Ngành Sư phạm Tiếng Nhật
Hiện nay, tiếng Nhật ngày càng được sử dụng phổ biến tại Việt Nam, vì vậy, ngành Sư phạm Tiếng Nhật được xem là ngành học thịnh hành bậc nhất trong khối ngành ngôn ngữ học châu Á. Tuy nhiên, để hiểu rõ học ngành Sư phạm Tiếng Nhật ra trường làm gì là vấn đề mà các bậc phụ huynh và học sinh cần tìm hiểu thật cặn kẽ trước khi theo đuổi ngành học nhiều ưu thế này.
1. Tìm hiểu ngành Sư phạm Tiếng Nhật
Ngành Sư phạm Tiếng Nhật (tiếng Anh là Janpanese Language Teacher Education) là ngành đào tạo ra những cử nhân là giáo viên ở bậc THPT, đại học cao đẳng có khả năng thích ứng cao, có kiến thức tốt về tiếng Nhật và sử dụng thành thạo tiếng Nhật tối thiểu bậc 5 theo Khung Năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam (tương đương trình độ C1 theo Khung tham chiếu châu Âu, tức tương đương cấp N2 – cấp 4/5 theo thang đánh giá của kỳ thi Năng lực tiếng Nhật).
Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Tiếng Nhật trang bị cho sinh viên các kiến thức về:
Những kiến thức chung về chính trị, xã hội, văn hóa… đất nước Nhật Bản;
Kiến thức cơ bản về các bình diện của ngôn ngữ Nhật Bản như ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa…
Kỹ năng giao tiếp thành thạo bằng tiếng Nhật thông thường và một số chuyên ngành cụ thể bằng cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết;
Kỹ năng học tập, nghiên cứu để nắm vững kiến thức và nâng cao trình độ, có năng lực truyền thụ kiến thức, khả năng thuyết trình, năng lực tổ chức hoát động dạy học nói chung và hoạt động dạy tiếng Nhật nói riêng…
Sinh viên tốt nghiệp ngành này có thể làm làm công tác giảng dạy, nghiên cứu và quản lý tại các trường học, các phòng giáo dục, các cơ sở giáo dục, các trung tâm, viện nghiên cứu; làm việc trong các ngành nghề sử dụng tiếng Nhật như biên – phiên dịch, du lịch, nhà hàng, khách sạn, ngoại giao, truyền thông…
2. Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Tiếng Nhật
Các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Sư phạm Tiếng Nhật trong bảng dưới đây.
I |
Khối kiến thức chung(không tính các môn học từ số 9 đến số 11)
|
1 | Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác- Lê nin 1 |
2 | Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác- Lê nin 2 |
3 | Tư tưởng Hồ Chí Minh |
4 | Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam |
5 | Tin học cơ sở 2 |
6 | Ngoại ngữ cơ sở 1 |
7 | Ngoại ngữ cơ sở 2 |
8 | Ngoại ngữ cơ sở 3 |
9 | Giáo dục thể chất |
10 | Giáo dục quốc phòng-an ninh |
11 | Kỹ năng bổ trợ |
II | Khối kiến thức chung theo lĩnh vực |
12 | Địa lý đại cương |
13 | Môi trường và phát triển |
14 | Thống kê cho khoa học xã hội |
15 | Toán cao cấp |
16 | Xác suất thống kê |
III | Khối kiến thức chung của khối ngành |
III.1 | Bắt buộc |
17 | Cơ sở văn hoá Việt Nam |
18 | Nhập môn Việt ngữ học |
III.2 | Tự chọn |
19 | Tiếng Việt thực hành |
20 | Phương pháp luận nghiên cứu khoa học |
21 | Logic học đại cương |
22 | Tư duy phê phán |
23 | Cảm thụ nghệ thuật |
24 | Lịch sử văn minh thế giới |
25 | Văn hóa các nước ASEAN |
IV | Khối kiến thức chung của nhóm ngành |
IV. 1 | Khối kiến thức Ngôn ngữ – Văn hóa |
IV.1.1 | Bắt buộc |
26 | Ngôn ngữ học tiếng Nhật1 |
27 | Ngôn ngữ học tiếng Nhật2 |
28 | Đất nước học Nhật Bản 1 |
29 | Giao tiếp liên văn hóa |
IV.1.2 | Tự chọn |
30 | Hán tự học tiếng Nhật |
31 | Ngữ dụng học tiếng Nhật |
33 | Phân tích diễn ngôn |
34 | Ngữ pháp chức năng |
35 | Văn học Nhật Bản 1 |
36 | Đất nước học Nhật Bản 2 |
37 | Văn học Nhật Bản 2 |
38 | Nhập môn văn hóa các nước Châu Á |
IV. 2 | Khối kiến thức tiếng |
39 | Tiếng Nhật 1A |
40 | Tiếng Nhật 1B |
41 | Tiếng Nhật 2A |
42 | Tiếng Nhật 2B |
43 | Tiếng Nhật 3A |
44 | Tiếng Nhật 3B |
45 | Tiếng Nhật 4A |
46 | Tiếng Nhật 4B |
47 | Tiếng Nhật 3C |
48 | Tiếng Nhật 4C |
V | Khối kiến thức ngành |
V.1 | Bắt buộc |
49 | Tâm lý học |
50 | Giáo dục học |
51 |
Quản lý hành chính nhà nước và quản lý ngành giáo dục và đào tạo
|
52 | Lý luận giảng dạy tiếng Nhật |
53 | Phương pháp giảng dạy tiếng Nhật 1 |
54 | Phương pháp giảng dạy tiếng Nhật 2 |
V.2 | Tự chọn |
V2.1 | Các học phần chuyên sâu |
55 | Kỹ năng viết văn bản |
56 | Kỹ năng thuyết trình |
57 | Kỹ năng phân tích và xử lý thông tin |
58 | Kỹ năng giao tiếp |
V2.2 | Các học phần bổ trợ |
59 | Tâm lý học giảng dạy tiếng nước ngoài |
60 | Kiểm tra đánh giá ngoại ngữ |
61 | Thiết kế giáo án và phát triển tài liệu |
62 | Xây dựng chương trình và nội dung giảng dạy |
63 | Ứng dụng công nghệ trong giảng dạy ngoại ngữ |
64 | Biên dịch |
65 | Phiên dịch |
V.3 | Khối kiến thức thực tập và tốt nghiệp |
66 | Thực tập |
67 |
Khoá luận tốt nghiệp hoặc 2 trong số các học phần tự chọn của IV hoặc V
|
Theo Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nộ
3. Các khối thi vào ngành Sư phạm Tiếng Nhật
– Mã ngành: 7140236
– Các tổ hợp môn xét tuyển vào ngành Sư phạm Tiếng Nhật:
D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
D06: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nhật
D78: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh
D90: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh
4. Điểm chuẩn ngành Sư phạm Tiếng Nhật
Trong năm 2018, mức điểm chuẩn ngành Sư phạm Tiếng Nhật của trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội là 31.15 điểm xét theo kết quả thi THPT Quốc gia.
5. Các trường đào tạo ngành Sư phạm Tiếng Nhật
Hiện ở nước ta chưa có nhiều trường đào tạo ngành Sư phạm Tiếng Nhật, chỉ có trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Cơ hội việc làm ngành Sư phạm Tiếng Nhật
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Sư phạm Tiếng Nhật có thể đảm nhiệm các công việc sau:
- Giảng dạy tại các trường trường trung học, các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, các trường cao đẳng và đại học, các trung tâm đào tạo ngoại ngữ.
- Chuyên viên và quản lý ở các trường học, các phòng giáo dục, các cơ sở giáo dục và các cơ sở sản xuất, kinh doanh.
- Cán bộ nghiên cứu khoa học giáo dục ngoại ngữ, nghiên cứu ngôn ngữ học hay quốc tế học, có thể tiếp tục học ở bậc cao hơn theo chuyên ngành đào tạo của mình.
- Phiên dịch viên, biên tập viên, thư ký văn phòng, nhân viên phòng hợp tác Quốc tế ở các cơ quan văn hóa, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức kinh tế có sử dụng tiếng Nhật.
- Có thể làm việc trong lĩnh vực chuyên môn như thương mại, du lịch ở các công ty du lịch, lữ hành, các nhà hàng, khách sạn, các doanh nghiệp (nhân viên phòng du lịch, hướng dẫn viên du lịch, tiếp tân nhà hàng, khách sạn…).
- Chuyên viên Marketing, tổ chức sự kiện, giao dịch thương mại, văn phòng trong các tổ chức, doanh nghiệp có sử dụng tiếng Nhật.
7. Mức lương ngành Sư phạm Tiếng Nhật
Mức lương của ngành Sư phạm Tiếng Nhật khá đa dạng. Đối với những bạn tham gia giảng dạy tại các trường học thuộc hệ thống trường học công lập hay làm việc trong các cơ quan nhà nước thì mức lương sẽ được tính theo quy định của nhà nước. Còn đối những bạn giảng dạy tại các trường học dân lập thì mức lương từ 7 – 10 triệu đồng/ tháng và tùy thuộc vào năng lực, kinh nghiệm làm việc sẽ có mức lương cao hơn.
Ngoài công việc giảng dạy tiếng Nhật, các bạn còn có thể làm những công việc khác liên quan đến tiếng Nhật như phiên dịch viên, hướng dẫn viên du lịch… Tùy theo năng lực, kinh nghiệm và vị trí công việc sẽ có các mức lương khác nhau.
8. Ngành Sư phạm Tiếng Nhật cần có tố chất gì?
Để học tập và thành công trong ngành Sư phạm Tiếng Nhật, bạn cần phải có các tố chất sau:
- Có khả năng học tốt ngoại ngữ, giao tiếp tốt;
- Có trí nhớ tốt, có vốn hiểu biết văn hóa sâu rộng;
- Có tinh thần hợp tác, khả năng làm việc theo nhóm và chịu được áp lực công việc cao;
- Khả năng truyền đạt tốt trên cả hai phương diện nói và viết;
- Có tâm huyết với nghề, có đạo đức và tấm lòng trong sáng;
- Yêu nghề dạy học, thương yêu, tôn trọng, chăm sóc, đối xử công bằng với mọi học sinh, được học sinh tin yêu.
Bài viết đã giới thiệu cho các bạn những thông tin cơ bản về ngành Sư phạm Tiếng Nhật, hy vọng sẽ giúp các bạn đưa ra những lựa chọn nghề nghiệp sáng suốt nhất cho tương lai của mình.