Ngành Kinh tế Chính trị

“Ngành Kinh tế Chính trị là gì và sau khi ra trường làm những công việc gì?” là những câu hỏi mà nhiều người quan tâm khi tìm hiểu về ngành học này. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho các bạn những thông tin cơ bản về ngành Kinh tế Chính trị.

1. Tìm hiểu ngành Kinh tế Chính trị 

  • Kinh tế chính trị là một môn khoa học xã hội nghiên cứu mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị. Học thuyết Kinh tế Chính trị nghiên cứu các hiện tượng kinh tế – xã hội để đưa ra các quy luật chung có thể áp dụng được vào các quá trình hoạt động kinh tế – xã hội nhằm phát triển nền kinh tế của một quốc gia.
  • Ngành Kinh tế Chính trị (tiếng Anh là Political Economy) là ngành đào tạo cử nhân Kinh tế Chính trị nhằm cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực có trình độ sau đại học; có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt; có tri thức chuyên sâu về kinh tế chính trị, quản lý kinh tế và kinh tế học hiện đại; có lập trường chính trị vững vàng, có sức khỏe, có năng lực giải quyết các công việc thuộc lĩnh vực chuyên môn trong sự nghiệp xây dựng đất nước và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và khu vực.
  • Sinh viên học ngành Kinh tế Chính trị được trang bị những kiến thức nền tảng về kinh tế – xã hội để có năng lực phân tích, đánh giá và tham gia hoạch định các chính sách kinh tế. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm công tác giảng dạy, nghiên cứu tại các trường đại học và cao đẳng, các cơ sở nghiên cứu, các cơ quan hoạch định chính sách hoặc quản lý kinh tế ở trung ương và địa phương… Khi được trang bị thêm một số kiến thức chuyên môn, cử nhân Kinh tế chính trị có thể làm việc tại các doanh nghiệp.

2. Chương trình đào tạo ngành Kinh tế Chính trị

Các bạn có thể tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Kinh tế Chính trị trong bảng dưới đây.

I Khối kiến thức chung
1
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 1
2
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 2
3 Tư tưởng Hồ Chí Minh
4
Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam
5 Tin học cơ sở
6 Tiếng Anh A1
7 Tiếng Anh A2
8 Tiếng Anh B1
9 Giáo dục thể chất 1
10 Giáo dục thể chất 2
11 Giáo dục quốc phòng-an ninh 1
12 Giáo dục quốc phòng-an ninh 2
13 Giáo dục quốc phòng-an ninh 3
II Khối kiến thức Toán và KHTN
14 Toán cao cấp
15 Xác xuất thống kê
16 Toán kinh tế
III
Khối kiến thức cơ bản chung của nhóm ngành
17
Nhà nước và pháp luật đại cương
18 Kinh tế vi mô 1
19 Kinh tế vĩ mô 1
20 Kỹ năng làm việc theo nhóm
21 Nguyên lý thống kê kinh tế
22 Kinh tế lượng
IV Khối kiến thức cơ sở
IV.1 Các môn học bắt buộc
23 Kinh tế chính trị đại cương
24 Học thuyết kinh tế của Các Mác
25
Phương pháp nghiên cứu kinh tế
26 Cơ sở văn hoá Việt Nam
27 Lịch sử văn minh thế giới
28 Chính trị học đại cương
29 Lịch sử kinh tế
30 Lịch sử các học thuyết kinh tế
31 Kinh tế quốc tế
32 Kinh tế phát triển
33 Kinh tế công cộng
34 Quản trị học
35 Quản lý Nhà nước về kinh tế
36 Kinh tế vĩ mô 2
37 Kinh tế tiền tệ – ngân hàng
IV.2 Các môn học tự chọn
38 Tâm lý học đại cương
39 Xã hội học đại cương
40
Kinh tế học về những vấn đề xã hội
41 Lãnh đạo
42 Tôn giáo học đại cương
43 Logic học
44 Luật kinh tế
V Khối kiến thức chuyên ngành
V.1
Chuyên ngành Kinh tế chính trị thế giới
  Các môn học bắt buộc
45
Phân tích chính sách kinh tế – xã hội
46 Kinh tế chính trị quốc tế
47 Tài chính quốc tế
48
Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế
  Các môn học tự chọn
49 Kinh tế chính trị Mỹ
50
Kinh tế chính trị về liên minh Châu Âu
51
Kinh tế chính trị về cải cách kinh tế ở Trung Quốc
52
Kinh tế chính trị về các nền kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương
53 Đầu tư quốc tế
54 Thương mại quốc tế
55 Kinh tế học so sánh
V.2
Chuyên ngành Kinh tế chính trị Việt Nam
  Các môn học bắt buộc
56
Phân tích chính sách kinh tế – xã hội
57
Mô hình kinh tế thị trường ở Việt Nam
58
Mô hình công nghiệp hóa của Việt Nam
59
Tăng trưởng kinh tế và một số vấn đề xã hội ở Việt Nam
  Các môn học tự chọn
60 Thị trường tài chính ở Việt Nam
61
Đất đai và thị trường bất động sản ở Việt Nam
62
Phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam
63
Thị trường khoa học công nghệ ở Việt Nam
64
Lợi ích kinh tế và quan hệ phân phối ở Việt Nam
65
Quan hệ sở hữu trong nền kinh tế Việt Nam
66
Chính sách đối ngoại của Việt Nam
VI
Khối kiến thức thực tập và tốt nghiệp
VI.1
Thực tập nghề nghiệp/Niên luận
67
Thực tập nghề nghiệp/Niên luận
VI.2
Khóa luận hoặc môn học thay thế
68 Khoá luận tốt nghiệp
69
Nông nghiệp, nông dân và nông thôn ở Việt Nam
70
Kinh tế chính trị về các nền kinh tế chuyển đổi

Theo Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội

3. Các khối thi vào ngành Kinh tế Chính trị 

– Mã ngành: 7310102

– Các tổ hợp môn xét tuyển vào ngành Kinh tế Chính trị:

  • A00: Toán, Vật lí, Hóa học
  • A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh
  • A16: Toán, Khoa học tự nhiên, Ngữ văn
  • C15: Ngữ văn, Toán, Khoa học xã hội
  • D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh

4. Điểm chuẩn ngành Kinh tế Chính trị

Mức điểm chuẩn của các trường đại học đào tạo ngành Kinh tế Chính trị năm 201 khoảng từ 13 – 19 điểm tùy theo các tổ hợp môn xét tuyển dựa vào kết quả thi THPT Quốc gia hoặc xét theo học bạ.

5. Các trường đào tạo ngành Kinh tế Chính trị

Hiện chưa có nhiều trường đại học đào tạo ngành Kinh tế Chính trị, chỉ có các trường sau:

  • Học viện Báo chí và Tuyên truyền
  • Đại học Kinh tế – Đại học Huế
  • Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (Ngành Kinh tế – Chuyên ngành Kinh tế Chính trị)

6. Cơ hội việc làm ngành Kinh tế Chính trị

Sinh viên theo học ngành Kinh tế Chính trị sau khi ra trường có thể đảm nhiệm các công việc sau:

  • Làm việc trong các cơ quan nghiên cứu kinh tế, các cơ quan hoạch định chính sách kinh tế của Việt Nam hoặc nước ngoài;
  • Giảng viên trong các trường đại học và cao đẳng, trung cấp và trường chính trị tỉnh và các trung tâm chính trị huyện;
  • Làm việc trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế;
  • Phụ trách ở trang Kinh tế Chính trị của một số tờ báo;
  • Làm việc trong các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể như: ban tuyên giáo các tỉnh, phòng tuyên giáo các huyện, ủy ban nhân dân tỉnh, ủy ban nhân dân huyện, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, công đoàn, hội nghề nghiệp…

7. Mức lương ngành Kinh tế Chính trị

Hiện chưa có thống kê cụ thể mức lương của ngành Kinh tế Chính trị; tùy thuộc vào vị trí việc làm, đơn vị công tác, kinh nghiệm và năng lực bản thân mỗi người mà sẽ có mức thu nhập khác nhau.

8. Những tố chất phù hợp với ngành Kinh tế Chính trị 

Để theo học và thành công trong ngành Kinh tế Chính trị, bạn cần có các tố chất sau:

  • Tôn trọng và tuân thủ nghiêm túc hiến pháp và pháp luật;
  • Có ý thức phục vụ cộng đồng;
  • Cần, kiệm, liêm, chính;
  • Tinh tế và nhạy bén về chính trị;
  • Tư duy độc lập, sáng tạo;
  • Bản lĩnh chính trị vững vàng;
  • Khả năng thuyết trình và trình bày vấn đề;
  • Có khả năng nghiên cứu, tìm tòi;
  • Kiên trì, nhẫn nại và chịu được áp lực công việc;
  • Tự tin, năng động, giao tiếp tốt, có khả năng đàm phán thuyết phục;
  • Say mê nghiên cứu, khám phá kiến thức và có trách nhiệm trong công việc;
  • Có khả năng làm việc độc lập dưới áp lực về thời gian và khối lượng công việc.

Với những thông tin bài viết giới thiệu, chắc hẳn các bạn đã có cái nhìn tổng quan về ngành Kinh tế Chính trị và hy vọng sẽ giúp bạn có định hướng nghề nghiệp phù hợp với bản thân.

Tags:
Back to Top