Ngành Kỹ thuật trắc địa – bản đồ

  • admin.daihoc

Kỹ thuật Trắc địa – Bản đồ là một trong những ngành khoa học thông tin phát triển nhanh nhất ở Việt Nam và khắp thế giới. Ngành Kỹ thuật Trắc địa – Bản đồ bao gồm những ứng dụng thú vị như: Định vị vệ tinh, viễn thám, trắc địa, địa chính và hệ thông tin địa lý. Hãy cùng tìm hiểu ngành học thú vị này trong bài viết dưới đây.

1. Tìm hiểu ngành Kỹ thuật Trắc địa – Bản đồ

  • Kỹ thuật Trắc địa – Bản đồ (tiếng Anh là Surveying and Mapping engineering) là một ngành thuộc nhóm ngành Khoa học Trái đất, bao gồm việc thu thập, phân tích và biễu diễn các thông tin không gian dựa trên Trái đất. Sau đó, xử lý, phân tích bởi các công nghệ hiện đại, tiên tiến nhất và được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực góp phần phát triển kinh tế – xã hội.
  • Ứng dụng ngành Kỹ thuật Trắc địa – Bản đồ bao gồm: Quy hoạch thành phố và nông thôn, quản lý đô thị, tài nguyên thiên nhiên và môi trường, quy hoạch, quản lý đất đai, bất động sản, quản lý biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, phục vụ cho ngành xây dựng, thủy lợi, điện lực, giao thông, địa chính…
  • Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Trắc địa – Bản đồ trang bị cho sinh viên những kiến thức và lý luận về thực tiễn của khoa học đo đạc và bản đồ, biểu thị và quản lý dữ liệu không gian có liên quan đến các đặc điểm vật lý của Trái đất và do con người tạo ra. Các lĩnh vực chuyên sâu ngành gồm có: Trắc địa, Địa chính, Bản đồ, Trắc địa ảnh, Viễn thám và Hệ thông tin địa lý.
  • Ngành học  giúp sinh viên nắm vững công nghệ mới trong phân tích, xử lý các thông tin không gian, như định vị vệ tinh, viễn thám, trắc địa, và hệ thông tin địa lý phục vụ các dự án từ giao thông, thủy lợi, xây dựng, giao thông, nông lâm nghiệp, cấp thoát nước. Ngoài ra, ngành Kỹ thuật Trắc địa – Bản đồ còn ứng dụng hệ thống thông tin địa lý và viễn thám để giải quyết các bài toán phục vụ lĩnh vực khoa học như: địa chính, quy hoạch thành, quản lý đô thị, quản lý và quy hoạch sử dụng đất, định giá thống kê và đánh giá quản lý thị trường bất động sản.

2. Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Trắc địa – Bản đồ

Các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Kỹ thuật Trắc địa – Bản đồ trong bảng dưới đây.

I GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG
I.1 Lý luận chính trị
1 Pháp luật đại cương
2
Nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin I
3
Nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin II
4 Tư tưởng Hồ Chí Minh
5
Đường lối cách mạng của ĐCSVN
I.2 Kỹ năng
6 Kỹ năng giao tiếp và thuyết trình
I.3 Khoa học tự nhiên và tin học
7 Toán I (Giải tích một biến)
8 Tin học đại cương
9 Toán II (Giải tích nhiều biến)
10 Toán III (Đại số tuyến tính)
11 Hóa đại cương I
12 Vật lý I
13 Vật lý II
14 Toán IVa (Phương trình vi phân)
15 Toán V (Xác suất thống kê)
I.4 Tiếng Anh
16 Tiếng Anh I
17 Tiếng Anh II
18 Tiếng Anh III
I.5 Giáo dục quốc phòng
I.6 Giáo dục thể chất
II GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP
II.1 Kiến thức cơ sở khối ngành
19 Đồ họa kỹ thuật I
20 Trắc địa cơ sở 1
21 Trắc địa cơ sở 2
22 Đồ án trắc địa cơ sở
23 Cơ sở bản đồ và vẽ bản đồ
24
Đồ án cơ sở bản đồ và vẽ bản đồ
25 Lý thuyết sai số
26 Đồ án lý thuyết sai số
27 Trắc địa cao cấp đại cương
28 Hệ thông tin địa lý
29 Thực tập trắc địa cơ sở
30 Cơ sở đo ảnh
31 Cơ sở trắc địa công trình
32 Địa chính đại cương
33 Cơ sở viễn thám
II.2 Kiến thức cơ sở ngành
34 Trắc địa mặt cầu
35 Định vị vệ tinh
36 Máy trắc địa và đo đạc điện tử
37 Xây dựng lưới trắc địa
38 Đồ án xây dựng lưới trắc địa
39
Hình học đường và thiết kế định tuyến
40
Đồ án hình học đường và thiết kế định tuyến
41
Tin học ứng dụng trong kỹ thuật trắc địa bản đồ
42 Thực tập trắc địa cao cấp
43 Trắc địa biển và dẫn đường
44
Ứng dụng hệ thông tin địa lý và viễn thám
45
Đồ án ứng dụng hệ thông tin địa lý và viễn thám
II.3 Kiến thức ngành
46 Định giá bất động sản
47
Tổ chức sản xuất trắc địa – an toàn lao động
48
Đồ án tổ chức sản xuất trắc địa – an toàn lao động
49
Trắc địa công trình thành phố công nghiệp
50
Đồ án trắc địa công trình thành phố công nghiệp
51
Tư vấn giám sát trắc địa trong xây dựng
52
Trắc địa công trình giao thông, thủy lợi
53
Đồ án trắc địa công trình giao thông, thủy lợi
54 Hệ thông tin đất đai
55 Trắc địa công trình đường hầm
56 Quan trắc biến dạng công trình
57 Thực tập trắc địa công trình
58
Thực tập cán bộ kỹ thuật ngành kỹ thuật trắc địa bản đồ
II.6 Học phần tốt nghiệp

Theo Đại học Thủy Lợi

3. Các khối thi vào ngành Kỹ thuật Trắc địa – Bản đồ

Ngành Kỹ thuật Trắc địa – Bản đồ có mã ngành là 7520503, xét tuyển các tổ hợp môn sau:

  • A00 (Toán, Vật lý, Hóa học)
  • A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)
  • A02 (Toán, Vật lý, Sinh học)
  • B00 (Toán, Hóa học, Sinh học)
  • D01 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh)
  • D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh)

4. Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật Trắc địa – Bản đồ

Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật Trắc địa – Bản đồ năm 2018 của các trường đại học dao động trong khoảng 13 – 19 điểm, tùy theo phương thức tuyển sinh của các trường.

5. Các trường đào tạo ngành Kỹ thuật Trắc địa – Bản đồ 

Nếu muốn theo học ngành Kỹ thuật Trắc địa – Bản đồ, bạn có thể đăng ký nguyện vọng vào các trường đại học sau:

  • Đại học Thủy lợi
  • Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
  • Đại học Mỏ – Địa Chất Hà Nội
  • Đại học Tài nguyên Môi trường TP.HCM
  • Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP.HCM
  • Đại học Khoa học – Đại học Huế
  • Đại học Công nghiệp Quảng Ninh

6. Cơ hội việc làm ngành Kỹ thuật Trắc địa – Bản đồ

Sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Trắc địa – Bản đồ sẽ có cơ hội nghề nghiệp bao gồm các công việc về lập bản đồ địa hình, địa chính và chuyên đề phục vụ cho công tác xây dựng và quản lý, công việc về bố trí các công trình nhà cao tầng, cầu, hầm, về xây dựng hệ thông tin địa lý và quản lý đất đai. Cụ thể các công việc sau:

  • Chuyên viên trắc địa, quản lý đất đai làm việc trong các cơ quan nhà nước, các viện từ Trung ương tới địa phương trong lĩnh vực trắc địa bản đồ, địa chính, quản lý đất đai, quản lý tài nguyên thiên nhiên, phòng chống thiên tai.
  • Chuyên viên khảo sát, thi công: Làm việc trong các doanh nghiệp Nhà nước về thủy lợi, giao thông, nông lâm nghiệp, hằng hải hay các công ty trong các lĩnh vực khảo sát, thiết kế, thi công các công trình.
  • Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp về trắc địa bản đồ.
  • Cán bộ nghiên cứu: công tác trong các Viện nghiên cứu liên quan đến trắc địa bản đồ thuộc các Bộ ngành và các trường đại học.
  • Làm việc trong các tổ chức quốc tế, các công ty, tập đoàn liên doanh nước ngoài chuyên ngành trắc địa bản đồ, viễn thám và hệ thống thông tin địa lý (GIS).
  • Chuyên viên phân tích, đánh giá, tổng kết, dữ liệu và dự báo, xây dựng chiến lược, lập kế hoạch, xây dựng chương trình, dự án đầu tư, soạn thảo và tổ chức thực hiện chính sách, đề xuất giải pháp thực hiện nhiệm vụ.
  • Ngoài ra, bạn có thể làm việc trong các lĩnh vực liên quan đến tài nguyên và khoáng sản, Ban Quản lý Dự án các khu kinh tế, khu công nghiệp, ban quản lý các dự về môi trường đô thị, công nghiệp, nông thôn, biến đổi khí hậu, tai biến thiên nhiên…

7. Mức lương ngành Kỹ thuật Trắc địa – Bản đồ

  • Đối với các sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm, cần được đào tạo từ 6 – 9 triệu/tháng.
  • Đối với những người đã có kinh nghiệm từ khoảng 1 – 2 năm là 10 – 15 triệu/tháng.
  • Đối với cấp quản lý cấp cao từ 20 – 30 triệu/tháng.

8. Những tố chất phù hợp với ngành Kỹ thuật Trắc địa – Bản đồ 

Ngành Kỹ thuật Trắc địa – Bản đồ đòi hỏi người học có những tố chất và kỹ năng sau:

  • Nắm bắt nhanh về công nghệ;
  • Có kỹ năng tin học, lập trình;
  • Kỹ năng giải quyết tình huống;
  • Có kỹ năng làm việc nhóm và làm việc độc lập;
  • Phân tích, xử lý thông tin nhanh;
  • Nghiêm túc, cẩn thận, tỉ mỉ trong công việc.

Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành Kỹ thuật Trắc địa – Bản đồ và có lựa chọn nghề nghiệp đúng đắn.