Ngành Nhân học
Xã hội học là một ngành đang thu hút nhiều bạn trẻ theo học, bởi ngành học này có tính ứng dụng cao và đa dạng về công việc sau khi ra trường. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản về ngành Xã hội học.
1. Tìm hiểu ngành Xã hội học
- Xã hội học (tiếng Anh là Sociology) là khoa học về các quy luật và tính quy luật xã hội chung, đặc thù của sự phát triển và vận hành của hệ thống xã hội xác định về mặt lịch sử. Là khoa học về các cơ chế tác động và các hình thức biểu hiện của các quy luật đó trong các hoạt động của cá nhân, các nhóm xã hội, các giai cấp và các dân tộc.
- Ngành Xã hội học có mục tiêu chung là đào tạo nguồn nhân lực có kiến thức rộng về các vấn đề xã hội, có các kỹ năng phân tích sự kiện, hiện tượng xã hội, hành vi con người, có năng lực tư vấn xây dựng các chính sách xã hội đáp ứng các nhu cầu phát triển của đất nước.
- Sinh viên tốt nghiệp ngành Xã hội học sẽ có kiến thức lý thuyết chuyên sâu trong lĩnh vực đào tạo; nắm vững kỹ thuật và có kiến thức thực tế để có thể giải quyết các công việc phức tạp; tích luỹ được kiến thức nền tảng về các nguyên lý cơ bản, các quy luật tự nhiên và xã hội trong lĩnh vực được đào tạo để phát triển kiến thức mới và có thể tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn; có kiến thức quản lý, điều hành, kiến thức pháp luật và bảo vệ môi trường liên quan đến lĩnh vực được đào tạo.
2. Chương trình đào tạo ngành Xã hội học
Các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Xã hội học trong bảng dưới đây.
I |
Khối kiến thức chung
(Chưa tính các học phần từ số 9 đến số 11) |
Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lê nin 1 | |
Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lê nin 2 | |
Tư tưởng Hồ Chí Minh | |
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam | |
Tin học cơ sở 2 | |
Ngoại ngữ cơ sở 1 | |
Tiếng Anh cơ sở 1 | |
Tiếng Nga cơ sở 1 | |
Tiếng Pháp cơ sở 1 | |
Tiếng Trung cơ sở 1 | |
Ngoại ngữ cơ sở 2 | |
Tiếng Anh cơ sở 2 | |
Tiếng Nga cơ sở 2 | |
Tiếng Pháp cơ sở 2 | |
Tiếng Trung cơ sở 2 | |
Ngoại ngữ cơ sở 3 | |
Tiếng Anh cơ sở 3 | |
Tiếng Nga cơ sở 3 | |
Tiếng Pháp cơ sở 3 | |
Tiếng Trung cơ sở 3 | |
Giáo dục thể chất | |
Giáo dục quốc phòng-an ninh | |
Kĩ năng bổ trợ | |
II |
Khối kiến thức theo lĩnh vực
|
II.1 |
Các học phần bắt buộc
|
Cơ sở văn hóa Việt Nam | |
Các phương pháp nghiên cứu khoa học | |
Tâm lí học đại cương | |
Logic học đại cương | |
Lịch sử văn minh thế giới | |
Nhà nước và pháp luật đại cương | |
Xã hội học đại cương | |
II.2 |
Các học phần tự chọn
|
Kinh tế học đại cương | |
Môi trường và phát triển | |
Thống kê cho khoa học xã hội | |
Thực hành văn bản tiếng Việt | |
Nhập môn Năng lực thông tin | |
III |
Khối kiến thức theo khối ngành
|
III.1 |
Các học phần bắt buộc
|
Công tác xã hội đại cương
|
|
Nhân học đại cương | |
Tôn giáo học đại cương | |
Tâm lí học xã hội | |
III.2 |
Các học phần tự chọn
|
Gia đình học | |
Sử dụng phần mềm xử lí dữ liệu | |
Lịch sử Việt Nam đại cương | |
Dân số học đại cương | |
Tâm lí học giao tiếp | |
IV |
Khối kiến thức theo nhóm ngành
|
IV.1 |
Các học phần bắt buộc
|
Tâm lí học phát triển | |
Hành vi con người và môi trường xã hội | |
Phát triển cộng đồng | |
IV.2 |
Các học phần tự chọn
|
Tâm lí học sức khỏe | |
Chính sách xã hội | |
Xã hội học truyền thông đại chúng và dư luận xã hội | |
Công tác xã hội với người nghèo | |
V |
Khối kiến thức ngành
|
V.1 |
Các học phần bắt buộc
|
Lịch sử và Lí thuyết xã hội học | |
Phương pháp nghiên cứu xã hội học | |
Xã hội học quản lí | |
Xã hội học giới | |
Xã hội học gia đình | |
Xã hội học nông thôn | |
Xã hội học đô thị | |
Xã hội học dân số | |
Xã hội học môi trường | |
Xã hội học văn hóa | |
Xã hội học giáo dục | |
V.2 |
Các học phần tự chọn
|
Xã hội học kinh tế
|
|
Xã hội học tôn giáo | |
Xã hội học du lịch | |
Xã hội học sức khoẻ | |
Xã hội học pháp luật và Tội phạm | |
Xã hội học tổ chức và Quản lí nguồn nhân lực | |
Xã hội học lao động – nghề nghiệp | |
Xã hội học chính trị | |
Xã hội học cộng đồng | |
Xã hội học thanh niên | |
Lồng ghép giới trong các dự án phát triển | |
Xã hội học khoa học và công nghệ | |
V.3 |
Thực tập và khóa luận tốt nghiệp/các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp
|
Thực tập phương pháp | |
Thực tập tốt nghiệp | |
Khóa luận tốt nghiệp | |
Các học phần thay thế Khóa luận tốt nghiệp
|
|
Thiết kế nghiên cứu xã hội học | |
Lý thuyết xã hội học kinh điển |
Theo Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội
3. Các khối thi vào ngành Xã hội học
– Mã ngành: 7310301
– Các tổ hợp môn xét tuyển vào ngành Xã hội học:
- A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh
- C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí
- C01: Ngữ văn, Toán, Vật lí
- C19: Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân
- D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
- D02: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nga
- D03: Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp
- D04: Ngữ văn, Toán, Tiếng Trung
- D79: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Đức
- D80: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nga
4. Điểm chuẩn ngành Xã hội học
Các bạn có thể tham khảo mức điểm chuẩn của các trường đại học đào tạo ngành Xã hội học những năm gần đây. Trong năm 2018, mức điểm chuẩn của ngành này từ 14 – 22 điểm tùy theo các khối thi xét theo kết quả thi THPT Quốc gia.
5. Các trường đào tạo ngành Xã hội học
Ở nước ta hiện nay có rất nhiều trường đào tạo ngành Xã hội học, nếu bạn muốn theo học ngành này có thể đăng ký nguyện vọng vào các trường sau:
– Khu vực miền Bắc:
- Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG HN)
- Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Đại học Công đoàn
- Học viện Nông nghiệp Việt Nam
– Khu vực miền Trung:
- Đại học Hồng Đức
- Đại học Khoa học – Đại học Huế
- Đại học Đà Lạt
– Khu vực miền Nam:
- Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG TP.HCM
- Đại học Mở TP.HCM
- Đại học Văn Hiến
- Đại học Tôn Đức Thắng
- Đại học Cần Thơ
- Đại học Bình Dương
6. Cơ hội việc làm của ngành Xã hội học
Ngành Xã hội học là một ngành học có nhiều triển vọng nghề nghiệp trong tương lai với vị trí việc làm đa dạng. Sinh viên theo học ngành Xã hội học khi ra trường đủ năng lực chuyên môn để có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc khác nhau thuộc các lĩnh vực như:
- Quan hệ công chúng: Biên tập viên, Phóng viên; Quảng cáo; Tổ chức sự kiện.
- Kinh doanh, quản lý: Điều hành các tổ chức dân sự; Quản trị các dự án đầu tư xã hội; Quản trị nhân sự; Quan hệ khách hàng; Thống kê; Bán hàng và quản lý khách hàng.
- Nghiên cứu, tư vấn: Nghiên cứu, tư vấn chính sách phát triển bền vững; Nghiên cứu thị trường; Nghiên cứu và tư vấn truyền thông, quảng cáo; Điều tra dư luận xã hội.
- Dịch vụ và phục vụ con người: Làm điều phối viên, chuyên viên cho các quỹ phát triển, hoạt động tài trợ của nước ngoài tại Việt Nam, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức từ thiện; Làm nhân viên công tác xã hội, phát triển cộng đồng.
- Lĩnh vực hành chính công: Làm chuyên viên trong các cơ quan hành chính sự nghiệp (văn hóa, lao động, dân số, giáo dục, y tế, thống kê, dân tộc, dân vận, tuyên giáo), cơ quan đảng và đoàn thể, cơ quan an ninh và phòng chống tệ nạn xã hội.
- Giáo dục, đào tạo: Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng; Giảng dạy, tập huấn các khóa ngắn hạn cho các tổ chức, cộng đồng có nhu cầu.
Với những vị trí công việc trên, sinh viên sau khi ra trường có thể làm tại các đơn vị như:
- Trung tâm nghiên cứu dư luận xã hội;
- Bộ phận tiếp thị, quảng cáo và quan hệ công chúng của công ty;
- Tổ chức phi chính phủ, các hiệp hội và trung tâm;
- Cơ quan hành chính nhà nước các cấp;
- Các cơ quan về truyền thông đại chúng và xuất bản.
7. Mức lương ngành Xã hội học
- Đối với sinh viên mới ra trường và ít kinh nghiệm làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức xã hội thì mức lương trung bình từ 5 – 7 triệu đồng/ tháng.
- Đối với những đã có kinh nghiệm làm việc trong ngành Xã hội học và tùy thuộc vào vị trí, năng lực sẽ có mức lương cao hơn từ 8 – 10 triệu đồng/ tháng hoặc có thể cao hơn.
8. Những tố chất phù hợp với ngành Xã hội học
Xã hội học là ngành khoa học xã hội do đó đòi hỏi người học có sự nhạy cảm với các sự kiện, vấn đề xã hội. Có niềm đam mê nghiên cứu, vận dụng được các công cụ, kỹ năng, phương pháp nghiên cứu khoa học để phân tích, đánh giá các sự kiện xã hội. Ngành Xã hội học rất phù hợp với những người muốn góp sức mình nhằm cải tạo xã hội, nâng cao chất lượng sống của con người. Một số tố chất cần thiết của người nghiên cứu xã hội học:
- Thích tìm hiểu các quy luật trong đời sống xã hội;
- Suy nghĩ sâu sắc, độc lập, sáng tạo;
- Chăm chỉ, chịu khó, ngăn nắp, tỉ mỉ;
- Có khả năng tự tổ chức công việc, khả năng tự học, tự nghiên cứu;
- Không ngừng nâng cao kiến thức chuyên môn, kiến thức xã hội;
- Thích học các môn xã hội.
Nếu bạn đang băn khoăn chưa chọn được một ngành học phù hợp thì có thể cân nhắc ngành Xã hội học, bởi đây là một ngành học thú vị và có nhiều cơ hội việc làm sau khi ra trường.