Ngành Tâm lý học giáo dục
Tâm lý học đang được xem là ngành “hot” và rất cần nhân lực trong những năm gần đây. Hiện nay, ngành Tâm lý học đã trở thành một ngành học hấp dẫn, thu hút đông đảo bạn trẻ Việt Nam với triển vọng nghề nghiệp vô cùng rộng mở. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin tổng quan về ngành học này để giúp bạn dễ dàng đưa ra lựa chọn chọn có nên học ngành Tâm lý học không nhé.
1. Tìm hiểu ngành Tâm lý học
- Tâm lý học (tiếng Anh là Psychology) là một bộ môn học thuật thuộc khoa học xã hội, tìm hiểu về các cá nhân và nhóm bằng cách thiết lập những nguyên tắc chung và nghiên cứu những trường hợp cụ thể. Là ngành khoa học nghiên cứu về tâm trí và hành vi, về mọi mặt của ý thức, vô thức và tư duy. Tâm lý học cũng chú tâm đến sự ảnh hưởng của hoạt động thể chất, trạng thái tâm lý, và các yếu tố bên ngoài lên hành vi và tinh thần của con người.
- Ngành Tâm lý học nghiên cứu việc xử lý thông tin và biểu hiện hành vi ở con người, làm rõ bản chất của con người bằng cách đi sâu vào mọi ngõ ngách của đời sống, từ kinh tế, chính trị, xã hội cho đến văn hóa, giáo dục, y học, triết học… Hiện nay, tâm lý học được phát triển và ứng dụng rộng rãi trong tất cả các mối quan hệ của đời sống ở tất cả các lĩnh vực của xã hội.
- Theo học ngành Tâm lý học, các bạn sẽ được đào tạo từ những kiến thức cơ sở tới nâng cao về lĩnh vực tâm lý như: tâm lý học giao tiếp, tâm lý học gia đình, tâm lý học lao động, tâm lý học giáo dục, liệu pháp nhận thức hành vi, tham vấn học đường, các chuyên đề về tệ nạn xã hội, chuyên đề về xử lý tình huống trong đời sống…
2. Chương trình đào tạo ngành Tâm lý học
Các bạn tham khảo khung chương trình và các môn học chuyên ngành Tâm lý học trong bảng dưới đây.
I |
Khối kiến thức chung
|
1 |
Giáo dục quốc phòng
|
2 |
NLCB của CN Mác-Lênin-phần 1
|
3 | Tiếng Anh 1 |
4 | Tiếng Pháp 1 |
5 | Tiếng Nga 1 |
6 | Tiếng Trung 1 |
7 |
Giáo dục thể chất 1
|
8 |
NLCB của CN Mác-Lênin-phần 2
|
9 | Tiếng Anh 2 |
10 | Tiếng Pháp 2 |
11 | Tiếng Nga 2 |
12 |
Tin học đại cương
|
13 |
Giáo dục thể chất 2
|
14 | Âm nhạc |
15 |
Mỹ học và Giáo dục thẩm mỹ
|
16 |
Kỹ năng giao tiếp
|
17 | Tiếng Trung 2 |
18 |
Tư tưởng Hồ Chí Minh
|
19 | Tiếng Anh 3 |
20 | Tiếng Pháp 3 |
21 | Tiếng Nga 3 |
22 |
Giáo dục thể chất 3
|
23 | Tiếng Trung 3 |
24 |
Đường lối CM của ĐCS Việt Nam
|
25 |
Giáo dục thể chất 4
|
26 |
Quản lý Nhà nước và Quản lý ngành giáo dục
|
II |
Khối kiến thức chuyên ngành
|
1 |
Phương pháp nghiên cứu khoa học
|
2 |
Sinh lý học hoạt động thần kinh
|
3 |
Cơ sở văn hóa Việt Nam
|
4 |
Xác suất thống kê
|
5 |
Phương pháp nghiên cứu khoa học
|
6 |
Tâm lý học đại cương
|
7 |
Những cơ sở chung về GDH
|
8 |
Tâm lý học xã hội
|
9 | Lý luận giáo dục |
10 |
Tâm lý học xuyên/đa văn hóa
|
11 | Lý luận dạy học |
12 |
Tâm lý học nhận thức
|
13 |
Tâm lý học nhân cách
|
14 |
Nhập môn tâm lý học phát triển
|
15 |
Tâm lý học phát triển
|
16 |
Các giai đoạn phát triển tâm lý người
|
17 |
Chẩn đoán tâm lý
|
18 |
Nhập môn tham vấn tâm lý
|
19 |
Nhập môn tâm lý học trường học
|
20 |
Tâm bệnh học trẻ em và thanh thiếu niên
|
21 |
Các phương pháp nghiên cứu trong TLHTH
|
22 |
Các lý thuyết tham vấn – trị liệu trong trường học
|
23 |
Đánh giá trí tuệ và tham vấn học tập
|
24 |
Đánh giá nhân cách và can thiệp
|
25 | Tư vấn giáo dục |
26 |
Giám sát trong tâm lý học trường học
|
27 |
Tiếng Anh chuyên ngành
|
28 |
Tiếng Pháp chuyên ngành
|
29 |
Tiếng Nga chuyên ngành Tâm lý
|
30 |
Kỹ thuật phỏng vấn và xây dựng trường hợp
|
31 |
Thực hành đánh giá trí tuệ và tham vấn học tập
|
32 |
Thực hành đánh giá nhân cách và can thiệp
|
33 |
Thực hành giám sát trong TLHTH
|
34 |
Thực hành tư vấn giáo dục
|
35 |
Thực tập sư phạm 1
|
36 |
Chẩn đoán đánh giá và can thiệp cho trẻ mầm non và tiểu học
|
37 |
Tham vấn và trị liệu nhóm
|
38 |
Tham vấn cho trẻ chậm phát triển và khuyết tật
|
39 |
Tham vấn giới tính, hôn nhân-gia đình
|
40 |
Tham vấn cho trẻ bi lạm dụng
|
41 |
Tham vấn cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
|
42 |
Công tác xã hội trong nhà trường
|
43 |
Chẩn đoán đánh giá và can thiệp cho thanh thiếu niên
|
44 |
Tham vấn hướng nghiệp
|
45 |
Tham vấn cho trẻ em năng khiếu và phát triển sớm
|
46 |
Tham vấn cho trẻ em có hành vi lệch chuẩn và khó hoà nhập
|
47 |
Tham vấn trong trường dạy nghề, Cao đẳng và Đại học
|
48 | Dược học tâm lý |
49 |
Thực tập sư phạm 2
|
50 |
Khoá luận tốt nghiệp
|
Theo Đại học Sư phạm Hà Nội
3. Các khối thi vào ngành Tâm lý học
– Mã ngành: 7310401
– Các tổ hợp môn xét tuyển vào ngành Tâm lý học:
- A00: Toán, Vật lí, Hóa học
- A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh
- B00: Toán, Hóa học, Sinh học
- C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí
- D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
4. Điểm chuẩn ngành Tâm lý học
Các bạn có thể tham khảo mức điểm chuẩn của các trường đại học đào tạo ngành Tâm lý học những năm gần đây. Trong năm 2018, mức điểm chuẩn của ngành này từ 15 – 23 điểm tùy theo các khối thi xét theo học bạ và kết quả thi THPT Quốc gia.
5. Các trường đào tạo ngành Tâm lý học
Có nhiều phụ huynh và thí sinh thắc không biết nên học ngành Tâm lý ở đâu, vì vậy, chúng tôi đã tổng hợp danh sách các trường đại học có ngành Tâm lý học theo từng khu vực dưới đây.
– Khu vực miền Bắc:
- Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội
- Đại học Lao động Xã hội
- Đại học Sư phạm Hà Nội
– Khu vực miền Trung:
- Đại học Sư phạm – Đại học Đà nẵng
- Đại học Hồng Đức
- Đại học Đông Á
– Khu vực miền Nam:
- Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP.HCM
- Đại học Lao động Xã hội – Cơ sở TP.HCM
- Đại học Sài Gòn
- Đại học Sư phạm TP.HCM
- Đại học Công nghệ TP.HCM
- Đại học Văn Hiến
- Đại học Văn Lang
- Đại học Hoa Sen
6. Cơ hội nghề nghiệp ngành Tâm lý học
Ngành Tâm lý học được đánh giá là một ngành học có nhiều tiểm năng phát triển nghề nghiệp trong tương lai. Sinh viên ngành Tâm lý học khi ra trường được trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết để đáp ứng các yêu cầu của nhà tuyển dụng, bạn có thể dễ dàng xin việc tại các vị trí sau:
- Nhà tâm lý học đường:
- Làm việc tại các trường học với vị trí phụ trách tâm lý học đường, hỗ trợ giáo viên, cha mẹ học sinh trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
- Công việc chính là tham gia vào việc giúp cho những học sinh có thể giải tỏa được những áp lực, khúc mắc trong học tập, cuộc sống, hay trong tình yêu từ đó có thể chuyên tâm vào việc học tập đạt thành tích tốt.
- Nhà trị liệu tâm lý:
- Làm việc tại các bệnh viện tâm thần, các trung tâm tư vấn, trị liệu tâm lý.
- Công việc của bạn có thể là làm việc độc lập hoặc hỗ trợ cho các bác sĩ tâm thần giúp cho người cần trị liệu phân tích, hiểu và giải quyết những mâu thuẫn tâm lý với người khác cũng như là những khó khăn tâm lý của chính bản thân mình.
- Chuyên viên tham vấn:
- Làm việc tại các trung tâm tư vấn, trực các đường dây nóng, tổ chức phi chính phủ…
- Công việc của bạn là gặp gỡ, trò chuyện giúp cho những người có nhu cầu hiểu, nhận thức được vấn đề của mình và tự tìm cách giải quyết.
- Nhà tâm lý học:
- Làm việc ở các viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu, các trường đại học cao đẳng, các công ty truyền thông…
- Công việc của nhà tâm lý học cũng rất đa dạng, họ có thể làm công tác nghiên cứu, hoạch định chính sách liên quan đến tâm lý ứng dụng trong quản trị, kinh doanh, tham gia vào các dự án, tổ chức trong và ngoài nước.
- Nhà tư vấn tuyển dụng:
- Làm việc tại các tổ chức, doanh nghiệp, các trung tâm nghiên cứu, bệnh viện…
- Công việc của bạn là giúp các nhà quản lí doanh nghiệp, tổ chức… đánh giá nhu cầu nhân lực của tổ chức, nghiên cứu để xác định các yêu cầu của vị trí tuyển dụng, lên kế hoạch và thực hiện phỏng vấn tuyển dụng các ứng viên có những đặc điểm phù hợp.
7. Mức lương ngành Tâm lý học
- Đối với sinh viên mới ra trường và ít kinh nghiệm làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức xã hội thì mức lương trung bình từ 5 – 7 triệu đồng/ tháng.
- Đối với những đã có kinh nghiệm làm việc trong ngành Tâm lý học và tùy thuộc vào vị trí, năng lực sẽ có mức lương cao hơn từ 8 – 10 triệu đồng/ tháng hoặc có thể cao hơn.
8. Những tố chất phù hợp với ngành Tâm lý học
Để theo học và làm việc trong ngành Tâm lý học, bạn cần có những tố chất sau:
- Cởi mở, kiên nhẫn, hòa nhã, chịu được áp lực cao trong công việc;
- Khéo léo, biết lắng nghe, thấu hiểu và chia sẻ với người khác;
- Có khả năng phân tích, tổng hợp vấn đề và xử lý thông tin;
- Có năng khiếu giao tiếp, thuyết phục, thích khám phá thế giới nội tâm bí ẩn và đam mê làm việc trong lĩnh vực tâm lý.
9. Tham khảo một số thông tin về ngành Tâm lý học
- Nhu cầu nhân lực ngành tâm lý học tăng cao
https://news.zing.vn/nhu-cau-nhan-luc-nganh-tam-ly-hoc-tang-cao-post676229.html
- Cơ hội và thách thức cho sinh viên ngành tâm lý
https://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/co-hoi-va-thach-thuc-cho-sinh-vien-nganh-tam-ly-1193568778.htm
- Nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên ngành tâm lý
https://www.giaoduc.edu.vn/nhieu-co-hoi-viec-lam-cho-sinh-vien-nganh-tam-ly.htm
- Cơ hội nghề nghiệp khi học ngành Tâm lý học
https://vnexpress.net/tin-tuc/giao-duc/tuyen-sinh/co-hoi-nghe-nghiep-khi-ho-c-nganh-tam-ly-hoc-3723632.html
- Tâm lý học: ngành học của những cơ hội
http://kenh14.vn/hoc-duong/tam-ly-hoc-nganh-hoc-cua-nhung-co-hoi-20140730061712500.chn
Ngành Tâm lý học là một ngành học thú vị và hấp dẫn, nếu bạn đang băn khoăn chưa tìm được một ngành học phù hợp thì hãy mạnh dạn thử sức với ngành học này nhé. Bởi ngành Tâm lý học hiện nay đang được xã hội đặc biệt quan tâm, vì vậy, ngành học này hứa hẹn có nhiều triển vọng nghề nghiệp trong tương lai.