Ngành Địa lý học
Địa lý học là một ngành học thú vị, đang được nhiều bạn trẻ quan tâm và theo học. Vậy ngành Địa lý học là gì và ngành học này sau khi ra trường làm gì thì chắc hẳn không phải ai cũng biết. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin cơ bản về ngành Địa lý học.
1. Tìm hiểu về ngành Địa lý học
- Địa lý học (tiếng Anh là Geography) là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái đất. Địa lý học gồm hai nhóm ngành khoa học chính là Địa lý tự nhiên và Địa lý kinh tế – xã hội.
- Đây là ngành khoa học nghiên cứu các hợp phần tự nhiên, các quy luật và hiện tượng tự nhiên diễn ra trên bề mặt Trái đất, mối tương tác giữa xã hội loài người và môi trường tự nhiên… Nói một cách đơn giản, học về địa lý chính là học về thế giới chúng ta đang sinh sống.
- Ngành Địa lý học trang bị cho sinh viên tri thức về quy luật tạo thành, phân bố và sử dụng các dạng tài nguyên, quy luật phân bố dân cư và di dân, đặc điểm và sự phân hóa lãnh thổ của các ngành kinh tế, kinh tế vùng và tổ chức lãnh thổ sản xuất. Bên cạnh đó, quá trình đào tạo sẽ truyền đạt và rèn luyện kỹ năng thực hành cho bạn về các phương pháp nghiên cứu truyền thống và hiện đại, tổng hợp và chuyên ngành.
2. Chương trình đào tạo ngành Địa lý học
Các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Địa lý học trong bảng dưới đây.
I. | Kiến thức giáo dục đại cương (45-46 TC) | II. |
Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp (95-96TC)
|
I.1. | Lý luận Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh | II.1. |
Kiến thức cơ sở ngành (45)
|
1 | Những nguyên lý cơ bản của CN Mác – Lênin | 1 |
Cơ sở địa lý tự nhiên
|
2 | Đường lối Cách mạng Việt Nam | 2 |
Cơ sở địa lý nhân văn
|
3 | Tư tưởng Hồ Chí Minh | 3 |
Bản đồ đại cương
|
I.2. | Kiến thức Khoa học Xã hội – Nhân văn | 4 | GIS đại cương |
1 | Lịch sử văn minh Thế giới | 5 |
Địa chất – địa mạo đại cương
|
2 | Cơ sở văn hóa Việt Nam | 6 |
Thổ nhưỡng học đại cương
|
3 | Pháp luật đại cương | 7 |
Thủy văn học đại cương
|
4 | Xã hội học đại cương | 8 |
Khí tượng và khí hậu học đại cương
|
5 | Logic học đại cương | 9 |
Dân số học và Địa lý dân cư
|
6 | Phương pháp nghiên cứu khoa học | 10 | Địa lý đô thị |
7 | Tâm lý học đại cương | 11 |
Địa lý tự nhiên Việt Nam
|
8 | Thống kê cho khoa học xã hội | 12 |
Địa lý kinh tế Việt Nam
|
9 | Kinh tế học đại cương | 13 | Địa lý thế giới |
10 | Chính trị học đại cương | 14 | Biến đổi khí hậu |
11 | Thực hành văn bản tiếng Việt | 15 |
Lịch sử phát triển Khoa học Địa lý
|
12 | Nhân học đại cương | 16 |
Địa sinh vật đại cương
|
13 | Tiến trình lịch sử Việt Nam | 17 | Phát triển học |
I.3. | Kiến thức Khoa học tự nhiên | 18 |
Viễn thám thực hành
|
1 | Xác suất thống kê | 19 | Quản trị cơ bản |
2 | Toán cao cấp | 20 |
Thực tập thực tế cơ sở
|
3 | Viễn thám đại cương | ||
4 | Tin học đại cương | ||
I.4. | Ngoại ngữ | ||
I.5. | Giáo dục thể chất | ||
I.6. | Giáo dục quốc phòng | ||
II.2.
|
Kiến thức chuyên ngành | ||
II.2.1.
|
Chuyên ngành Địa lý Môi trường (50) |
II.2.2.
|
Chuyên ngành Địa lý Kinh tế – PTV (50) |
1 | Môi trường học cơ bản | 1 | Kinh tế vi mô |
2 | Tài nguyên đất và ô nhiễm môi trường đất | 2 | Kinh tế vĩ mô |
3 | Tài nguyên nước và ô nhiễm môi trường nước | 3 |
Phương pháp nghiên cứu trong Địa lý kinh tế – xã hội
|
4 | Tài nguyên khí hậu và ô nhiễm môi trường không khí | 4 |
Kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn
|
5 | Tài nguyên, sinh thái rừng | 5 | Kinh tế Việt Nam |
6 | Tài nguyên khoáng sản và năng lượng | 6 |
Qui hoạch và quản lý đô thị
|
7 | Hoá học môi trường | 7 |
Chính sách phát triển vùng
|
8 | Thực tập phân tích môi trường | 8 |
Lao động việc làm và phát triển nguồn nhân lực
|
9 | Bản đồ chuyên đề | 9 |
Kinh tế vùng và phân tích thị trường
|
10 | Quản lý môi trường | 10 | Kinh tế phát triển |
11 | Phương pháp nghiên cứu trong khoa học môi trường | 11 |
Qui hoạch tổng thể kinh tế – xã hội
|
12 | Luật và chính sách môi trường | 12 |
Tổ chức không gian kinh tế
|
13 | Kinh tế môi trường | 13 | Marketing |
14 | Kỹ thuật môi trường | 14 |
Thống kê ứng dụng
|
15 | Thực tập thực tế chuyên ngành ĐLMT | 15 |
Marketing địa phương
|
16 | Thực tập tốt nghiệp | 16 |
Xây dựng và quản lý dự án
|
17 | Thống kê ứng dụng | 17 |
Tin học ứng dụng (SPSS)
|
18 | Dân số, môi trường và phát triển | 18 | Kinh tế quốc tế |
19 | Quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại | 19 |
Nghiên cứu thị trường
|
20 | Độc học môi trường | 20 |
Truyền thông giao tiếp trong kinh doanh
|
21 | Bệnh học môi trường | 21 |
Ứng dụng GIS trong phân tích thị trường
|
22 | Ứng dụng GIS & Viễn thám trong quản lý tài nguyên, môi trường | 22 |
Kinh tế ngoại thương – xuất nhập khẩu
|
23 | Giáo dục môi trường | 23 |
Thương mại điện tử
|
24 | Đánh giá tác động môi trường | 24 |
Phân tích rủi ro dự án kinh tế
|
25 | Khoá luận tốt nghiệp | 25 |
Thiết kế đề án kinh tế
|
26 |
Phân tích dữ liệu điều tra dân số-kinh tế-xã hội
|
||
27 |
Thực tập thực tế chuyên ngành ĐLKT-PTV
|
||
28 |
Thực tập tốt nghiệp
|
||
29 |
Khóa luận tốt nghiệp
|
||
30 |
Kinh tế môi trường
|
||
II.2.3. | Chuyên ngành Địa Lý Dân Số – Xã Hội (50) |
II.2.4.
|
Chuyên ngành BĐ-VT-GIS (50) |
1 | Dân số học sức khỏe | 1 |
Môi trường học cơ bản
|
2 | Quy hoạch và quản lý đô thị | 2 |
Thống kê ứng dụng
|
3 | Thống kê ứng dụng trong địa lý kinh tế-xã hội | 3 |
Quy hoạch và quản lý đô thị
|
4 | Phương pháp nghiên cứu trong Địa lý dân số-xã hội | 4 |
Chính sách phát triển vùng
|
5 | Môi trường văn hóa Việt Nam và các vấn đề gia đình VN hiện đại | 5 |
Tin học ứng dụng (SPSS)
|
6 | Khoa học giao tiếp | 6 |
Phương pháp nghiên cứu trong chuyên ngành GIS
|
7 | Phát triển cộng đồng | 7 |
Thể hiện dữ liệu địa lý
|
8 | Phân tích dữ liệu điều tra dân số-kinh tế- xã hội | 8 |
Thu thập và xử lý dữ liệu địa lý
|
9 | Chính sách xã hội và các vấn đề an sinh xã hội | 9 |
Cơ sở dữ liệu GIS
|
10 | Phân tích, dự báo và chính sách dân số | 10 | Phân tích GIS |
11 | Lao động, việc làm và phát triển nguồn nhân lực | 11 |
Thực hành GIS nâng cao
|
12 | Bản đồ chuyên đề | 12 |
Xử lý và giải đoán ảnh
|
13 | Giới và phát triển | 13 |
Viễn thám nâng cao
|
14 | Xây dựng và quản lý dự án phát triển có sự tham gia | 14 | Lập trình cơ bản |
15 | Phát triển nông nghiệp nông thôn | 15 |
Phân tích và xây dựng dữ liệu viễn thám
|
16 | Dân số, môi trường và phát triển | 16 | Lập trình GIS 1 |
17 | Địa lý kinh tế Đông Nam Á | 17 | Lập trình GIS 2 |
18 | Luật và chính sách môi trường | 18 |
Xây dựng và quản lý dự án GIS
|
19 | Đánh giá rủi ro sinh kế cộng đồng | 19 |
Ứng dụng GIS & Viễn thám trong quản lý môi trường/ đô thị
|
20 | Chính sách công | 20 |
Hệ thống thôn tin môi trường
|
21 | Khóa luận tốt nghiệp | 21 |
Ứng dụng GIS trong phân tích thị trường
|
22 | Thực tập thực tế chuyên ngành ĐLDS-XH | 22 | Đồ án môn học |
23 | Thực tập tốt nghiệp | 23 |
Khóa luận tốt nghiệp
|
24 |
Thực tập thực tế chuyên ngành BĐ-VT-GIS
|
||
25 |
Thực tập tốt nghiệp
|
Theo Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn – Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
3. Các khối thi vào ngành Địa lý học
– Mã ngành: 7310501
– Các tổ hợp môn xét tuyển vào ngành Địa lý học:
- C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý
- D10: Toán, Địa lý, Tiếng Anh
- D15: Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Anh
4. Điểm chuẩn ngành Địa lý học
Các bạn có thể tham khảo mức điểm chuẩn của các trường đại học đào tạo ngành Địa lý học những năm gần đây. Trong năm 2018, mức điểm chuẩn của ngành này từ 14 – 22 điểm tùy theo điểm các môn xét theo học bạ hoặc các khối thi xét theo kết quả thi THPT Quốc gia.
5. Các trường đào tạo ngành Địa lý học
Để theo học ngành Địa lý học, các bạn đăng ký nguyện vọng vào các trường sau:
– Khu vực miền Trung:
- Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng
- Đại học Quảng Bình
– Khu vực miền Nam:
- Đại học Sư phạm TP.HCM
- Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐH Quốc gia TP.HCM
- Đại học Thủ Dầu Một
6. Cơ hội việc làm của ngành Địa lý học
Cơ hội việc làm ngành Địa lý học khá rộng mở, với những kiến thức được đào tạo trong trường, sinh viên ngành này có thể làm các công việc sau:
- Nghiên cứu, giảng dạy địa lý ở bậc đại học, cao đẳng và trung học phổ thông (khi được bổ sung kiến thức về sư phạm).
- Đảm nhận công việc trong các lĩnh vực tổ chức và quy hoạch lãnh thổ, quản lý tài nguyên, xây dựng và quản lý các dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn và đô thị.
- Chuyên ngành Địa lý môi trường: người tốt nghiệp có đủ khả năng làm việc, nghiên cứu và giảng dạy trong các lĩnh vực:
- Đánh giá chất lượng môi trường;
- Quản lý môi trường;
- Bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên môi trường.
- Chuyên ngành Địa lý kinh tế: người tốt nghiệp có đủ khả năng làm việc, nghiên cứu và giảng dạy trong các lĩnh vực:
- Phân vùng kinh tế và quy hoạch vùng;
- Tổ chức sản xuất kinh tế theo không gian lãnh thổ;
- Quy hoạch phát triển đô thị và nông thôn.
- Chuyên ngành Địa lý dân số – xã hội: người tốt nghiệp có đủ kiến thức cơ bản, khả năng làm việc, nghiên cứu và giảng dạy trong các lĩnh vực:
- Dân số và các vấn đề phát triển;
- Dân số, sức khỏe và kế hoạch hóa gia đình;
- Quản trị nguồn nhân lực.
- Chuyên ngành Địa lý du lịch: người tốt nghiệp có đủ kiến thức cơ bản, khả năng làm việc, nghiên cứu và giảng dạy trong các lĩnh vực:
- Quy hoạch và tổ chức các lãnh thổ du lịch;
- Hướng dẫn du lịch;
- Quản trị du lịch.
Với những công việc trên, sau khi ra trường, sinh viên đủ năng lục làm việc tại:
- Các Bộ Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Kế hoạch và Đầu tư, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam;
- Các tập đoàn kinh tế trực thuộc chính phủ;
- Các tổ chức phi chính phủ;
- Các Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên Môi trường;
- Các trường đại học, cao đẳng, THPT.
7. Mức lương của ngành Địa lý học
Hiện chưa có thống kê cụ thể về mức lương của ngành Địa lý học, nếu bạn làm việc tại các đơn vị, cơ quan của nhà nước thì sẽ được hưởng mức lương cơ bản theo quy định hiện hành. Ngoài ra, khi bạn làm việc tại các tổ chức, doanh nghiệp ngoài nhà nước thì sẽ có mức thu nhập khác nhau, tùy thuộc vào vị trí việc làm, năng lực và kinh nghiệm bản thân.
8. Những tố chất phù hợp với ngành Địa lý học
Để theo học và làm việc trong ngành Địa lý học, các bạn cần phải có những tố chất sau:
- Thích tìm tòi khám phá những quy luật của tự nhiên;
- Suy nghĩ sâu sắc, độc lập, sáng tạo;
- Yêu thích khoa học, có hứng thú với các tin tức khoa học;
- Thông minh, có khả năng tư duy logic, khả năng phân tích;
- Có khả năng tự tổ chức công việc, tự học, tự nghiên cứu;
- Kiên trì, chăm chỉ, chịu khó, ngăn nắp, tỉ mỉ;
- Chủ động sáng tạo, tự tin vào bản thân;
- Có khả năng về các môn khoa học tự nhiên và xã hội;
- Khả năng về phân tích và thống kê;
- Kỹ năng làm việc nhóm;
- Tư duy logic và khả năng diễn đạt rành mạch.
Hy vọng với những thông tin bài viết cung cấp sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về ngành Địa lý học và có những lựa chọn ngành học phù hợp với bản thân.