Ngành Quản lý thể dục thể thao
Ngành Quản lý thể dục thể thao là ngành học rất nổi bật hiện nay và được thí sinh và phụ huynh quan tâm tìm hiểu. Bên cạnh đó, đây cũng là ngành học có nhiều cơ hội việc làm, vì vậy, theo học ngành Quản lý thể dục thể thao quả là một lựa chọn đúng đắn. Dưới đây là những thông tin cơ bản về ngành học này đã được tổng hợp trong bài viết.
1. Tìm hiểu về ngành Quản lý thể dục thể thao
- Ngành Quản lý thể dục thể thao (tiếng Anh là Sport Management) là ngành học đào tạo sinh viên trở thành người nắm vững những kỹ năng và phương pháp quản lý Thể dục thể thao (TDTT) hiện đại, đồng thời có khả năng vận dụng những trí thức này vào thực tế tổ chức, quản lý phong trào TDTT, có năng lực đảm đương công tác quản lý hành chính, quản lý kinh doanh, giảng dạy và nghiên cứu trong lĩnh vực quản lý TDTT.
- Mục tiêu củangành Quản lý thể dục thể thao đó là đào tạo và dạy được những lớp sinh viên có thể phát triển toàn diện vềđạo đức, trí tuệ, thể chất và lý tưởng Công sản XHCN, nắm vững kiến thức cơ bản về lý luận, kỹ thuật và phương pháp quản lý TDTT hiện đại, đồng thời có khả năng vận dụng những trí thức này vào thực tế phong trào TDTT. Có năng lực nghiệp vụ và tố chất cần thiết để đảm đương nhiệm vụ trong quản lý TDTT khác nhau như quản lý phong trào TDTT quần chúng, rèn luyện sức khoẻ vui chơi giải trí, truyền bá và phát triển lĩnh vực TDTT quần chúng, quản lý cán bộ TDTT, quản lý các công trình và cơ sở vật chất TDTT, quản lý thể thao chuyên nghiệp.
- Sinh viên theo học ngành Quản lý thể dục thể thao sẽ đươc đào tạo và học tập để trở thành những người có đủ điều kiện tố chất, đạo đức có thể hoạt động trong lĩnh vực này. Đồng thời được trang bị những kiến thức chuyên môn nghiệp vụ. Được trang bị những kiến thức chuyên môn về khoa học, về TDTT đặc biệt là quản lý trong kinh doanh, hay quản lý lĩnh vực TDTT trong các tổ chức và doanh nghiệp, có khả năng tự lập và làm việc hiệu quả. Được học những môn học phục vụ cho nghề nghiệp sau này như: Giáo dục thể chất, Kinh tế – xã hội học TDTT, Tâm lý học TDTT, Lịch sử TDTT và lịch sử Olympic… Được trang bị những kỹ năng mềm, kỹ năng thực hành để phục vụ cho ngành nghề của mình sau này.
2. Các khối thi vào ngành Quản lý thể dục thể thao
– Mã ngành: 7810301
– Ngành Quản lý thể dục thể thao xét tuyển các tổ hợp môn sau:
- A01 – Toán, Vật lí, Tiếng Anh
- D01 – Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
- T00 – Toán, Sinh học, Năng khiếu TDTT
- T01 – Toán, Ngữ văn, Năng khiếu TDTT
- T02 – Ngữ văn, Sinh, Năng khiếu TDTT
3. Điểm chuẩn ngành Quản lý thể dục thể thao
Trong năm 2018, điểm chuẩn ngành Quản lý thể dục thể thao dao động trong khoảng 5 đến 18 điểm, tùy theo phương thức tuyển sinh của từng trường.
4. Các trường đào tạo ngành Quản lý thể dục thể thao
Hiện nay, tại có một số trường đại học đã và đang đào tạo ngành Quản lý thể dục thể thao. Đây đều là những ngôi trường có tiếng và đào tạo chất lượng. Đó là các trường sau:
- Đại học Tôn Đức Thắng
- Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
- Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh
- Đại học Thể dục Thể thao Đà Nẵng
5. Cơ hội việc làm ngành Quản lý thể dục thể thao
Quản lý thể dục thể thao là một lĩnh vực cần nguồn nhân lực lớn, mở ra cơ hội cho bạn làm việc trong môi trường chuyên nghiệp với thu nhập ổn định và nhiều tiềm năng phát triển. Sau khi tốt nghiệp, bạn có thể đảm nhận các vị trí công việc như:
- Chuyên viên quản lý công trình thể thao, quản lý CLB thể thao ở trường quốc tế và trường đại học;
- Chuyên viên quản lý thể thao giải trí;
- Chuyên viên quản lý du lịch thể thao;
- Chuyên viên quản lý sự kiện thể thao;
- Chuyên viên tổ chức sự kiện thể thao;
- Chuyên viên nghiên cứu thị trường thể thao;
- Chuyên viên quản lý thể thao chuyên nghiệp;
- Chuyên viên quản lý công trình thể thao tại resort;
- Người đại diện thể thao;
- Chuyên viên đàm phán tài trợ;
- Giám đốc kinh doanh thể thao;
- Chuyên viên marketing thể thao;
- Chuyên viên quản lý phòng GYM;
- Chuyên viên quản lý du lịch thể thao, quản lý khu thể thao ở khách sạn và Resort.
6. Mức lương ngành Quản lý thể dục thể thao
Mức lương trong ngành này được đánh giá là ổn so với các nghề nghiệp khác. Với những người vừa mới tốt nghiệp, bạn sẽ nhận được mức lương khoảng 6 triệu đồng trở lên. Đối với những người mở kinh doanh riêng như kinh doanh các sản phẩm liên quan đến thể thao, các dụng cụ thể thao, phòng tập riêng thì mức thu nhập là rất cao, con số không thể thống kê chính xác được.
7. Những tố chất phù hợp với ngành Quản lý thể dục thể thao
Để học tập và thành công trong ngành Quản lý thể dục thể thao bạn cần có những tố chất sau:
- Có đam mê và tình yêu với TDTT;
- Có kỹ năng chuyên môn vững vàng;
- Có sức khỏe tốt, ổn định;
- Có tính kiên nhẫn và kiên trì;
- Có sự năng động và sáng tạo;
- Hiểu được tâm lý khách hàng, người tập đối với những người kinh doanh trong lĩnh vực TDTT riêng biệt;
- Óc tổ chức tốt;
- Khả năng thiết lập mối quan hệ và làm việc theo nhóm.
Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu thêm về ngành Quản lý thể dục thể thao và có định hương nghề nghiệp phù hợp với bản thân.