thuật nhiệt sẽ có mức thu nhập khác nhau.

8. Những tố chất phù hợp với ngành Kỹ thuật nhiệt

Để học tập và thành công trong lĩnh vực Kỹ thuật nhiệt, người học cần có những tố chất và kỹ năng sau:

  • Có niềm đam mê với nghề;
  • Có kỹ năng phân tích và giải thích dữ liệu, kết quả; vận dụng kỹ thuật;
  • Kỹ năng về vận hành, kiểm toán, bảo dưỡng, sửa chữa và cải tiến các hệ thống trong lĩnh vực kỹ thuật nhiệt lạnh;
  • Kỹ năng quản lý, thiết kế, giám sát – thi công các hệ thống lạnh;
  • Kỹ năng xác định, tính toán và giải quyết vấn đề trong lãnh vực kỹ thuật nhiệt lạnh;
  • Có kỹ năng phát hiện, giải đáp và phản biện các vấn đề thuộc lĩnh vực nhiệt lạnh;
  • Kỹ năng nghiên cứu, đánh giá;
  • Kỹ năng cải tiến nâng cao hiệu quả, sử dụng các hệ thống thiết bị nhiệt lạnh;
  • Kỹ năng tin học, lập trình.

Với những thông tin tổng quan về ngành Kỹ thuật nhiệt trên, mong rằng sẽ giúp bạn đọc có những lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với sở thích và năng lực của bản thân.

Tags:
Back to Top