Ngành Thủy văn học

  • admin.daihoc

Hiện nay, có nhiều người chưa biết đến ngành Thủy văn học. Ngành học này là gì và cơ hội việc làm ra sao? Đây là vấn đề mà nhiều người quan tâm tìm hiểu về ngành học. Dưới đây, bài viết xin chia sẻ thông tin tổng quan về ngành Thủy văn học.

1. Tìm hiểu ngành Thủy văn học

  • Thủy văn học (tiếng Anh là Hydrology) là ngành khoa học nghiên cứu về sự vận động, phân phối và chất lượng của nước trên toàn bộ Trái đất, và vì thế nó đề cập đến cả vòng tuần hoàn nước và các nguồn nước. Đây là một ngành Khoa học Trái đất liên quan đến chu trình của nước, có nghĩa là các sự trao đổi giữa khí quyển, bề mặt trái đất và dưới lòng đất.
  • Ngành Thủy văn học nghiên cứu về các dòng chảy, hiện tượng xói mòn, sự chảy của các nguồn nước và lũ lụt. Do đó, các nghiên cứu thủy văn là rất hữu ích vì chúng cho phép chúng ta hiểu rõ hơn về thế giới chúng ta sống và cũng như cung cấp những hiểu biết sâu sắc hơn về khoa học môi trường, chính sách và hoạch định môi trường. Những người nghiên cứu về thủy văn học được gọi là Nhà thủy văn học, họ làm việc trong cả lĩnh vực khoa học Trái đất hay khoa học môi trường, địa lý tự nhiên hay kỹ thuật xây dựng và kỹ thuật môi trường.
  • Chương trình đào tạo ngành Thủy văn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức về toán, vật lý, tin học và phương pháp tính toán trong chuyên môn, phục vụ trực tiếp các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, du lịch, giao thông vận tải, môi trường… và quản lý tài nguyên nước. Sau khi tốt nghiệp sinh viên có đủ năng lực của một cử nhân ngành thủy văn, có thể làm việc tại các viện nghiên cứu, các trung tâm và sở khoa học và công nghệ các tỉnh trong cả nước, phục vụ tất cả các ngành kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng.

2. Chương trình đào tạo ngành Thủy văn học

Các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Thủy văn học trong bảng dưới đây.

STT Tên môn học
1
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 1
2
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 2
3
Tư tưởng Hồ Chí Minh
4
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
5 Tin học cơ sở 1
6 Tin học cơ sở 3
7 Tiếng Anh A1
8 Tiếng Anh A2
9 Tiếng Anh B1
10
Giáo dục thể chất 1
11
Giáo dục thể chất 2
12
Giáo dục quốc phòng -an ninh 1
13
Giáo dục quốc phòng -an ninh 2
14
Giáo dục quốc phòng-an ninh 3
15 Kỹ năng mềm
16
Cơ sở văn hóa Việt Nam
17
Lôgic học đại cương
18
Tâm lý học đại cương
19
Xã hội học đại cương
20 Đại số
21 Giải tích 1
22 Giải tích 2
23
Cơ học chất lỏng
24
Phương trình toán lý
25
Phương pháp tính
26
Xác suất thống kê
27 Cơ – Nhiệt
28 Điện và từ
29 Quang học
30
Thực hành Vật lý đại cương
31
Hóa học đại cương
32
Thủy văn đại cương
33 Đo đạc thủy văn
34 Thủy lực học
35
Phân tích thống kê trong thủy văn
36
Tính toán thủy văn
37 Dự báo thủy văn
38
Tính toán thủy lợi
39
Động lực học sông
40
Địa chất thủy văn
41
Địa lý tự nhiên đại cương
42 Địa lý thủy văn
43
Mô hình toán thủy văn
44
Khí tượng đại cương
45 Trắc địa học
46
Thủy văn vùng cửa sông
47 Thủy văn hồ
48
Thủy văn nông nghiệp
49 Thủy văn đô thị
50 Chỉnh trị sông
51
Khí tượng sy nôp
52
Tính toán thủy năng
53
Hải dương học đại cương
54
Quản lý và Phòng tránh thiên tai
55
Địa lý tự nhiên Việt Nam
56 Kinh tế nước
57
Chất lượng nước
58
Khí hậu Việt Nam
59
Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước
60
Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông
61
Bảo vệ môi trường nước
62
Thủy văn môi trường
63 Xử lý nước
64
Pháp luật tài nguyên nước và môi trường
65 Niên luận
66 Bản đồ học
67
Đánh giá tác động môi trường
68
Hệ thông tin địa lý
69 Viễn thám
70 Thủy hóa
71 Khí hậu học
72 Thực tập cơ sở
73
Thực tập công nghiệp
74
Khóa luận tốt nghiệp
75
Thủy văn ứng dụng
76
Thực tập tốt nghiệp 1
77
Thực tập tốt nghiệp 2

Theo Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội

3. Các khối thi vào ngành Thủy văn học

– Mã ngành: 7440224

– Ngành Thủy văn học chủ yếu thiên về các môn học khối A. Dưới đây là các tổ hợp môn xét tuyển của ngành Thủy văn học:

  • A00: Toán – Vật lý – Hóa học
  • A01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh
  • B00: Toán – Hóa học – Sinh học
  • D01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh

4. Điểm chuẩn ngành Thủy văn học

Điểm chuẩn ngành Thủy văn học được căn cứ theo quy chế xét tuyển của từng trường tuyển sinh, dao động ở mức 15 – 18 điểm. So với những chuyên ngành thuộc nhóm ngành Khoa học trái đất, điểm chuẩn của ngành cao hơn các chuyên ngành khác.

5. Các trường đào tạo ngành Thủy văn học

Hiện ở nước ta chưa có nhiều trường đại học đào tạo ngành Thủy văn học, chỉ có các trường sau:

  • Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
  • Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. HCM

6. Cơ hội việc làm ngành Thủy văn học

Những sinh viên của ngành Thủy văn học sau khi hoàn thành chương trình đào tạo sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức và năng lực chuyên môn để có thể đảm nhận đươc các vị trí công việc dưới đây:

  • Các Viện, Trung tâm: Viện khí tượng Thuỷ văn, Viện Hải dương học, Viện địa chất, Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn QG…
  • Tổng cục khí tượng thuỷ văn, Tổng cục khoa học kỹ thuật và Công nghệ thuộc Bộ công an;
  • Các phòng chức năng: Quản lý môi trường, Quản lý tài nguyên nước, Quản lý đo đạc bản đồ… tại các Sở tài nguyên môi trường… ở các tỉnh, thành phố trên cả nước.
  • Các công ty thuộc lĩnh vực hàng không, hàng hải, đường thuỷ như: Tổng công ty Hàng không Việt Nam, Tổng công ty hàng hải Việt Nam, công ty vận tải Biển đông…
  • Các đơn vị Quy họach, Điều tra, tư vấn liên quan Tài nguyên nước và Môi trường;
  • Các công ty tư vấn, thiết kế công trình thủy (thủy lợi, giao thông, thủy điện…);
  • Các liên đoàn Địa chất Thủy văn – Địa chất Công trình;
  • Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thủy văn và môi trường ;
  • Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp có đào tạo về ngành Hải dương học và khí tượng thuỷ văn.

7. Mức lương của ngành Thủy văn học

Mức thu nhập của ngành Thủy văn học được xếp theo quy định của nhà nước với mức lương trung bình trong khoảng 5 -7 triệu. Bên cạnh đó, những người làm việc trong ngành có thể được hưởng các trợ cấp theo ngạch, bậc hiện hưởng và phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có).

8. Những tố chất phù hợp với ngành Thủy văn học

Để có thể theo học ngành Thủy văn học, bạn cần có một số tố chất dưới đây:

  • Thích tìm tòi khám phá những quy luật của tự nhiên;
  • Suy nghĩ sâu sắc, độc lập, sáng tạo;
  • Yêu thích khoa học, có hứng thú với các tin tức khoa học;
  • Thông minh, có khả năng tư duy logic, khả năng phân tích;
  • Có khả năng tự tổ chức công việc, tự học, tự nghiên cứu;
  • Kiên trì, chăm chỉ, chịu khó, ngăn nắp, tỉ mỉ;
  • Thích đọc sách, tìm hiểu các kiến thức mới;
  • Thích chơi giải đố, giải ô chữ và các trò chơi trí tuệ;
  • Học tốt các môn tự nhiên.

Với những chia sẻ trên, hy vọng bài viết đã đem đến những thông tin hữu ích, giúp bạn tìm hiểu ngành Thủy văn học hiệu quả. Để có thể tham khảo thông tin cụ thể về ngành, bạn có thể truy cập Cổng thông tin trực tuyến của trường xét tuyển.