Ngành Giáo dục Công dân
Giáo dục công dân là môn học có vai trò trực tiếp giáo dục những công dân chân chính cho đất nước, cụ thể trong việc phát triển đạo đức, nhân cách, giá trị sống con người – chủ nhân tương lai thế hệ mới. Tuy nhiên, hiện nay, nguồn nhân lực giáo viên giảng dạy Giáo dục công dân vẫn còn thiếu rất nhiều. Vì vậy, ngành Giáo dục Công dân cũng là một lựa chọn để theo học và có cơ hội việc làm rộng mở cho sinh viên sau khi ra trường.
1. Tìm hiểu ngành Giáo dục công dân
- Giáo dục công dân (tiếng Anh là Civic Education) là một hệ thống kiến thức liên quan đến nhiều lĩnh vực như triết học, đạo đức học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, pháp luật, đường lối, quan điểm của Đảng, một số chính sách quan trọng của Nhà nước Việt Nam.
- Giáo dục công dân là một môn khoa học có vị trí quan trọng trong nhà trường THCS, THPT, giúp học sinh hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm. Những phẩm chất đạo đức này được hình thành, phát triển gắn liền với quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của người công dân Việt Nam. Chương trình dạy học môn Giáo dục công dân góp phần giúp học sinh hình thành, phát triển các năng lực chung như: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Ngành Giáo dục công dân là ngành đào tạo sinh viên đáp ứng đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ, tổ chức dạy và học, kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục/dạy học môn Giáo dục công dân ở trường THCS, THPT.
- Sinh viên chuyên ngành này, sau khi được đào tạo các môn đại cương, sẽ đi sâu vào tìm hiểu, nghiên cứu học tập các môn chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực tâm lý, lĩnh vực giáo dục; về các lĩnh vực khác như xã hội học, giáo dục phẩm chất đạo đức và gia đình, pháp luật, hành chính nhà nước, tìm hiểu về các vấn đề của thời đại, rèn luyện khả năng nghiên cứu khoa học và được đào tạo nghiệp vụ sư phạm.
2. Chương trình đào tạo ngành Giáo dục công dân
Các bạn có thể tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học cơ bản của ngành Giáo dục công dân trong bài viết dưới đây.
Khối kiến thức chung
(Tự chọn 1 trong 3 môn ngoại ngữ) |
|||
1 | Âm nhạc | 14 |
Giáo dục thể chất 2
|
2 | Giáo dục quốc phòng | 15 |
Tư tưởng Hồ Chí Minh
|
3 | NLCB của CN Mác-Lênin-phần 1 | 16 | Tiếng Anh 3 |
4 | Tiếng Anh 1 | 17 | Tiếng Pháp 3 |
5 | Tiếng Pháp 1 | 18 | Tiếng Nga 3 |
6 | Tiếng Nga 1 | 19 | Giáo dục học |
7 | Giáo dục thể chất 1 | 20 |
Giáo dục thể chất 3
|
8 | NLCB của CN Mác-Lênin-phần 2 | 21 |
Đường lối CM của ĐCS Việt Nam
|
9 | Tiếng Anh 2 | 22 |
Giáo dục thể chất 4
|
10 | Tiếng Pháp 2 | 23 |
Thực tập sư phạm 1
|
11 | Tiếng Nga 2 | 24 |
Quản lý Nhà nước và Quản lý ngành giáo dục
|
12 | Tin học đại cương | 25 |
Thực tập sư phạm 2
|
13 | Tâm lý học | ||
Khối kiến thức chuyên ngành | |||
1 | Lịch sử văn minh thế giới | 33 |
Lịch sử các học thuyết kinh tế
|
2 | Lịch sử Việt Nam | 34 |
Lịch sử các học thuyết kinh tế
|
3 | Lịch sử Triết học | 35 |
Chuyên đề Triết học 1
|
4 | Xã hội học | 36 |
Chuyên đề kinh tế học
|
5 | Giáo dục kỹ năng sống | 37 |
Chuyên đề chủ nghĩa xã hội khoa học
|
6 | Kỹ năng giao tiếp | 38 |
Chuyên đề Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam
|
7 | Logic học | 39 |
Dư luận xã hội và truyền thông đại chúng
|
8 | Khoa học giao tiếp | 40 |
Phương pháp tổ chức, thực hành giáo dục kỹ năng sống
|
9 | Kinh tế học đại cương | 41 |
Kỹ năng tổ chức, lập kế hoạch hoạt động và giải quyết nan đề cuộc sống
|
10 | Pháp luật học | 42 |
Thực tập sư phạm 1
|
11 | Đạo đức học và giáo dục đạo đức | 43 |
Giáo dục giới tính và sức khoẻ sinh sản vị thành niên
|
12 | Mỹ học và Giáo dục thẩm mỹ | 44 |
Phương pháp tổ chức, thực hành giáo dục đạo đức, thẩm mỹ, lối sống
|
13 | Phương pháp luận nghiên cứu khoa học | 45 |
Phương pháp tổ chức, thực hành giáo dục môi trường
|
14 | Tôn giáo học | 46 |
Phương pháp tổ chức, thực hành giáo dục pháp luật
|
15 | Chính trị học | 47 |
Tiếng Anh chuyên ngành
|
16 | Dân tộc học và chính sách dân tộc | 48 |
Tiếng Pháp chuyên ngành
|
17 | Nhân học xã hội | 49 |
Tiếng Nga chuyên ngành GDCD
|
18 | Giáo dục pháp luật 1 | 50 |
Tiếng Nga chuyên ngành
|
19 | Lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa | 51 |
Sức khoẻ cộng đồng
|
20 | Lý luận và phương pháp dạy học môn Giáo dục công dân | 52 |
Giới và phát triển
|
21 | Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm | 53 |
Hành vi con người và môi trường xã hội
|
22 | Văn hóa học | 54 |
Văn hoá và phát triển
|
23 | Tâm lý học nhân cách | 55 |
Các tổ chức kinh tế, xã hội quốc tế
|
24 | Phát triển học | 56 |
Tiếng Anh chuyên ngành
|
25 | Môi trường và phát triển | 57 |
Thực tế chuyên môn ngành GDCD
|
26 | Những vấn đề của xã hội đương đại | 58 |
Thực tập sư phạm 2
|
27 | Dân số học và giáo dục dân số | 59 |
Khoá luận tốt nghiệp
|
28 | Gia đình học và giáo dục gia đình | 60 | Kỹ năng mềm |
29 | Giáo dục pháp luật 2 | 61 |
Những vấn đề của gia đình Việt Nam hiện nay
|
30 | Định hướng giá trị và giáo dục định hướng giá trị | 62 |
Giáo dục môi trường
|
31 | Thực hành phương pháp dạy học môn Giáo dục công dân | 63 |
Dạy học, kiểm tra và đánh giá môn GDCD theo chuẩn kiến thức, kỹ năng
|
32 | Lịch sử tư tưởng Việt Nam |
Theo Đại học Sư phạm Hà Nội
3. Các khối thi vào ngành Giáo dục công dân
– Mã ngành: 7140204
– Các tổ hợp môn xét tuyển vào ngành Giáo dục công dân:
- C00: Ngữ Văn, Lịch sử, Địa lý
- C14: Ngữ văn, Toán, Giáo dục công dân
- C19: Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân
- D01: Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh
- D02: Ngữ Văn, Toán, Tiếng Nga
- D03: Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp
- D14: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh
- D15: Ngữ văn, Địa lí, Tiếng Anh
- D66: Ngữ văn, Giáo dục công dân, Tiếng Anh
- D68: Ngữ văn, Giáo dục công dân, Tiếng Nga
- D70: Ngữ Văn, Giáo dục công dân, Tiếng Pháp
4. Điểm chuẩn ngành Giáo dục công dân
Các bạn có thể tham khảo mức điểm chuẩn của các trường đại học đào tạo ngành Giáo dục công dân những năm gần đây. Năm 2018, mức điểm chuẩn của ngành này từ 17 – 24 điểm tùy theo các khối thi xét theo kết quả thi THPT Quốc gia.
5. Các trường đào tạo ngành Giáo dục công dân
Nếu muốn theo học ngành Giáo dục công dân, các bạn có thể đăng ký xét tuyển vào những trường đại học sau:
– Khu vực miền Bắc:
- Đại học Sư phạm Hà Nội
- Đại học Sư phạm Hà Nội 2
- Đại học Thủ Đô Hà Nội
– Khu vực miền Nam:
- Đại học Cần Thơ
6. Cơ hội việc làm ngành Giáo dục công dân
Hiện nay, Giáo dục công dân là một môn học còn thiếu rất nhiều giáo viên. Sinh viên ra trường, sau khi học xong chuyên ngành này có cho mình nhiều cơ hội việc làm. Cụ thể:
- Giáo viên dạy môn Giáo dục công dân ở các trường từ bậc Trung học cơ sở đến Trung học phổ thông.
- Giảng viên dạy chuyên ngành Giáo dục công dân tại đại học, cao đẳng.
- Có khả năng tham gia nghiên cứu tại các trung tâm nghiên cứu, viện nghiên cứu thuộc ngành Giáo dục, phát triển giáo dục.
- Cán bộ trong hệ thống quản lý giáo dục từ cấp địa phương tới Trung ương.
- Làm việc tại các tổ chức phát triển giáo dục phi chính phủ.
- Làm việc trong ngành nghiên cứu kinh tế xã hội, phân tích xã hội, các vấn đề của kinh tế.
7. Mức lương của ngành Giáo dục Công dân
Đối với những bạn làm việc tại các cơ quan, đơn vị của nhà nước hoặc giảng dạy ở các trường công lập thì sẽ có mức lương cơ bản theo quy định hiện hành. Ngoài ra, nếu bạn làm việc tại các đơn vị tư nhân sẽ có mức lương khởi điểm từ 5 -7 triệu/ tháng tùy vào năng lực và kinh nghiệp của mỗi người mà con số này có thể sẽ cao hơn.
8. Ngành Giáo dục Công cần có tố chất gì?
Để tham gia giảng dạy ngành Giáo dục công dân thì bạn cần phải có những tố chất sau:
- Yêu thích giảng dạy và trẻ nhỏ.
- Kiên trì, có tính nhẫn nại và chịu được áp lực công việc cao
- Có tâm huyết với nghề, có đạo đức và tấm lòng trong sáng, nhân phẩm và tính cách tốt.
- Yêu nghề dạy học, thương yêu, tôn trọng, chăm sóc, đối xử công bằng với mọi học sinh, được học sinh tin yêu.
- Có tinh thần trách nhiệm trong công tác, có lối sống lành mạnh, trung thực, giản dị, biết đoàn kết, hợp tác, khiêm tốn học hỏi.
- Có ý thức chủ động tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị chuyên môn, nghiệp vụ, thường xuyên rèn luyện sức khoẻ.
- Có khả năng truyền đạt tốt, rõ ràng.
Những thông tin chúng tôi chia sẽ trên chắc hẳn đã giúp các bạn có cái nhìn tổng quan về ngành Giáo dục công dân và có cơ sở để đưa ra quyết định có nên học ngành này hay không.