Ngành Thanh nhạc
Ngành Thanh nhạc chắc chắn bạn đã được nghe tới nhiều lần, nhưng ngành này thực chất là ngành như thế nào, sẽ học gì và làm gì sau khi học xong ngành này? Hãy đọc bài viết dưới đây để có cái nhìn tổng quát nhất nhé.
1. Tìm hiểu về ngành Thanh nhạc
- Ngành Thanh nhạc là ngành học đào tạo sinh viên những kiến thức cơ bản về âm nhạc, về kỹ thuật biểu diễn; sau khi tốt nghiệp trở thành ca sỹ chuyên nghiệp, hoạt động trong các đơn vị nghệ thuật.
- Mục tiêu đào tạo ngành Thanh nhạc đó là đào tạo sinh viên có phẩm chất chính trị rõ ràng, theo đường lối của Đảng và nhà nước, có lập trường tư tưởng vững vàng, có đạo đức và nếp sống lành mạnh, say mê nghề nghiệp, nắm vững đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, đặc biệt trên lĩnh vực văn hóa nghệ thuật.
- Chương trình đào tạo ngành Thanh nhạc cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn, hệ thống kiến thức về lĩnh vực âm nhạc nói chung và biểu diễn thanh nhạc nói riêng; có kỹ thuật ca hát và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo. Sinh viên sẽ được học những môn học từ môn cơ sở đến môn chuyên ngành như những môn học sau: Lịch sử âm nhạc phương Tây I, Lịch sử âm nhạc Việt Nam, Phân tích tác phẩm âm nhạc, Kỹ thuật diễn viên, Ký – Xướng âm III…
2. Chương trình đào tạo ngành Thanh nhạc
Các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Thanh nhạc trong bảng dưới đây.
I | Khối kiến thức chung |
1 | Những nguyên lí cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin |
2 | Tư tưởng Hồ Chí Minh |
3 | Đường lối cách mạng ĐCSVN |
4 | Giáo dục thể chất (I) |
5 | Giáo dục thể chất (II) |
6 | Giáo dục thể chất (III) |
7 | Giáo dục quốc phòng – An ninh( I) |
8 | Giáo dục quốc phòng – An ninh (II) |
9 | Giáo dục quốc phòng – An ninh (III) |
10 | Tiếng Anh I |
11 | Tiếng Anh II |
12 | Tiếng Anh III |
13 | Pháp luật đại cương |
14 | Phương pháp NCKH |
15 | Nghệ thuật học đại cương |
16 | Lịch sử âm nhạc thế giới |
17 | Lịch sử âm nhạc Việt Nam |
18 | Tin học Âm nhạc |
II | Khối kiến thức cơ sở |
19 | Thanh nhạc chuyên ngành 1A |
20 | Thanh nhạc chuyên ngành 1B |
21 | Nhạc cụ 1A |
22 | Nhạc cụ 1B |
III | Khối kiến thức ngành |
23 | Ký xướng âm 1A |
24 | Ký xướng âm 1B |
25 | Ký xướng âm 2A |
26 | Ký xướng âm 2B |
27 | Kỹ thuật hát hợp xướng 1 |
28 | Kỹ thuật hát hợp xướng 2 |
29 | Kỹ thuật hát hợp xướng 3 |
30 | Kỹ thuật hát hợp xướng 4 |
31 | Kỹ thuật hóa trang 1 |
32 | Kỹ thuật hóa trang 2 |
33 | Kỹ thuật diễn viên 1 |
34 | Kỹ thuật diễn viên 2 |
35 | Hình thể 1 |
36 | Hình thể 2 |
37 | Nghệ thuật nói trước công chúng |
38 | Lịch sử opera |
39 | Nhập môn sáng tác 1 |
40 | Nhập môn sáng tác 2 |
41 | Thanh nhạc chuyên ngành 2A |
42 | Thanh nhạc chuyên ngành 2B |
43 | Nhạc cụ 2A |
44 | Nhạc cụ 2B |
45 | Chỉ huy hợp xướng 1 |
46 | Phân tích tác phẩm |
47 | Lý thuyết âm nhạc cơ bản |
48 | Múa 1 |
49 | Múa 2 |
50 | Múa 3 |
51 | Hát dân ca 1 |
52 | Hát dân ca 2 |
53 | Hòa thanh 1 |
54 | Hòa thanh 2 |
IV | Thực tập |
55 | Thực tế chuyên môn |
V | Khóa luận tốt nghiệp/các học phần thay thế |
56 | Khóa luận tốt nghiệp |
Các học phần thay thế KLTN | |
57 | Thanh nhạc chuyên ngành nâng cao 1 |
58 | Thanh nhạc chuyên ngành nâng cao 2 |
59 | Kiến thức Âm nhạc tổng hợp |
60 | Đọc tổng phổ hợp xướng |
Theo Đại học Sài Gòn
3. Các khối thi vào ngành Thanh nhạc
– Mã ngành: 7210205
– Ngành Thanh nhạc xét tuyển các tổ hợp môn sau:
- N00: Ngữ văn, Năng khiếu Âm nhạc 1, Năng khiếu Âm nhạc 2
- N02: Ngữ văn, Ký xướng âm, Hát hoặc biểu diễn nhạc cụ
4. Điểm chuẩn ngành Thanh nhạc
Trong năm học 2018, với sự thay đổi trong đề án tuyển sinh đại học, cao đẳng của Bộ giáo dục và đào tạo đưa ra, ngành Thanh nhạc cũng có nhiều sự biến động về điểm chuẩn để xác định thí sinh trúng tuyển vào ngành. Để được học tập và làm việc trong ngành Thanh nhạc, bạn cần đạt số điểm trong khoảng từ 15 đến 31 điểm.
5. Các trường đào tạo ngành Thanh nhạc
Trong nước ta hiện nay có khá nhiều trường đại học, cao đảng đào tạo ngành Thanh nhạc, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên có thêm sự lựa chọn; vì đây là ngành học “hot”, mang lại cơ hội việc làm lớn. Dưới đây là danh sách các trường đào tạo ngành Thanh nhạc:
– Khu vực miền Bắc:
- Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
- Đại học Văn hóa – Nghệ thuật Quân đội
- Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
– Khu vực miền Trung:
- Học viện Âm nhạc Huế
– Khu vực miền Nam:
- Đại học Sài Gòn
- Đại học Nguyễn Tất Thành
- Đại học Văn Lang
- Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật TP.HCM
- Đại học Văn Hiến
6. Cơ hội việc làm của ngành Thanh nhạc
Cơ hội việc làm ngành Thanh nhạc vô cùng rộng mở. Đó cũng là lý do khiến ngành học này thu hút đông đảo thí sinh tham gia, đăng ký theo học và làm việc. Nếu học ngành Thanh nhạc, chắc chắn bạn không bao giờ phải lo lắng về vấn đề việc làm như các ngành nghề khác. Bạn có thể làm việc với những vị trí dưới đây:
- Làm việc tại các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp, các Trung tâm văn hóa thành phố và các tỉnh, thành;
- Tham gia giảng dạy tại các trường từ cấp tiểu học lên tới đại học;
- Dạy thanh nhạc tại các trung tâm dạy nhạc;
- Mở phòng học thanh nhạc riêng;
- Làm việc tại các phòng thu âm;
- Làm việc tại các nhà hát và nhạc viện;
- Làm việc tại các trung tâm văn hóa;
- Có cơ hội trở thành những ca sĩ, nghệ sĩ biểu diễn chuyên nghiệp trên sân khấu;
- Hướng dẫn, dàn dựng các chương trình nghệ thuật quần chúng cho các đơn vị nghệ thuật quân đội, trung tâm văn hóa;
- Làm việc tại các đài phát thanh truyền hình…
7. Mức lương của ngành Thanh nhạc
Mức lương ngành Thanh nhạc là vấn đề được nhiều người quan tâm, nhất là đối với những ai đã và đang có ý định theo đuổi ngành học nhiều sức hút này. Mức lương đạt được sẽ là từ 10 triệu đồng trở lên. Và sẽ còn hơn thế nếu như bạn làm thêm ở các phòng hát hoặc luyện thanh riêng cho các em, những học sinh có như cầu học thanh nhạc. Đối với những người làm ca sĩ, mức lương sẽ là cực khủng nếu bạn nổi tiếng và có nhiều người hâm mộ.
8. Những tố chất cần có để theo học ngành Thanh nhạc
Học Thanh nhạc cũng giống như học bất kỳ một một nghệ thuật nào khác, đều cần có năng khiếu, đam mê, sự chăm chỉ, miệt mài. Theo học ngành này, bạn cần phải có những tố chất sau:
- Cốt lõi chính là kỹ thuật giữ hơi trong thanh nhạc;
- Có lòng yêu nghề và đam mê với nghề;
- Tự tin, sáng tạo và có tính cẩn thận và tỉ mỉ;
- Phải chịu khó đến nhà hát, xem và nghe trực tiếp nghệ sĩ biểu diễn;
- Tìm tòi và học hỏi những nhạc sĩ đi trước;
- Cập nhật xu hướng nhạc mới trong xã hội và thế giới;
- Có sức khỏe để làm việc lâu dài;
- Nghiên cứu những tác phẩm hay của các bậc tiền bối trong nước và dành tâm huyết, thời gian cho môn học chuyên ngành;
- Có năng khiếu âm nhạc là điều hiển nhiên;
- Phải siêng năng, có lòng đam mê mãnh liệt;
- Trau dồi không mệt mỏi chuyên ngành mà mình theo đuổi;
- Có sự cẩn trọng, tính chính xác trong công việc của mình;
- Có ngoại giao và tài ăn nói;
- Ngoại ngữ tốt là một trong những điều kiện giúp bạn vươn lên trong nghề nghiệp.
Ngành Thanh nhạc được đánh giá một ngành học giàu tiềm năng phát triển đối với những bạn trẻ thực sự đam mê và có năng khiếu về ca hát, biểu diễn. Nếu bạn có năng khiếu về âm nhạc và mong muốn trở thành ca sĩ biểu diễn thì hãy theo học ngành Thanh nhạc để được học tập và rèn luyện trong môi trường đào tạo chuyên nghiệp nhé!