Nghệ An công bố cấu trúc đề thi vào lớp 10 năm 2024 – 2025
Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An công bố cấu trúc đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT và THPT Chuyên Phan Bội Châu năm học 2024 – 2025.
Thực hiện kế hoạch tổ chức Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT và THPT Chuyên Phan Bội Châu năm học 2024 – 2025, Sở Giáo dục và Đào tạo công bố cấu trúc đề thi như sau:
A. THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
1. Hình thức thi
– Môn Toán và Ngữ văn: Thi theo hình thức tự luận
– Môn Ngoại ngữ (tiếng Anh hoặc tiếng Pháp): Thi theo hình thức trắc nghiệm (gồm 50 câu, thí sinh làm bài trên Phiếu trả lời trắc nghiệm).
2. Thời gian làm bài
– Môn Toán và Ngữ văn: 120 phút/môn thi.
– Môn Ngoại ngữ: 60 phút.
3. Thang điểm
Điểm bài thi tính theo thang điểm 10. Nếu sử dụng thang điểm khác thì kết quả điểm thi đổi sang thang điểm 10.
4. Mức độ yêu cầu và phân bố điểm
Đề thi yêu cầu có đủ bốn mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Tỉ lệ các mức độ như sau:
– Nhận biết và thông hiểu: 50% – 60% tổng số điểm.
– Vận dụng và vận dụng cao: 40% – 50% tổng số điểm.
5. Nội dung đề thi
a) Thuộc phạm vi nội dung Chương trình Trung học cơ sở, chủ yếu thuộc chương trình lớp 9 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, trong đó:
+ Đối với các môn Toán, Ngữ văn:
– Đối với chương trình lớp 8, lớp 9 không thi nội dung được hướng dẫn: Không dạy; Đọc thêm; Không làm; Không thực hiện; Không yêu cầu; Khuyến khích học sinh tự đọc; Khuyến khích học sinh học; Khuyến khích học sinh làm; Khuyến khích học sinh tự thực hiện theo Công văn số 3280/BGDĐT-GDTrH ngày 27/8/2020 của Bộ GDĐT.
– Đối với chương trình lớp 7 không thi nội dung được hướng dẫn: Tự đọc, tự học, tự làm, tự thực hiện, không yêu cầu; những nội dung yêu cầu học sinh thực hành, thí nghiệm theo Công văn số 4040/BGDĐT- GDTrH ngày 16/9/2021 của Bộ GDĐT.
– Đối với chương trình lớp 6 không thi nội dung được hướng dẫn: Không dạy; Đọc thêm; Không làm; Không thực hiện; Không yêu cầu; Khuyến khích học sinh tự đọc; Khuyến khích học sinh học; Khuyến khích học sinh làm; Khuyến khích học sinh tự thực hiện theo Công văn số 3280/BGDĐT-GDTrH ngày 27/8/2020 của Bộ GDĐT.
(Riêng môn Ngữ văn, ngoài những yêu cầu trên, không thi nội dung chương trình địa phương, văn học nước ngoài).
+ Đối với môn Ngoại ngữ:
– Không thi nội dung được hướng dẫn: Không dạy; Không làm; Đọc thêm theo Công văn số 5842/BGDĐT-VP ngày 01/9/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học GDPT.
– Đối với chương trình lớp 8, lớp 9 không thi nội dung được hướng dẫn: Không dạy; Đọc thêm; Không làm; Không thực hiện; Không yêu cầu; Khuyến khích học sinh tự đọc; Khuyến khích học sinh học; Khuyến khích học sinh làm; Khuyến khích học sinh tự thực hiện theo Công văn số 3280/BGDĐT-GDTrH ngày 27/8/2020 của Bộ GDĐT.
– Đối với chương trình lớp 7 không thi nội dung được hướng dẫn: Tự đọc, tự học, tự làm, tự thực hiện, không yêu cầu; những nội dung yêu cầu học sinh thực hành, thí nghiệm theo Công văn số 4040/BGDĐT- GDTrH ngày 16/9/2021 của Bộ GDĐT.
– Đối với chương trình lớp 6 không thi nội dung được hướng dẫn: Không dạy; Đọc thêm; Không làm; Không thực hiện; Không yêu cầu; Khuyến khích học sinh tự đọc; Khuyến khích học sinh học; Khuyến khích học sinh làm; Khuyến khích học sinh tự thực hiện theo Công văn số 3280/BGDĐT-GDTrH ngày 27/8/2020 của Bộ GDĐT.
b) Đề thi đảm bảo chính xác, rõ ràng, tính giáo dục, phân hóa được trình độ học sinh, phù hợp với thời gian quy định cho từng môn thi.
II. CẤU TRÚC ĐỀ THI CÁC MÔN
1. MÔN TOÁN
Đề thi gồm có 5 câu, được phân bố mức điểm: Đại số: (6,0 – 7,0 điểm); Hình học: (3,0 – 4,0 điểm). Số câu và mức điểm cụ thể như sau:
Câu 1: (2,0 – 2,5 điểm) Đại số
Có 2 đến 3 ý nhỏ về các chủ đề: căn thức; hàm số và đồ thị của hàm số bậc nhất; hệ phương trình bậc nhất hai ẩn.
Mức độ: nhận biết, thông hiểu và vận dụng.
Câu 2: (2,0 điểm) Đại số
Có 2 đến 3 ý nhỏ về chủ đề phương trình bậc hai (Không thi những bài toán biện luận có chứa tham số).
Mức độ: nhận biết, thông hiểu và vận dụng.
Câu 3: (2,0 điểm) Đại số và Hình học
Bài toán thực tế
– Giải bài toán bằng cách lập phương trình hoặc hệ phương trình.
– Tính toán diện tích xunh quanh, diện tích toàn phần, thể tích của: hình trụ, hình nón, hình cầu.
Mức độ: thông hiểu, vận dụng.
Câu 4: (3,0 điểm) – Hình học phẳng
Chứng minh tính chất hình học của các hình hình học; hệ thức hình học; bất đẳng thức và cực trị hình học,.
Mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao (trong đó vận dụng cao: 0,5 điểm).
Câu 5: (0,5-1,0 điểm) – Đại số
Giải phương trình chứa ẩn dưới dấu căn thức; giải hệ phương trình; tìm giá trị lớn nhất, nhỏ nhất của biểu thức.
Mức độ: Vận dụng cao
2. MÔN NGỮ VĂN
Câu 1. (2,0 điểm) Đọc hiểu
– Yêu cầu văn bản hoặc đoạn trích được trích dẫn:
+ Chọn một trong ba loại văn bản hoặc đoạn trích: văn bản văn học, văn bản nghị luận, văn bản thông tin, có dung lượng từ 50 đến 500 chữ.
+ Văn bản hoặc đoạn trích được chọn ngoài SGK Tiếng Việt Tiểu học, Ngữ văn THCS, có xuất xứ đầy đủ, chính xác, nội dung tư tưởng lành mạnh, tính nghệ thuật cao, phù hợp với trình độ, lứa tuổi học sinh.
– Yêu cầu đọc hiểu: Đọc hiểu có bốn yêu cầu, đánh giá ở ba mức độ nhận biết, thông hiểu và vận dụng. Điểm số chia đều cho mỗi yêu cầu là 0,5 điểm.
Câu 2. (3,0 điểm) Nghị luận xã hội
– Viết bài văn nghị luận xã hội về một sự việc, hiện tượng đời sống hoặc một vấn đề về tư tưởng đạo lí.
– Vấn đề nghị luận phải gần gũi, có ý nghĩa thiết thực, có nội dung tư tưởng lành mạnh, phù hợp với trình độ học sinh và tránh những vấn đề xã hội quá nhạy cảm.
Câu 3. (5,0 điểm) Nghị luận văn học
Viết bài nghị luận văn học về một hoặc một số: tác phẩm, đoạn trích, nhân vật, khía cạnh của tác phẩm, khía cạnh của đoạn trích,…
3. MÔN NGOẠI NGỮ
Đề thi gồm có 50 câu, số câu được phân bố ở các mức độ như sau: nhận biết:19 câu; thông hiểu: 11 câu; vận dụng: 12 câu; vận dụng cao: 08 câu.
a) Đối với môn tiếng Anh
– Phần 1: Ngữ âm
+ Nội dung/hình thức: Chọn từ có phần được gạch chân có cách phát âm khác với các từ còn lại (câu hỏi nhiều lựa chọn MCQ) để kiểm tra cách phát âm đúng (nguyên âm, phụ âm và tập hợp âm) và trọng âm từ của các từ riêng lẻ.
+ Số lượng câu: 05 (05 câu nhận biết)
– Phần 2: Từ vựng – Ngữ pháp
+ Nội dung/hình thức: Chọn từ/cụm từ phù hợp để hoàn thành câu (câu hỏi nhiều lựa chọn MCQ) để kiểm tra học sinh về những vấn đề: từ pháp (hiểu và sử dụng được động từ theo các quy luật ngữ pháp về thời, thể, thức… biết sử dụng danh từ, đại từ, tính từ, giới từ,… chính xác trong văn cảnh cụ thể), cú pháp (phân biệt và áp dụng được các cấu trúc câu), phương thức cấu tạo từ (nhớ và vận dụng được các phương thức cấu tạo từ cơ bản, nhận biết được dạng thức khác nhau của từ trong văn cảnh cụ thể), chọn từ (word choice/usage: có khả năng chọn từ thích hợp về ngữ nghĩa), tổ hợp từ/cụm từ cố định (nhận biết và phân biệt được cụm từ tự do với cụm từ cố định, sử dụng cụm từ cố định), đồng nghĩa/trái nghĩa (nhận biết được từ/ngữ cận/trái nghĩa, sử dụng từ), giao tiếp đơn giản (biết sử dụng từ/ngữ phù hợp để ứng đối một cách thích hợp với phát ngôn thể hiện các chức năng giao tiếp cơ bản);
+ Số lượng câu: 20 (10 câu nhận biết, 6 câu thông hiểu, 04 câu vận dụng)
– Phần 3: Đọc hiểu
+ Chủ điểm/nội dung: Phổ thông (con người, cộng đồng, môi trường sống, giáo dục, khoa học phổ thông,…);
+ Số đoạn văn:
01 đoạn văn sử dụng cho bài điền khuyết Guided cloze (độ dài khoảng 100 đến 150 từ gồm 04 chỗ trống) để kiểm tra khả năng nhận biết và sử dụng được từ, ngữ và cấu trúc đúng ở ngữ cảnh phù hợp trong một đoạn văn.
02 đoạn văn (độ dài trên/dưới 200 từ) để kiểm tra kỹ năng đọc hiểu lấy thông tin cụ thể/đại ý, kiểm tra kỹ năng đoán và hiểu nghĩa từ mới, tổng hợp thông tin và suy luận… Hình thức câu hỏi: Câu hỏi đọc hiểu nhiều lựa chọn (MCQ).
+ Số lượng câu: 15 (03 câu nhận biết, 03 câu thông hiểu, 04 câu vận dụng, 05 câu vận dụng cao).
– Phần 4: Viết
+ Nội dung/hình thức:
Phát hiện lỗi cần sửa cho câu đúng (đặc biệt là lỗi liên quan đến kỹ năng Viết) nhằm kiểm tra khả năng nhận biết, phân biệt và nắm được cách sử dụng các từ/ ngữ và cách sử dụng cấu trúc hợp với văn phong viết trong ngữ cảnh phù hợp.
Tìm câu gần nghĩa nhất với câu cho sẵn nhằm kiểm tra khả năng sử dụng kiến thức, kỹ năng ngôn ngữ để diễn đạt ý bằng nhiều cách khác nhau.
+ Số lượng câu: 10 (01 câu nhận biết, 02 câu thông hiểu, 04 câu vận dụng, 03 câu vận dụng cao).
Tổng số câu: 50.
b) Đối với môn tiếng Pháp
NỘI DUNG KIẾN THỨC:
1. Định từ/ déterminants (Mạo từ, tính từ chỉ định, tính từ sở hữu…)
2. Đại từ/ pronoms: Đại từ chỉ định, đại từ sở hữu, đại từ nhân xưng, đại từ liên hệ (dạng đơn: qui, que, dont, où)…
3. Tính từ chỉ tính chất/ adjectif qualificatif;
4. Từ không xác định/ mots indéfinis;
5. Thời thức của động từ/ temps et modes (Chỉ sử dụng những thời thức cơ bản: quá khứ gần, quá khứ hoàn thành, quá khứ tiếp diễn, hiện tại, tương lai gần, tương lai đơn, thức điều kiện ở hiện tại, thức subjonctif hiện tại.);
6. Giới từ/ préposition;
7. Trạng từ/ adverbe;
8. Phân từ/ participe passé/ participe présent
9. Số lượng câu từ nội dung 1 đến nội dung 7 : 27 (trong đó phần thời thức động từ là 06 câu) 13 câu nhận biết, 08 câu thông hiểu, 05 câu vận dụng, 01 câu vận dụng cao.
10. Câu danh từ, câu động từ/ phrase nominale, phrase verbale
11. Tạo từ/ formation des mots: (thêm tiền tố, hậu tố và tạo danh từ hoá từ động từ, tính từ hay tạo trạng từ chỉ cách thức (adverbe de manière) từ tính từ…
12. Từ đồng nghĩa- trái nghĩa/ Synonyme- antonyme: Yêu cầu học sinh nhận biết các hình thức tạo từ trái nghĩa cơ bản bằng cách thêm tiền tố hoặc các câu đòi hỏi học sinh phân biệt được từ cùng nghĩa, trái nghĩa dựa theo tình huống cụ thể.
13. Câu chủ động/ bị động/Voix active- passive ;
14. Ngữ chỉ thời gian, mục đích, nguyên nhân, hậu quả, …/ expressions du temps, du but, de la cause, de la conséquence, …
15. Câu tình huống hoặc nối tiếp câu/ situation de communication ou phrase à achever.
Số lượng câu từ nội dung 8 đến nội dung 13 : 18 câu (05 câu thông hiểu, 06 câu vận dụng, 07 câu vận dụng cao).
16. Đọc hiểu/ compréhension écrite
Bài đọc hiểu: với độ dài ít nhất 150 từ với những chủ đề quen thuộc : việc làm, môi trường, giáo dục, gia đình, tuổi trẻ, thể thao, công nghệ ….
Số lượng câu : 05 câu (trong đó 2 câu nhận biết, 2 câu thông hiểu, 1 câu vận dụng cao).
Tổng số câu : 50 câu
B. THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN PHAN BỘI CHÂU
I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
1. Hình thức thi
– Đối với các môn Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí: Theo hình thức tự luận.
– Đối với môn Tin học: Lập trình trực tiếp trên máy tính bằng ngôn ngữ Python hoặc ngôn ngữ C++ (trên DevC++, Code Block) để giải các bài toán.
– Đối với môn tiếng Anh, tiếng Pháp: Thi viết, bao gồm câu hỏi tự luận và trắc nghiệm, kiểm tra 03 kỹ năng nghe, đọc, viết và kiến thức ngôn ngữ.
2. Thời gian làm bài: 150 phút đối với mỗi môn thi
3. Thang điểm
Điểm bài thi tính theo thang điểm 20. Nếu sử dụng thang điểm khác thì kết quả điểm thi đổi sang thang điểm 20.
4. Mức độ yêu cầu và phân bố điểm
Đề thi yêu cầu có đủ bốn mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao, được phân bố điểm cho các mức độ như sau:
– Nhận biết và thông hiểu: 20% – 40% tổng số điểm.
– Vận dụng và vận dụng cao: 60% – 80% tổng số điểm.
5. Nội dung đề thi
a) Thuộc phạm vi nội dung Chương trình Trung học cơ sở do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, trong đó:
+ Đối với các môn Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Tin học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí:
– Đối với chương trình lớp 8, lớp 9 không thi nội dung được hướng dẫn: Không dạy; Đọc thêm; Không làm; Không thực hiện; Không yêu cầu; Khuyến khích học sinh tự đọc; Khuyến khích học sinh học; Khuyến khích học sinh làm; Khuyến khích học sinh tự thực hiện theo Công văn số 3280/BGDĐT-GDTrH ngày 27/8/2020 của Bộ GDĐT.
– Đối với chương trình lớp 7 không thi nội dung được hướng dẫn: Tự đọc, tự học, tự làm, tự thực hiện, không yêu cầu; những nội dung yêu cầu học sinh thực hành, thí nghiệm theo Công văn số 4040/BGDĐT- GDTrH ngày 16/9/2021 của Bộ GDĐT.
– Đối với chương trình lớp 6 không thi nội dung được hướng dẫn: Không dạy; Đọc thêm; Không làm; Không thực hiện; Không yêu cầu; Khuyến khích học sinh tự đọc; Khuyến khích học sinh học; Khuyến khích học sinh làm; Khuyến khích học sinh tự thực hiện theo Công văn số 3280/BGDĐT-GDTrH ngày 27/8/2020 của Bộ GDĐT.
(Riêng với môn Ngữ văn, ngoài các yêu cầu trên, không thi nội dung văn học nước ngoài, chương trình địa phương).
+ Đối với môn Ngoại ngữ:
– Không thi nội dung được hướng dẫn: Không dạy; Không làm; Đọc thêm theo Công văn số 5842/BGDĐT-VP ngày 01/9/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học GDPT.
– Đối với chương trình lớp 8, lớp 9 không thi nội dung được hướng dẫn: Không dạy; Đọc thêm; Không làm; Không thực hiện; Không yêu cầu; Khuyến khích học sinh tự đọc; Khuyến khích học sinh học; Khuyến khích học sinh làm; Khuyến khích học sinh tự thực hiện theo Công văn số 3280/BGDĐT-GDTrH ngày 27/8/2020 của Bộ GDĐT.
– Đối với chương trình lớp 7 không thi nội dung được hướng dẫn: Tự đọc, tự học, tự làm, tự thực hiện, không yêu cầu; những nội dung yêu cầu học sinh thực hành, thí nghiệm theo Công văn số 4040/BGDĐT- GDTrH ngày 16/9/2021 của Bộ GDĐT.
– Đối với chương trình lớp 6 không thi nội dung được hướng dẫn: Không dạy; Đọc thêm; Không làm; Không thực hiện; Không yêu cầu; Khuyến khích học sinh tự đọc; Khuyến khích học sinh học; Khuyến khích học sinh làm; Khuyến khích học sinh tự thực hiện theo Công văn số 3280/BGDĐT-GDTrH ngày 27/8/2020 của Bộ GDĐT.
b) Đề thi đảm bảo chính xác, rõ ràng, tính giáo dục, phân hóa được trình độ để tuyển chọn được học sinh có năng khiếu, học sinh giỏi đối với môn chuyên, phù hợp với thời gian quy định cho từng môn thi.
II. CẤU TRÚC ĐỀ THI CỦA CÁC MÔN CHUYÊN
1. MÔN TOÁN
Đề thi gồm 5 câu hỏi (mỗi câu có thể có các ý nhỏ) về các nội dung: Số học; Đại số; Hình học; Tổ hợp.
– Số học: (2,0 – 3,0 điểm).
Tìm số: số nguyên tố, hợp số, số chính phương; lí thuyết chia hết trên tập số nguyên ; phương trình nghiệm nguyên.
– Đại số : (8,0 – 10 điểm).
+ Phương trình, hệ phương trình.
+ Bất đẳng thức, tìm giá trị nhỏ nhất, lớn nhất của biểu thức.
+ Tìm đa thức, tính chất của đa thức.
– Hình học : (7,0 – 8,0 điểm).
+ Chứng minh tính chất hình học các hình hình học ; hệ thức.
+ Tìm tập hợp điểm, cực trị hình học.
– Tổ hợp : (2,0 – 3,0 điểm): Liên quan Số học hoặc Hình học.
2. MÔN TIN HỌC
Câu 1: (6,0 điểm) Kiểm tra các kỹ năng cơ bản về lập trình, hiểu biết các câu lệnh của ngôn ngữ lập trình để giải quyết bài toán.
Câu 2: (5,0 điểm) Kiểm tra các kỹ năng cơ bản về lập trình, hiểu biết về cấu trúc dữ liệu trong ngôn ngữ lập trình, giải quyết bài toán không đòi hỏi các giải thuật đặc biệt.
Câu 3: (5,0 điểm) Áp dụng các thuật toán cơ bản như sắp xếp, tìm kiếm hoặc bài toán không đòi hỏi các thuật toán đặc biệt nhưng phải lập trình phức tạp hơn Câu 1, Câu 2.
Câu 4: (4,0 điểm) Áp dụng các thuật toán cơ bản (sắp xếp, tìm kiếm, đệ quy, quay lui,…) nhưng phải tổ chức dữ liệu một cách hợp lý để đảm bảo thời gian).
Lưu ý : Bài thi được chấm bằng các test (dữ liệu vào, ra trên tệp text).
3. MÔN VẬT LÍ
Câu 1: (4,5 – 6,0 điểm) Phần Cơ học. Câu 2: (2,5 – 3,5 điểm) Phần Nhiệt học. Câu 3: (5,0 – 6,0 điểm) Phần Điện học Câu 4: (3,0 – 3,5 điểm) Phần Quang học
Câu 5: (2,5 – 3,5 điểm) Bài tập về năng lực chuyên biệt Vật lý: vận dụng kiến thức Vật lý vào thực tiễn; giải thích các hiện tượng tự nhiên bằng kiến thức Vật lý; thí nghiệm thực hành Vật lí.
Lưu ý:
– Trong mỗi câu có thể có một hoặc nhiều ý nhỏ;
– Các bài tập Vật lí khuyến khích đề cập đến các nội dung Vật lí gắn với thực tiễn cuộc sống và hạn chế các nội dung nặng về tính toán phức tạp.
4. MÔN HÓA HỌC
Câu 1: (3,0 điểm) Bài tập lý thuyết về hóa học Vô cơ (phần: Phi kim và hợp chất của Phi kim).
Câu 2: (3,0 điểm) Bài tập lý thuyết về hóa học Vô cơ (phần: Kim loại và hợp chất của Kim loại).
Câu 3: (3,0 điểm) Bài tập lý thuyết về các hợp chất Hữu cơ.
Câu 4: (3,0 điểm) Phần thực hành thí nghiệm hóa học.
Câu 5: (4,0 điểm) Bài tập toán về hóa học Vô cơ.
Câu 6: (4,0 điểm) Bài tập toán về hóa học Hữu cơ.
Lưu ý: – Khuyến khích sử dụng các câu hỏi hóa học hướng đến tính thực tiễn.
– Hạn chế sử dụng các bài tập nặng về tính toán, ít bản chất hóa học.
– Học sinh không được sử dụng Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (nguyên tử khối của các nguyên tố hóa học được cho biết trong Đề thi).
5. MÔN SINH HỌC
Câu 1: (4,0 điểm) Các thí nghiệm của Men Đen. Câu 2: (5,0 điểm) Nhiễm sắc thể; ADN và gen. Câu 3: (3,0 điểm) Biến dị.
Câu 4: (3,0 điểm) Di truyền học người; Ứng dụng di truyền học. Câu 5: (2,5 điểm) Sinh vật và môi trường; Hệ sinh thái.
Câu 6: (2,5 điểm) Con người, dân số và môi trường; Bảo vệ môi trường.
Lưu ý: Nội dung phần câu hỏi lý thuyết và bài tập Sinh học khuyến khích các nội dung gắn với thực tiễn cuộc sống; hạn chế các nội dung nặng về tính toán nhưng không phải là bản chất Sinh học. Không thi phần em có biết.
6. MÔN NGỮ VĂN
Đề thi có hai câu:
Câu 1: (8,0 điểm) Nghị luận xã hội
– Viết bài văn nghị luận xã hội về một sự việc, hiện tượng đời sống hoặc một vấn đề về tư tưởng đạo lí.
– Vấn đề nghị luận phải gần gũi, có ý nghĩa thiết thực, nội dung tư tưởng lành mạnh, phù hợp với trình độ học sinh, tránh những vấn đề xã hội quá nhaỵ cảm.
Câu 2: (12,0 điểm) Nghị luận văn học
– Viết bài nghị luận văn học về một hoặc một số: tác phẩm, đoạn trích, nhân vật, khía cạnh của tác phẩm, khía cạnh của đoạn trích, Từ đó nêu suy nghĩ về một vấn đề văn học có liên quan.
– Hoặc: Viết bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học. Phạm vi dẫn chứng trong một số tác phẩm văn học đã quy định trong chương trình thi.
7. MÔN LỊCH SỬ
Câu 1: (5,0 điêm): Lịch sử thế giới từ năm 1945 đến nay (Á, Phi, Mỹ La-tinh; Mỹ, Nhật Bản, Tây Âu; Quan hệ quốc tế; Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật).
Câu 2: (6,0 điểm) Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1945;
Câu 3: (4,0 điểm) Lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1954; Câu 4: (5,0 điểm) Lịch sử Việt Nam từ năm 1954 đến năm nay.
8. MÔN ĐỊA LÍ
Câu 1: (5,0 điểm) Địa lí Tự nhiên đại cương; Địa lý tự nhiên Việt Nam; Câu 2: (3,0 điểm) Địa lí Dân cư Việt Nam;
Câu 3: (4,0 điểm) Địa lí Kinh tế Việt Nam;
Câu 4: (4,0 điểm) Sự phân hóa lãnh thổ – Lớp 9;
Câu 5: (4,0 điểm) Bài tập rèn luyện các loại kĩ năng về biểu đồ; nhận xét, phân tích, giải thích bảng số liệu, biểu đồ, Atlat Địa lí Việt Nam.
Lưu ý: Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành từ năm 2009 đến nay.
9. MÔN TIẾNG ANH
Đề thi gồm 4 phần, được phân bố như sau:
a. Nghe hiểu (50/200 điểm)
– Độ khó: tương đương B2 trở lên trên thang CEFR.
– Thời gian: không quá 30 phút, tính từ lúc nhạc dạo báo hiệu đến nhạc báo kết thúc, bao gồm:
+ 1 phút dạo đầu để thí sinh có thời gian đọc nhanh yêu cầu và các câu hỏi.
+ 5 giây nghỉ giữa 2 lần nghe.
+ 1 phút giữa các đoạn để thí sinh đọc nhanh yêu cầu và các câu hỏi.
+ 3 phút trước tín hiệu nhạc kết thúc để thí sinh viết và kiểm tra lại toàn bộ câu trả lời.
– Số đoạn: 02 hoặc 03.
– Số lượt nghe: 02 lần (chỉ dẫn, yêu cầu bằng tiếng Anh).
– Chủ điểm/nội dung: phổ thông (giáo dục, môi trường, tin tức, văn minh-văn hóa, khoa học phổ thông, …).
– Giọng đọc: ưu tiên bản ngữ tiếng Anh (Anh, Mĩ, Australia, …).
– Tốc độ đọc/nói: tự nhiên.
– Hình thức: độc thoại hoặc đối thoại (Số nhân vật tham gia đối thoại tối đa là 3 người).
– Yêu cầu: hiểu được thông tin chính hoặc chi tiết; hiểu thông điệp và thái độ của người nói ở tốc độ bình thường; ghi chép được những thông tin quan trọng khi nghe; …
– Số lượng câu hỏi: 25.
– Loại câu hỏi: kết hợp (nhiều lựa chọn MCQ, điền khuyết, trả lời câu hỏi…).
b. Ngữ pháp – Từ vựng: (30/200 điểm)
– Thời gian: khoảng 20 phút
– Nội dung/ hình thức:
+ Chọn từ/cụm từ phù hợp để hoàn thành câu (câu hỏi nhiều lựa chọn MCQ) để kiểm tra học sinh về những vấn đề: từ pháp (hiểu và sử dụng được động từ theo các quy luật ngữ pháp về thời, thể, thức… biết sử dụng danh từ, đại từ, tính từ, giới từ, … chính xác trong văn cảnh cụ thể), cú pháp (phân biệt và áp dụng được các cấu trúc câu), phương thức cấu tạo từ (nhớ và vận dụng được các phương thức cấu tạo từ cơ bản, nhận biết được dạng thức khác nhau của từ trong văn cảnh cụ thể), chọn từ (word choice/usage: có khả năng chọn từ thích hợp về ngữ nghĩa, sắc thái biểu cảm ở những mức độ cảm nhận khác nhau), tổ hợp từ/cụm từ cố định/động từ hai thành phần hay ngữ động từ (nhận biết và phân biệt được cụm từ tự do với cụm từ cố định/đặc ngữ, sử dụng cụm từ cố định/động từ hai thành phần hay ngữ động từ), đồng nghĩa/trái nghĩa (nhận biết được từ/ngữ cận/trái nghĩa, sử dụng từ/ngữ cận/trái nghĩa trong văn cảnh cụ thể), giao tiếp đơn giản (biết sử dụng từ/ngữ phù hợp để ứng đối một cách thích hợp với phát ngôn thể hiện các chức năng giao tiếp cơ bản như chào hỏi, khen/chê, cầu khiến, đề nghị, mời trong văn hoá bản ngữ tiếng Anh…).
+ Sửa lỗi trong một đoạn văn (đoạn văn khoảng 150 đến 200 từ có lỗi về ngữ pháp, dùng từ, chính tả Học sinh cần gạch dưới/viết ra những phần bị lỗi trong đoạn văn và đưa ra phương án sửa).
+ Phương thức cấu tạo từ (nhớ và vận dụng được các phương thức cấu tạo từ cơ bản, nhận biết được dạng thức khác nhau của từ trong văn cảnh cụ thể) trong một đoạn văn khoảng 150 đến 200 từ.
– Số lượng câu: 30
c. Đọc hiểu (60/200 điểm)
– Độ khó: tương đương B2 trở lên trên thang CEFR.
– Thời gian: 40 phút.
– Chủ điểm/nội dung: phổ thông (giáo dục, môi trường, văn minh – văn hóa, khoa học phổ thông, …).
– Số đoạn văn:
+ 02 đoạn văn sử dụng cho bài điền khuyết (cloze reading): 01 đoạn Open cloze và 01 đoạn Guided cloze; độ dài: Khoảng 200 từ; mỗi đoạn 10 chỗ trống.
+ 02 đoạn văn kiểm tra kỹ năng đọc; độ dài mỗi đoạn: tối thiểu 350 từ.
Kiểm tra kỹ năng đọc hiểu lấy thông tin cụ thể/đại ý, kỹ năng đọc phân tích/đọc phê phán/ tổng hợp/ suy diễn/ẩn ý, kiểm tra kỹ năng đoán và hiểu nghĩa từ mới; nghĩa ngữ cảnh; ví von; hoán dụ; ẩn dụ; tương phản; đồng nghĩa/dị nghĩa;… Hình thức câu hỏi: Kết hợp trong từ đoạn văn hoặc từng đoạn riêng biêt các loại câu hỏi đọc hiểu:
– Đọc trả lời câu hỏi nhiều lựa chọn (MCQ).
– Đọc chọn đáp án đúng/sai.
– Đọc khớp nối nhan đề/một nhận xét/tóm tắt/…với một đoạn văn.
– Đọc chọn từ trong câu hỏi đa lựa chọn, đọc chọn câu đúng điền vào chỗ trống trong đoạn văn, trả lời câu hỏi (Q&A), …
– Tổng số câu hỏi: 60.
d. Viết (60/200 điểm)
– Thời gian: 60 phút.
– Nội dung/ hình thức:
+ Viết lại câu: 05 câu (Điểm: 10/200).
+ Viết văn bản (thư điện tử/thư cá nhân/lời nhắn/ghi chú/bưu thiếp…) theo các gợi ý cho sẵn trong khoảng 80 – 100 từ. Trong văn bản, thí sinh cần thể hiện được các chức năng ngôn ngữ quen thuộc trong các tình huống và chủ đề cá nhân: cảm ơn, xin lỗi, đưa ra lời mời, hẹn hò, sắp xếp cuộc gặp (Điểm:20/200).
+ Viết một bài luận tối thiểu 250 từ (giải thích, tranh luận, bình luận về một chủ đề). Bài viết phải có bố cục tốt, chuyển ý hoặc chuyển đoạn uyển chuyển, vốn từ phong phú và sử dụng từ linh hoạt, diễn đạt lưu loát. Thí sinh cần sử dụng lí do và ví dụ cụ thể để minh họa cho các lập luận đưa ra trong bài viết (Điểm:30/200)
10. MÔN TIẾNG PHÁP
Đề thi gồm 4 phần, được phân bố như sau:
a. Phần 1: Nghe hiểu (15/100 điểm)
Gồm 01 hoặc 02 bài nghe với 10 câu hỏi: 05 câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn QCM và 05 câu hỏi dạng VRAI ou FAUX hoặc câu hỏi mở. Trình độ A2 đến cận B1 JUNIOR.
– Giọng đọc: ưu tiên tiếng Pháp bản ngữ.
– Tốc độ đọc/nói: trung bình.
– Thời gian nghe 03 lần/ mỗi bài. Tổng thời gian nghe và làm bài 20 phút.
b. Phần 2: Đọc hiểu (25/100 điểm)
– Đọc và trả lời câu hỏi bài khoá có độ dài 300 – 400 từ. Trình độ A2 đến cận B1.
Các chủ đề: Kỳ nghỉ (vacances), du lịch, giới trẻ với thuốc lá, médias, môi trường, định hướng nghề nghiệp,công nghệ, học ngoại ngữ, gia đình, nhà trường…
– Câu 1 đến câu 5: trắc nghiệm nhiều lựa chọn.
– Câu 6 đến câu 10: trả lời câu hỏi tự luận.
c. Phần 3: Kiến thức ngôn ngữ. Trình độ trung cấp (40/100 điểm)
Gồm các phần kiến thức sau:
– Kiến thức 1: thời thức động từ (présent, futur simple, passé récent, imparfait, passé composé, subjonctif présent, conditionnel présent).
– Kiến thức 2 : Chuyển đổi câu chủ động sang bị động và ngược lại.
– Kiến thức 3 : Đại từ liên hệ đơn (pronom relatif simple).
– Kiến thức 4 : Chuyển đổi câu danh từ hóa.
– Kiến thức 5 : Đại từ nhân xưng (pronoms personnels).
– Kiến thức 6 : Chuyển đổi trực tiếp gián tiếp (style direct indirect).
– Kiến thức 7 : Các loại câu (câu hỏi, câu phủ định…).
– Kiến thức 8 : Phân từ hiện tại, phân từ quá khứ, tính động từ…
– Kiến thức 9 : Từ vựng (Vocabulaire) : Từ đồng nghĩa, trái nghĩa, tiền tố, hậu tố
– Kiến thức 10 : Từ bất định.
– Kiến thức 11 : Giới từ hoặc trạng từ.
– Kiến thức 12 : Ngữ chỉ thời gian, mục đích, nguyên nhân, hậu quả, …/ expressions du temps, du but, de la cause, de la conséquence, …
Phân bố điểm phần kiến thức ngôn ngữ như sau :
– Phần trắc nghiệm : 20 câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn (giới từ, tính từ, trạng từ, từ bất định, từ chỉ thời gian, nguyên nhân, mục đích, …) (10 điểm).
– Phần tự luận : các bài tập ở dạng điền từ, viết lại câu, chuyển câu, nối câu… (30 điểm). Tổng điểm phần kiến thức ngôn ngữ : 40 điểm.
d. Phần 4. Diễn đạt viết : (20/100 điểm)
Viết một văn bản nghị luận (texte argumentatif) về các chủ đề liên quan tới giáo dục, gia đình, môi trường, công nghệ, thể thao, du lịch, xã hội, … có độ dài từ 200-250 từ.
Tổng số điểm toàn bài : 100 điểm.
Xem thêm: Phương án tuyển sinh vào lớp 10 Hải Phòng 2024