Ngành Quan hệ lao động

Ngành Quan hệ lao động là lĩnh vực liên quan đến quản trị nhân lực, công đoàn, về luật lao động và kinh tế lao động. Cụ thể hơn, đây là ngành cung cấp cho sinh viên những kiến thức về quản lý nhân sự, tham gia tổ chức các hoạt động công đoàn và giải quyết các mâu thuẫn nội bộ trong công ty, doanh nghiệp. Vậy cơ hội việc làm ra sao và những đối tượng nào phù hợp với ngành này? Các bạn hãy đọc bài viết dưới đây để tìm lời giải đáp nhé!

1. Tìm hiểu ngành Quan hệ lao động 

  • Nói chung Quan hệ lao động chính là mối quan hệ giữa các chủ thể về quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên trong quá trình làm việc như: Vấn đề việc làm, tiền lương, phụ cấp, bảo hiểm, điều kiện công việc… được giải quyết thông qua biện pháp thương lượng, trên nguyên tắc bình đẳng, tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau.
  • Ngành Quan hệ lao động là ngành đào tạo về các lĩnh vực quan hệ về lao động và những nhà quản trị hoạt động hay công đoàn. Ngành học này giúp xử lý tốt các quan hệ xã hội, quan hệ quần chúng, đồng nghiệp, các kỹ năng về tổ chức lực lượng quần chúng lao động, phương pháp phân tích, đánh giá, quyết định vấn đề có liên quan trong ứng xử với người lao động và trong đoàn thể.
  • Chương trình đào tạo ngành Quan hệ lao động trang bị cho sinh viên đầy đủ kiến thức, kỹ năng xử lý các mối quan hệ lao động trong đơn vị công tác và ngoài xã hội; có khả năng tham gia khâu quản trị kinh doanh tại công ty hay quản trị nhân lực. Bên cạnh đó, là trau dồi thêm các kỹ năng thương lượng, thuyết phục, đàm phán trước đám đông một cách hiệu quả. Từ đó, biết cách giải quyết vấn đề nhanh nhạy, đạt được hiệu quả cao trong công việc.
  • Ngành Quan hệ lao động giúp người học phát triển thái độ làm việc, phát huy khả năng của bản thân, có tinh thần trách nhiệm cao, có đạo đức nghề nghiệp tốt. Đặc biệt ngành Quan hệ lao động còn cung cấp cho người học cách vận dụng một cách phù hợp các quy định về đạo đức trong nghề và ngoài xã hội, yêu cầu của một cán bộ công đoàn cần có để trở thành cán bộ chuyên nghiệp.

2. Chương trình đào tạo ngành Quan hệ lao động

Các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học cơ bản của ngành Quan hệ lao động trong bài viết dưới đây.

I KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG
I.1. Học phần bắt buộc (không kể GDTC,GDQP)
1. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin (Hp1)
2. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin (Hp2)
3. Tư tưởng Hồ Chí Minh
4. Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
5. Anh văn cơ bản I
6. Anh văn cơ bản II
7. Anh văn cơ bản III
8. Toán cao cấp C1
9. Toán cao cấp C2
10. Tin học đại cương
11. Lý thuyết Xác suất và thống kê toán
12. Pháp luật đại cương
13. Giáo dục thể chất
14. Giáo dục quốc phòng
I.2. Học phần tự chọn
15. Soạn thảo văn bản
16. Lôgic học
17. Văn hóa doanh nghiệp
18. Xã hội học đại cương
19. Những vấn đề cơ bản về Công đoàn Việt Nam
20. Tâm lý học đại cương
II KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP
II.1. Kiến thức cơ sở khối ngành và ngành
II.1.1. Kiến thức bắt buộc
21. Kinh tế vi mô
22. Kinh tế vĩ mô
23. Marketing căn bản
24. Kinh tế lượng
25. Nguyên lý kế toán
26. Nguyên lý thống kê kinh tế
27. Tài chính – Tiền tệ
II.1.2. Kiến thức tự chọn
28. Tâm lý học lao động
II.2. Kiến thức ngành
II.2.1. Kiến thức bắt buộc
29. Nguyên lý quan hệ lao động
30. Chiến lược quan hệ lao động
31. Quan hệ đối tác xã hội
32.
Thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể và Hợp đồng lao động
33. Giải quyết tranh chấp lao động, tổ chức đình công
34. Quản trị nhân lực 1
35. Đối thoại xã hội
II.2.2. Kiến thức tự chọn
36. Quản trị học
37. Kinh tế nguồn nhân lực
38. Tổ chức lao động khoa học và định mức lao động
39. Thống kê lao động
40. Lập và quản lý dự án đầu tư
41. Kinh tế phát triển
42. Quan hệ công chúng
43. Dân số và phát triển
44. Bảo hộ lao động
45. Hành vi tổ chức
46. Kỹ năng áp dụng pháp luật
47. Lịch sử phong trào công nhân, công đoàn thế giới & Việt Nam
48. Luật lao động và Luật Công đoàn
49. Kỹ năng giao tiếp
50. Khoa học quản lý
51. Thực tập môn học
II.2.3 Kiến thức bổ trợ
52. Tin học ứng dụng
53. Anh văn chuyên ngành
III THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
– KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP, hoặc
– HỌC VÀ THI MỘT SỐ HỌC PHẦN CHUYÊN MÔN

Theo Đạo học Công đoàn

3. Các khối thi vào ngành Quan hệ lao động 

Ngành Quan hệ lao động có mã ngành là 7340408, gồm các tổ hợp môn xét tuyển dưới đây:

  • A00 (Toán – Lý – Hóa)
  • A01 (Toán – Lý – Anh)
  • D01 (Toán – Anh – Văn)

. Điểm chuẩn của ngành Quan hệ lao động

Điểm chuẩn của ngành Quan hệ lao động năm 2018 dao động từ 15 – 22 điểm dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT Quốc gia.

5. Các trường đào tạo ngành Quan hệ lao động

Quan hệ lao động là ngành tương đối mới trong những năm gần đây, cho nên hiện chỉ có 2 trường đào tạo ngành học này, đó là:

  • Đại học Tôn Đức Thắng
  • Đại học Công đoàn

6. Cơ hội việc làm ngành Quan hệ lao động

Sau khi tốt nghiệp ngành Quan hệ lao động, với những kiến thức và kỹ năng được trang bị, bạn dễ dàng xin việc tại các công ty, doanh nghiệp với công việc chính là bảo vệ quyền lợi người lao động, điều hành nhân sự trong công ty, doanh nghiệp hay thử sức ở chuyên viên quan hệ công chúng, giải quyết chanh chấp lao động… Cụ thể, bạn sẽ đảm nhận các vị trí sau:

  • Phụ trách Quan hệ lao động trong tổ chức phi chính phủ, đảm nhiệm vị trí quan trọng trong các cơ quan nhà nước về lao động như Sở LĐTB&XH, BHXH Nhà nước.
  • Làm giám đốc nhân sự hay trưởng phòng nhân sự giúp tổ chức, quản lý về bộ máy cán bộ trong công ty, doanh nghiệp, tổ chức.
  • Trưởng phòng quan hệ công chúng: Phụ trách quan hệ công chúng, quảng cáo truyền thông của công ty và quản lý phòng ban có liên quan.
  • Chủ tịch công đoàn của công ty, Ủy viên ban chấp hành công đoàn, cán bộ công đoàn: Phụ trách những vấn đề liên quan đến công đoàn của công ty.
  • Chuyên viên nghiên cứu lao động cho các các trường học, viện, đại học và các trung tâm đào tạo ngành nghề, việc làm.
  • Chuyên viên tư vấn nghiên cứu các dự án về lao động, quan hệ công chúng, công đoàn, xã hội.
  • Chuyên viên thương lượng, đàm phán và chuyên xử lý các vấn đề về tranh chấp, bất đồng xã hội, công đoàn tại các công ty, doanh nghiệp.
  • Bên cạnh đó, bạn còn có thể đảm nhận vị trí tiền lương và phúc lợi, sức khỏe, trách nhiệm xã hội, quản lý hợp đồng hay văn thư tại bộ phận nhân sự ở các công ty, doanh nghiệp.

7. Mức lương của ngành Quan hệ lao động

Nhu cầu tuyển dụng ngành Quan hệ lao động ngày càng tăng mà vẫn không đủ đáp ứng nhân lực cho các công ty, doanh nghiệp. Mức lương cơ bản của ngành Quan hệ lao động khá cao so với các ngành khác. Cụ thể:

  • Với sinh viên mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế trong quá trình làm việc sẽ có mức lương từ 6,6 – 8 triệu/tháng.
  • Với những cá nhân đã có kinh nghiệm 1 – 2 năm trong ngành Quan hệ lao động, khi làm việc trong công ty có thể hưởng mức lương dao động từ 13 -15 triệu/tháng.
  • Những người có thâm niên lâu năm, giàu kinh nghiệm trên 3 năm, ứng tuyển cho vị trí giám đốc Quan hệ lao động mức lương cơ bản sẽ rất cao từ 22 – 40 triệu/tháng.

8. Những tố chất cần có của ngành Quan hệ lao động

Để biết mình có phù hợp với ngành Quan hệ lao động hay không thì bạn hãy đọc những tố chất của ngành này dưới đây nhé:

  • Có khả năng phân tích, trình bày vấn đề;
  • Có kỹ năng giao tiếp, linh hoạt trong ứng xử và có biết cách đàm phán, thương lượng với người khác;
  • Biết lắng nghe, thấu hiểu và nhạy bén trong việc nắm bắt tâm lý của người khác;
  • Có khả năng ngoại ngữ và tin học;
  • Tự tin, năng động và sáng tạo;
  • Siêng năng, cẩn thận, tận tâm, hướng ngoại, kiên định, hòa đồng, hoài bão, quyết đoán.

Đối với những bạn trẻ còn đang băn khoăn lựa chọn cho mình một ngành học thì chắc hẳn bài viết đã giúp các bạn có cái nhìn tổng quan về ngành học này và từ đó có cơ sở để định hướng nghề nghiệp trong tương lai.

Tags:
Back to Top