Ngành Bảo hiểm
Ngành Bảo hiểm là một trong những ngành rất phát triển ở nước ta cùng với ngành Tài chính – ngân hàng, và ngày càng tăng nhanh về số lượng cũng như chất lượng các dịch vụ. Ngành Bảo hiểm ra đời giúp con người giải quyết được những rủi ro không nên có, tạo nên đông lực kích thích sự phát triển của những lĩnh vực kinh tế xã hội khác.
1. Tìm hiểu ngành Bảo hiểm
- Ngành Bảo hiểm (tiếng Anh là Insurance) ra đời trong nền kinh tế hội nhập, giúp con người có được một sự đảm bảo an toàn nhất về mặt tinh thần và thể xác, bởi vì ở bất cứ nơi đâu và trong hoàn cảnh nào con người cũng dễ gặp phải những rủi ro trong cuộc sống và công việc. Ngành Bảo hiểm giúp thực hiện những chính sách vĩ mô về ổn định kinh tế, khả năng kiềm chế lạ phát, giúp cân đối nền kinh tế trong thời đại hội nhập; góp phần to lớn trong việc bổ sung nguồn vốn đầu tư dài hạn và giúp tiết kiệm được các chi phí về đầu tư.
- Vai trò của ngành Bảo hiểm:
- Giúp bổ trợ cho chính sách an ninh xã hội: Những người được Bảo hiểm có thể tự bảo vệ về tài chính của mình, được chi trả và bồi thường khi gặp trường hợp không may như: Bị tai nạn, ốm đau bệnh tật trong cuộc sống và công việc.
- Giúp bảo vệ về tài chính cho các nhà đầu tư lớn: Bảo hiểm bảo vệ các tài sản cho cá nhân, công ty, doanh nghiệp gồm các công trình xây dựng, tài sản tư nhân, tài sản đầu tư nước ngoài.
- Bảo vệ các ngành kinh tế: Công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ với hình thức Bảo hiểm tài sản thiệt hại, Bảo hiểm hàng không, Bảo hiểm hàng hóa trong vận chuyển, Bảo hiểm bảo lãnh, tín dụng, Bảo hiểm về nông nghiệp, thủy sản.
- Thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế, quốc tế: Bảo hiểm góp phần không nhỏ vào quá trình đàm phán song phương, giúp thúc đẩy các sản phẩm hàng hóa của Việt Nam thâm nhập sâu vào các thị trường lớn mạnh như: Hoa Kỳ, Nhật Bản,..
- Bảo hiểm góp phần thực hiện những nhiệm vụ cấp bách của Chính phủ như: Bảo hiểm thiên tai, lũ lụt, Bảo hiểm về năng lượng điện tử.
- Chương trình đào tạo ngành Bảo hiểm trang bị cho sinh viên những kiến thức toàn diện về bảo hiểm, bao gồm cả lĩnh vực bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thương mại, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội và hội nhập quốc tế giúp nắm chắc các kiến thức lí luận cơ bản về bảo hiểm; hiểu rõ chính sách và các quy định của Nhà nước về bảo hiểm xã hội (bao gồm cả bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế), quy trình tham gia bảo hiểm xã hội, nghiệp vụ thu bảo hiểm xã hội, giải quyết và tổ chức chi trả bảo hiểm xã hội…
- Theo học ngành Bảo hiểm, sinh viên còn được học các kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực bảo hiểm thương mại gồm các kiến thức chuyên ngành, pháp luật, quản lý nhà nước, tài chính và kế toán, thương mại trong kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ, tái bảo hiểm, kỹ năng thực hiện đàm phán, thiết lập và quản lý hợp đồng bảo hiểm, định phí bảo hiểm, giải quyết quyền lợi bảo hiểm, quản lý quỹ đầu tư, lập các báo cáo tài chính, phân tích tài chính trong doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
2. Chương trình đào tạo ngành Bảo hiểm
Dưới đây là khung chương trình đào tạo và các môn học cơ bản của ngành Bảo hiểm để các bạn tham khảo.
Kiến thức giáo dục đại cương | |
1 | Nguyên lý cơ bản chủ nghĩa Mác-Lênin |
2 | Đường lối cách mạng Đảng cộng sản VN |
3 | Tư tưởng Hồ Chí Minh |
4 | Ngoại ngữ (Phần 1 và 2) |
5 | Toán cao cấp |
6 | Lý thuyết xác suất và thống kê toán |
7 | Pháp luật đại cương |
8 | Tin học đại cương |
9 | Tối ưu hóa |
10 | Kinh tế quốc tế |
11 | Quản trị học |
12 | Kinh tế phát triển |
Kiến thức cơ sở khối ngành | |
13 | Kinh tế vi mô I |
14 | Kinh tế vĩ mô I |
Các học phần tự chọn đại cương | |
15 | Lịch sử các học thuyết kinh tế |
Marketing căn bản | |
Nguyên lý kế toán
|
|
16 | Nguyên lý thống kê kinh tế |
Lý thuyết tài chính tiền tệ | |
Luật lao động | |
Kiến thức cơ sở ngành | |
17 | Nguyên lý thống kê kinh tế |
18 | Nguyên lý kế toán |
19 | Luật kinh tế |
20 | Kinh tế lượng |
Kiến thức ngành | |
21 | Tài chính doanh nghiệp I |
22 | Tài chính quốc tế |
23 | Nghiệp vụ ngân hàng I |
24 | Thị trường tài chính |
25 | Tài chính công I |
26 | Thuế |
27 | Nguyên lý và thực hành bảo hiểm |
28 | Thanh toán quốc tế I |
29 | Toán tài chính |
Kiến thức bổ trợ | |
30 | Kế toán tài chính |
31 | Kiểm toán |
Kế toán chi phí | |
Đầu tư công | |
32 | Ngân hàng trung ương |
Tài chính hành vi | |
Quản trị doanh nghiệp | |
33 | Ngoại ngữ chuyên ngành |
Kiến thức chuyên ngành | |
34 | Bảo hiểm hàng hải |
35 | Bảo hiểm phi hàng hải |
36 | Bảo hiểm nhân thọ |
37 | Tái bảo hiểm |
38 | Tổ chức quản lý doanh nghiệp bảo hiểm |
39 | Quản lý tài chính – kế toán doanh nghiệp bảo hiểm |
40 | Định phí sản phẩm bảo hiểm |
An sinh và bảo hiểm xã hội | |
41 | Báo cáo ngoại khóa |
Thực tập và tốt nghiệp |
Theo Đại học Kinh tế TP. HCM
3. Các khối thi vào ngành Bảo hiểm
– Mã ngành Bảo hiểm: 7340204
– Các tổ hợp môn xét tuyển ngành Bảo hiểm:
- A (Toán, Lý, Hóa)
- A1 Toán, Lý, Tiếng Anh)
- D1(Toán, Văn, Tiếng Anh)
- D7 (Toán, Hóa Học, Tiếng Anh)
4. Điểm chuẩn ngành Bảo hiểm
Điểm chuẩn của ngành Bảo hiểm những năm gần đây cao nhất là Đại học Kinh tế Quốc dân xét tuyển mức 21,75 điểm. Bên cạnh đó, những trường khác chỉ xét tuyển ở mức 15 – 20 điểm.
5. Các trường đại học đào tạo ngành Bảo hiểm
Ngành Bảo hiểm là một ngành có tương đối ít trường đào tạo và xét tuyển. Thực tế trong những năm mới đây chỉ có 4 trường đào tạo ngành này đó là:
- Đại học Kinh tế Quốc dân
- Đại học Lao động Xã hội (Cơ sở phía nam)
- Đại học Lao động Xã hội (Cơ sở Sơn Tây)
- Đại học Lao động Xã hội (Cơ sở Hà Nội)
6. Cơ hội việc làm ngành Bảo hiểm
Học ngành Bảo hiểm có dễ xin việc hay không còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khách quan năng lực của từng sinh viên. Việc làm thì không thiếu nhưng còn xem năng lực của người tìm việc có đáp ứng được hay không. Thực tế, Bảo hiểm là ngành khá mới mẻ nên được nhiều thí sinh quan tâm trong thời gian gần đây, do đó, cơ hội của ngành Bảo hiểm Việt Nam khi ra trường là rất lớn.
Sinh viên sau khi ra trường sẽ có cơ hội được làm việc ở những vị trí sau:
- Nhà nghiên cứu Bảo hiểm: Am hiểu về kinh tế và Bảo hiểm, được làm việc tại các trường đại học, viện nghiên cứu về kinh tế – tài chính. Giúp nghiên cứu tài liệu, tra cứu thông tin, khảo sát tại các doanh nghiệp, hay tham gia giảng dạy, đào tạo tại các trường cao đẳng, đại học.
- Cán bộ quản lý tài chính của công ty Bảo hiểm: Phụ trách kế toán, phân tích hoạch đinh tài chính, quản lý tài sản Bảo hiểm của công ty, doanh nghiệp.
- Cán bộ định phí: Đây là công việc khó nhất đòi hỏi cao về năng lực và trí tuệ của người làm. Công việc chính là tính giá phí của các dịch vụ Bảo hiểm, xác định chiến lược đầu tư, thống kê rủi ro,..
- Cán bộ đàm phán và kí kết hợp đồng: Có trách nhiệm nghiên cứu về nhu cầu của khách hàng và thị trường, sau đó tiếp xúc trực tiếp với đối phương để kí kết hợp đồng Bảo hiểm.
- Cán bộ phân tích, đánh giá rủi ro: Trong quá trình mua Bảo hiểm, công ty sẽ tiến hàng kiểm tra, thu thập thông tin và sang lọc những đơn nên cấp và không nên cấp cho khách hàng.
- Cán bộ giám định, bồi thường thiệt hại: Khi làm công việc này bạn sẽ có mặt kịp thời khi khách hàng gặp sự cố, tiến hành giúp đỡ và xác minh chính xác mức độ thiệt hại. Sau đo, sẽ đưa ra được mức chi phí phù hợp để đền bù cho người bị nạn.
- Cán bộ quản lý doanh mục đầu tư: Giúp đầu tư tài chính nhằm mang đến lợi nhuận cao cho công ty Bảo hiểm. Cụ thể, họ sẽ phân tích các lĩnh vực nên tiến hành đầu tư, các kênh hay các bất động sản nhằm mang đến lợi ích cho công ty.
- Cán bộ tái Bảo hiểm: Thực hiện công việc chuyển nhượng hợp đồng Bảo hiểm đã có hiệu lực cho các công ty Bảo hiểm hay người tái Bảo hiểm khác.
- Cán bộ nhà nước về Bảo hiểm: Giúp đảm bảo cho các hoạt động của công ty đươc tuân thủ đúng quy định, pháp luật của Nhà nước.
- Chuyên gia môi giới và tư vấn Bảo hiểm: Môi giới và tư vấn cho khách hàng về các kế hoạch tham gia Bảo hiểm. Khi hợp đồng được ký kết, người môi giới và tư vấn sẽ nhận được thù lao, hoa hồng từ công ty Bảo hiểm.
- Cán bộ phát triển Bảo hiểm: Sẽ tiến hành nghiên cứu nhu cầu của người dùng để tiến hành thiết kế các sản phẩm Bảo hiểm mới, phù hơp với xu thế ngày càng phát triển của con người.
7. Mức lương của ngành Bảo hiểm
Hiện nay, nhu cầu nhân lực của ngành Bảo hiểm đang rất lớn và khan hiếm. Do đó, mức lương cơ bản cho nhân viên của ngành này khá cao. Cụ thể:
- Đối với các cá nhân có năng lực chuyên ngành được làm công việc phân tích, thẩm định, quản lý, nghiên cứu, mức lương sẽ cao hơn so với các công việc còn lại. Mức lương cơ bản có thể dao động trong khoảng 10 – 20 triệu.
- Đối với sinh viên mới tốt nghiệp chưa có kinh nghiệm, làm công việc môi giới, tư vấn Bảo hiểm thì mức lương cơ bản dao động từ 6 – 8 triệu (nếu bạn có năng lực).
8. Những tố chất cần có để theo học ngành Bảo hiểm
Ngành Bảo hiểm đòi hỏi bạn phải có niềm đam mê với ngành và hội tụ những phẩm chất sau đây:
- Có khả năng suy luận tốt, tư duy logic;
- Khả năng giao tiếp tốt, có thể thuyết phục và lắng nghe khách hàng;
- Giỏi các môn học về tự nhiên là một lợi thế;
- Năng lực về ngoại ngữ;
- Sự tỉ mỉ, kiên trì và ý chí muốn làm giàu.
Ngành Bảo hiểm là một ngành học có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai với cơ hội việc làm đa dạng và mức lương ngành vô cùng hấp dẫn, phù hợp với cả nam và nữ. Vậy nên, nếu bạn yêu thích ngành học này thì còn chần chừ gì mà không đăng ký xét tuyển vào các trường đại học phù hợp nhỉ?