Ngành Hóa học

  • admin.daihoc

Những mùa tuyển sinh gần đây, Hóa học là ngành học được nhiều thí sinh xét tuyển khối ngành Khoa học tự nhiên chọn lựa. Để giúp bạn tìm hiểu thông tin ngành học hiệu quả, bài viết xin chia sẻ những thông tin thí sinh cần nắm rõ về ngành Hóa học.

1. Tìm hiểu về ngành Hóa học

  • Hóa học (tiếng Anh là Chemistry) – một nhánh của Khoa học tự nhiên, là ngành nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất và sự thay đổi của vật chất. Hóa học nói về các nguyên tố, hợp chất, nguyên tử, các phản ứng hóa học giữa những thành phần đó. Hóa học còn được gọi là “khoa học trung tâm” vì nó là cầu nối của các ngành khoa học tự nhiên khác như Địa chất học, Vật lý học và Sinh vật học.
  • Hóa học nghiên cứu về tính chất của các nguyên tố và hợp chất, về các biến đổi có thể có từ một chất này sang một chất khác, tiên đoán trước tính chất của những hợp chất chưa biết đến cho tới nay, cung cấp các phương pháp để tổng hợp những hợp chất mới và các phương pháp đo lường hay phân tích để tìm các thành phần hóa học trong những mẫu thử nghiệm.
  • Chương trình đào tạo ngành Hóa học trang bị cho sinh viên kiến thức nền tảng về Khoa học xã hội, Khoa học tự nhiên, những kiến thức cơ bản về hoá học. Theo học ngành này, sinh viên được tiếp cận, thực hành trên những trang thiết bị máy móc hiện đại phục vụ nghiên cứu khoa học và nâng cao kỹ năng thực hành, những kiến thức cơ sở của ngành và chuyên ngành, hình thành và phát triển tư duy nghiên cứu và làm việc độc lập, có khả năng ứng dụng hoá học vào giải quyết các bài toán thực tế trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kinh tế, xã hội.

2. Chương trình đào tạo ngành Hóa học 

Các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Hóa học trong bảng dưới đây.

I
Khối kiến thức chung (Không tính các môn học từ số 10 đến số 12)
1
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 1
2
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 2
3 Tư tưởng Hồ Chí Minh
4
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
5 Tin học cơ sở 1
6 Tin học cơ sở 3
7 Tiếng Anh A1
8 Tiếng Anh A2
9 Tiếng Anh B1
10 Giáo dục thể chất
11
Giáo dục quốc phòng-an ninh
12 Kĩ năng mềm
II
Khối kiến thức chung theo lĩnh vực
13 Cơ sở văn hóa Việt Nam
14
Khoa học trái đất và sự sống
III
Khối kiến thức theo khối ngành
III.1 Bắt buộc
15 Đại số tuyến tính
16 Giải tích 1
17 Giải tích 2
18 Xác suất thống kê
19 Cơ -Nhiệt
20 Điện- Quang
21
Thực hành Vật lý đại cương
III.2 Tự chọn
22 Hóa học đại cương 1
23 Hóa học đại cương 2
24
Thực tập hóa học đại cương
25 Đại số hàm nhiều biến
26 Vật lý lượng tử
IV
Khối kiến thức chung của nhóm ngành
IV.1 Bắt buộc
27 Hóa học vô cơ 1
28 Thực tập hóa học vô cơ 1
29 Hóa học hữu cơ 1
30 Hóa học hữu cơ 2
31 Hóa học phân tích
32
Thực tập hóa học phân tích
33 Hóa lý 1
34 Hóa lý 2
IV.2 Tự chọn
35
Thực tập hóa học hữu cơ 1
36 Thực tập hóa hữu cơ 2
37 Thực tập hóa hữu cơ 3
38 Thực tập hóa lý 1
39 Thực tập hóa lý 2
40 Thực tập hóa lý 3
41
Các phương pháp phân tích công cụ
42
Thực tập các phương pháp phân tích công cụ
43
Các phương pháp vật lý và hóa lý ứng dụng trong hoá học
44
Thực tập các phương pháp vật lý và hóa lý ứng dụng trong hoá học
45
Hóa học các hợp chất cao phân tử
46 Hóa keo
47
Các phương pháp phân tích hiện đại
48 Cơ sở hóa sinh
V
Khối kiến thức ngành và bổ trợ
V.1 Bắt buộc
49 Hóa học vô cơ 2
50 Cơ sở hóa học vật liệu
51 Hóa kĩ thuật
52 Thực tập hóa kĩ thuật
53 Niên luận
54 Thực tập thực tế
55
Đối xứng phân tử và lý thuyết nhóm
V.2 Tự chọn
56 Hoá học môi trường
57 Thực tập hóa vô cơ 2
58 Hóa học dầu mỏ
59
Các phương pháp phân tích cấu trúc trong hóa vô cơ
60 Hóa học phức chất
61 Vật liệu vô cơ
62 Vật liệu nano và composit
63 Hóa sinh vô cơ
64
Hóa học các nguyên tố đất hiếm
65
Hóa học các nguyên tố phóng xạ
66
Xử lý mẫu trong hóa phân tích
67
Các phương pháp phân tích điện hóa
68
Các phương pháp phân tích quang học
69
Các phương pháp tách trong phân tích
70
Các phương pháp phân tích động học
71
Xử lý số liệu thực nghiệm trong hóa học phân tích
72
Phương pháp phân tích dòng chảy
73
Phức chất trong hóa phân tích
74
Ứng dụng phương pháp phổ trong hóa học hữu cơ
75 Tổng hợp hữu cơ
76 Xúc tác hữu cơ
77
Hóa học các hợp chất thiên nhiên
78 Hóa lý hữu cơ
79
Phương pháp phân tích sắc ký trong hóa học hữu cơ
80 Nhiệt động học thống kê
81 Động học điện hóa
82
Lý thuyết xúc tác và ứng dụng
83
Hóa lý các hợp chất cao phân tử
84
Tin học ứng dụng trong hóa học
85 Quang phổ phân tử
86
Hóa học bề mặt và ứng dụng
87
Mô phỏng các quá trình hóa học và hóa lý bằng máy tính
VI
Khối kiến thức thực tập và tốt nghiệp
88 Khóa luận tốt nghiệp
 
Các môn học thay thế Khóa luận tốt nghiệp
89 Hóa học vô cơ nâng cao
90
Hóa học phân tích nâng cao
91 Hóa học hữu cơ nâng cao
92 Động học và xúc tác

Theo Đại học Quốc gia Hà Nội

3. Các khối thi vào ngành Hóa học

– Mã ngành: 7440112

– Các tổ hợp môn xét tuyển vào ngành Hóa học:

  • A00: Toán – Lý – Hóa học
  • B00: Toán – Hóa học – Sinh học
  • D07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh
  • D90: Toán – Khoa học tự nhiên – Tiếng Anh
  • D01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh

4. Điểm chuẩn ngành Hóa học

Điểm chuẩn ngành Hóa học phụ thuộc vào đơn vị đào tạo và hình thức xét tuyển. Cụ thể, điểm chuẩn ngành Hóa học tính theo điểm thi THPT dao động ở mức 15 – 21 điểm. Bạn có thể tìm hiểu điểm chuẩn cụ thể của ngành tại Cổng thông tin trực tuyến của trường đăng ký xét tuyển.

5. Các trường đào tạo ngành Hóa học

Danh sách các trường đại học có ngành Hóa học theo từng khu vực:

– Khu vực miền Bắc:

  • Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Đại học Bách khoa Hà Nội
  • Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội
  • Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên
  • Đại học Công nghiệp Việt Trì
  • Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội

– Khu vực miền Trung:

  • Đại học Khoa học – Đại học Huế
  • Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng
  • Đại học Đà Lạt
  • Đại học Phú Yên
  • Đại học Quy Nhơn

– Khu vực miền Nam:

  • Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia TP. HCM
  • Đại học Sư phạm TP. HCM
  • Đại học Thủ Dầu Một
  • Đại học Cần Thơ

6. Cơ hội việc làm của ngành Hóa học 

Theo học ngành Hóa học,  khi ra trường, sinh viên có thể làm việc tại những vị trí sau:

  • Kỹ thuật viên nghiên cứu: Làm việc tại Viện nghiên cứu, Viện Hàn Lâm, Trung tâm phân tích hay làm công tác nghiên cứu tại các trường đại học.
  • Giáo viên, giảng viên: Thực hiện công tác giảng dạy tại những trường đại học, cao đẳng, THPT.
  • Nhân viên kiểm nghiệm, nhân viên kinh doanh tại những công ty có ứng dụng kỹ thuật hóa học như:
    • Công ty sản xuất sản phẩm vô cơ như hóa chất, phân bón, màu sơn, vẽ, gốm sứ cho công nghiệp điện tử và bán dẫn…
    • Công ty sản xuất sản phẩm hữu cơ như hóa chất, dược phẩm, phim mỏng, vật liệu phủ, giấy, thuốc nhuộm…
    • Công ty vật liệu, sinh học, môi trường…
    • Công ty về mạ điện, luyện kim, phim và những nguyên liệu cho quá trình công nghiệp…
    • Công ty thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm…

7. Mức lương ngành Hóa học

Thực tế, ngành Hóa học gồm rất nhiều phân ngành nhỏ khác nhau. Mức lương của ngành tùy thuộc vào vị trí công việc, kinh nghiệm, địa điểm làm việc… Tuy nhiên, ngành Hóa học được xếp trong top 10 nhóm ngành có mức lương cao nhất hiện nay. Mức lương của ngành đao động trong khoáng 7 – 20 triệu. Với những người có kinh nghiệm và năng lực chuyên môn, mức lương có thể cao hơn.

8. Những tố chất phù hợp với ngành Hóa học

Để có thể theo học ngành Hóa học, bạn cần có những tố chất sau:

  • Học giỏi các môn tự nhiên, đặc biệt là môn Hóa;
  • Tư duy thông minh và tư duy logic;
  • Chăm chỉ, cẩn thận và coi trọng sự chính xác;
  • Có khả năng hợp tác và làm việc nhóm;
  • Có trình độ ngoại ngữ;
  • Chịu được áp lực công việc lớn.

Trên đây là tổng quan thông tin về ngành Hóa học. Hy vọng bài viết đã đem đến những tin tức hữu ích, giúp thí sinh tìm hiểu thông tin ngành học hiệu quả nhất.