Ngành Hán Nôm
Ngành Hán Nôm là ngành đào tạo những người làm công tác có liên quan đến Hán Nôm như biên dịch, sưu tầm, nghiên cứu. Vậy chương trình đào tạo cũng như cơ hội việc làm của ngành Hán Nôm ra sao? Các bạn hãy tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
1. Tìm hiểu ngành Hán Nôm
- Ngành Hán Nôm là một ngành khoa học có khả năng liên kết con người, xã hội hiện đại với lịch sử và truyền thống văn hóa; giúp cung cấp tri thức về lịch sử, văn hóa, ngữ văn và kiến thức cơ bản về Hán Nôm. Cụ thể là các hoạt động: Sưu tầm, phiên dịch, nghiên cứu, khai thác, giảng dạy Hán Nôm, đáp ứng nhu cầu của các viện nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng, cơ quan nhà nước, các tổ chức và đoàn thể, công ty, doanh nghiệp.
- Chương trình đào tạo ngành Hán Nôm cung cấp cho sinh viên những thông tin, khái niệm về văn học và văn hóa, về hệ thống các đặc trưng văn hóa Việt Nam. Đồng thời, trang bị những kỹ năng, phương pháp về cách tìm hiểu những vấn đề về văn hóa Việt Nam. Ngoài ra, ngành Hán Nôm còn cung cấp cho sinh viên kiến thức, kỹ năng thực hành ngôn ngữ văn bản khoa học tiếng Việt; có tác dụng giúp sinh viên phân tích tạo lập văn bảo khoa học tiếng Việt.
- Học ngành Hán Nôm sẽ giúp sinh viên có tri thức về lĩnh vực lịch sử, văn hoá, triết học và ngữ văn làm kiến thức nền. Sau đó, đi sâu trang bị những kiến thức cơ bản như: Chữ Nôm, Hán văn cơ sở, văn bản Nôm, văn tự học Hán Nôm, từ chương học Hán Nôm và các tri thức về Nho giáo, Phật giáo. Các kiến thức cơ sở về Hán văn, gồm những nguyên tắc cấu tạo hệ thống văn tự của người Hán, các quy tắc cú pháp, hư từ quan trọng và vốn chữ Hán thường hay dùng.
2. Chương trình đào tạo ngành Hán Nôm
Các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Hán Nôm trong bảng dưới đây.
I | Khối kiến thức chung (chưa tính các học phần từ số 9 đến số 11) |
1 |
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 1
Fundamental Principles of Marxism – Leninism 1 |
2 |
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 2
Fundamental Principles of Marxism – Leninism 2 |
3 | Tư tưởng Hồ Chí Minh Ho Chi Minh Ideology |
4 |
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
The Revolutionary Line of the Communist Party of Vietnam |
5 | Tin học cơ sở 2 Introduction to Informatics 2 |
6 | Ngoại ngữ cơ sở 1 Foreign Language 1 |
Tiếng Trung cơ sở 1 General Chinese 1 |
|
7 | Ngoại ngữ cơ sở 2 Foreign Language 2 |
Tiếng Trung cơ sở 2 General Chinese 2 |
|
8 | Ngoại ngữ cơ sở 3 Foreign Language 3 |
Tiếng Trung cơ sở 3 General Chinese 3 |
|
9 | Giáo dục thể chất Physical Education |
10 | Giáo dục quốc phòng – an ninh National Defence Education |
11 | Kĩ năng bổ trợ Soft skills |
II | Khối kiến thức theo lĩnh vực |
II.1 | Các học phần bắt buộc |
12 | Các phương pháp nghiên cứu khoa học Research Methods |
13 | Cơ sở văn hoá Việt Nam Fundamentals of Vietnamese Culture |
14 | Lịch sử văn minh thế giới History of World Civilization |
15 | Logic học đại cương General Logics |
16 | Nhà nước và pháp luật đại cương Basic of State and Law |
17 | Tâm lý học đại cương General Psychology |
18 | Xã hội học đại cương General Sociology |
II.2 | Các học phần tự chọn |
19 | Kinh tế học đại cương General Economics |
20 | Môi trường và phát triển Environment and Development |
21 | Thống kê cho khoa học xã hội Statistics for Social Sciences |
22 | Thực hành văn bản tiếng Việt Practicing on Vietnamese Texts |
23 | Nhập môn Năng lực thông tin Introduction to Information Literacy |
III | Khối kiến thức theo khối ngành |
III.1 | Các học phần bắt buộc |
24 | Dẫn luận ngôn ngữ học Introduction to Linguistics |
25 | Hán Nôm cơ sở Basic Sino – Nom |
26 | Lịch sử Việt Nam đại cương Overview of Vietnam History |
27 | Nghệ thuật học đại cương General Artistry |
III.2 | Các học phần tự chọn |
28 | Báo chí truyền thông đại cương Fundamentals of Mass Communication |
29 | Mỹ học đại cương General Aesthetics |
30 | Nhân học đại cương Introduction to Anthropology |
31 | Phong cách học tiếng Việt Vietnamese Stylistics |
32 | Văn học Việt Nam đại cương General Vietnamese Literature |
33 | Việt ngữ học đại cương General Vietnamese Language Study |
IV | Khối kiến thức theo nhóm ngành |
IV.1 | Các học phần bắt buộc |
34 |
Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XVIII
Vietnamese Literature from 10th Century to First Half of 18thCentury |
35 |
Văn học Việt Nam từ nửa cuối thế kỷ XVIII đến thế kỷ XIX
Vietnammese Literature from the Late Half of 18thCentury to 19thCentury |
36 | Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo Confucianism, Buddhism, and Taoism |
IV.2 | Các học phần tự chọn |
37 | Tin học Hán Nôm Infommatics for Sino-Nom Studies |
38 |
Văn học Trung Quốc từ cổ đại đến đời Đường
Chinese Literature from Ancient Age to Tang Dynasty |
39 |
Giới thiệu và phân tích kho sách Hán Nôm
An Introduction and Analysis to Sino-Nom Book Stack |
40 | Giáo dục và khoa cử Việt Nam Classical Education and Examination in Vietnam |
V | Khối kiến thức ngành |
V.1 | Các học phần bắt buộc |
41 | Văn tự học Hán Nôm Grammatology for Sino-Nom Studies |
42 | Văn bản học Hán Nôm Textology for Sino-Nom Studies |
43 | Ngữ pháp văn ngôn Classical Chinese Grammar |
44 | Tứ thư 1 (Luận ngữ – Mạnh Tử) The Four Books 1 (Lunyu – Mengzi) |
45 | Tứ thư 2 (Đại học – Trung dung) The Four Books 2 (Daxue-Zhongyong) |
46 | Ngũ kinh 1 (Thi – Thư) The Five Classics 1 (Shijing-Shujing) |
47 | Ngũ kinh 2 (Lễ – Dịch) The Five Classics 2 (Lijing-Yijing) |
48 |
Ngũ kinh 3 (Xuân Thu – Tả truyện)
The Five Classics 3 (Chunqiujingwith Zuo’s Comments) |
49 |
Hán văn Việt Nam thế kỷ X – XIV
Vietnam’s Chinese Writings from 10th Century to 14thCentury |
50 |
Hán văn Việt Nam thế kỷ XV – XVIII
Vietnam’s Chinese Writings from 15th Century to 18thCentury |
51 |
Hán văn Việt Nam thế kỷ XIX – XX
Vietnam’s Chinese Writings from 19th Century to 20thCentury |
52 | Văn bản chữ Nôm Texts Written in Nom Script |
V.2 | Các học phần tự chọn |
53 | Từ chương học Hán Nôm Rhetorics for Sino-Nom Studies |
54 | Đường thi – Cổ văn Poetry of Tang Dynasty and Classical Writings |
55 | Tản văn triết học Tống – Minh Song and Ming Dynasties’ Philosophical Proses |
56 | Thực hành văn bản Hán Nôm Sino-Nom Texts in Practice |
57 | Chư Tử Zhuzi (Chinese Ancient Philosophical Masters) |
58 | Tinh tuyển Hán văn Phật giáo Collection of Buddhism sino literature |
V.3 |
Thực tập, khóa luận tốt nghiệp/các học phần thay thếkhóa luận tốt nghiệp
|
59 | Thực tập Field Work |
60 | Niên luận Annual Thesis |
61 | Khoá luận tốt nghiệp Final Thesis |
Học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp | |
62 | Phân tích văn bản Hán văn Analysis to Chinese Writings |
63 | Phân tích văn bản chữ Nôm Analysis to Nom Writings |
Theo Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội
3. Các khối thi vào ngành Hán Nôm
Ngành Hán Nôm có mã ngành 7220104, xét tuyển các tổ hợp môn sau đây:
- C00 (Ngữ Văn, Địa Lý, Lịch Sử)
- D01(Ngữ Văn, Toán,Tiếng Anh)
- D02 (Ngữ Văn, Toán,Tiếng Nga)
- D03 (Ngữ Văn, Toán,Tiếng Pháp)
- D04 (Ngữ Văn, Toán,Tiếng Trung)
- D05 (Ngữ Văn, Toán,Tiếng Đức)
- D06 (Ngữ Văn, Toán,Tiếng Nhật)
- D78 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh)
- D79 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Đức)
- D80 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nga)
- D81 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nhật)
- D82 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Pháp)
- D83 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Trung)
4. Điểm chuẩn của ngành Hán Nôm
Điểm chuẩn ngành Hán Nôm vào các trường đại học dao động từ 15 – 20 điểm, điểm trúng tuyển dựa vào điểm các tổ hợp môn xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT Quốc gia hoặc xét theo học bạ.
5. Các trường đào tạo ngành Hán Nôm
Nếu các bạn muốn theo học ngành Hán Nôm có thể đăng ký vào các trường đại học sau:
6. Cơ hội việc làm trong ngành Hán Nôm
Sinh viên tốt nghiệp ngành Hán Nôm sau khi ra trường đã được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết nhất trong việc xử lý, biên dịch Hán Nôm cho các tổ chức nhà nước, chính trị, xã hội… phục vụ cho công cuộc xây dựng một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Cụ thể, bạn có thể đảm nhận các công việc sau:
- Chuyên sưu tầm, bảo quản các văn bản Hán nôm cho tổ chức, viện bảo tàng, các trường học, trường nghề…
- Nghiên cứu văn bản Hán Nôm tại các cơ quan văn hóa, tổ chức lưu trữ thông tin.
- Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng chuyên ngành Hán Nôm như: ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn – ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Quốc gia TPHCM, ĐH Khoa học Huế, các khoa Ngữ văn tại các trường Đại học như: Sư Phạm, Đh Vinh, Cần Thơ…
- Dạy Ngữ văn tại các trường cấp Trung học phổ thông và THCS trên toàn quốc.
- Chuyên viên nghiên cứu Hán Nôm tại các Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Viện Đông Nam Á, Viện Ngôn ngữ học, Viện Từ điển học…
- Cán bộ tại các Viện bảo tàng Quốc gia,Thành phố, cơ quan bảo tồn văn hóa trên cả nước.
- Phiên dịch viên tại các cơ quan, hay công ty nước ngoài sử dụng tiếng Hoa.
- Biên tập viên tại các cơ quan báo chí, tạp chí ngành, hướng dẫn viên cho cơ quan nhà nước hoặc doanh nghiệp tư nhân.
7. Mức lương của ngành Hán Nôm
Mức lương của ngành Hán Nôm phụ thuộc chủ yếu vào kinh nghiệm làm việc trong nghề, cụ thể là:
- Với sinh viên chưa có kinh nghiệm chỉ phụ trách công việc biên tập, sưu tầm bảo quản, mức lương chỉ từ 7 – 9 triệu/tháng.
- Những cá nhân có kinh nghiệm có thể xin vào làm tại Viện bảo tàng, Viện nghiên cứu, hay phiên dịch viên với mức lương khá cao từ 10 – 16 triệu/tháng.
8. Những tố chất cần có để theo học ngành Hán Nôm
Để theo học và làm việc trong ngành Hán Nôm bạn cần có những tố chất sau:
- Yêu thích và học tốt các môn Khoa học xã hội.
- Nhanh nhạy trong việc tiếp thu phương pháp, nghiên cứu của ngành Hán Nôm; linh hoạt trong cách khai thác nguồn tài liệu sách, báo, internet… giúp vận dụng hiệu quả trong công tác.
- Có ý thức tự lập, cần cù, tỉ mỉ, kiên nhẫn trong công việc liên quan đến Hán Nôm, có thể tu dưỡng ý chí phấn đấu lên những vị trí cao hơn trong các cơ quan, tổ chức.
Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp các bạn có cái nhìn tổng quan về ngành Hán Nôm, nếu bạn yêu thích ngành học này thì hãy đăng ký nguyện vọng vào các trường đại học phù hợp để có cơ hội học tập và nghiên cứu Hán Nôm trong môi trường đào tạo chuyên nghiệp nhé!