Ngành Kỹ thuật điện tử – viễn thông

  • admin.daihoc

Điện tử – Viễn thông đang không ngừng phát triển và được ứng dụng rộng rãi trong tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.  Ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông cũng nhận được sự quan tâm của nhiều người, nhất là những bạn trẻ đam mê kỹ thuật và yêu thích lĩnh vực điện tử, truyền thông. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết nhất về ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông

1. Tìm hiểu ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông

  • Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông (còn được gọi là Công nghệ Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông hay Công nghệ Kỹ thuật Điện tử – Truyền thông) hiểu đơn giản là ngành sử dụng các công nghệ, kỹ thuật tiên tiến để tạo nên các thiết bị vệ tinh, cáp và thiết bị điện tử như: máy thu hình, điện thoại, máy tính cá nhân, máy tính bảng… nhằm xây dựng hệ thống mạng thông tin liên lạc trên toàn cầu, giúp việc trao đổi thông tin giữa diễn ra thuận lợi trong những điều kiện không gian và thời gian khác nhau.
  • Ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông là ngành đào tạo kỹ sư có trình độ chuyên môn về lĩnh vực điện tử và viễn thông, người học có khả năng tiếp cận với công nghệ kỹ thuật điện tử tiên tiến và nắm bắt được hoạt động của các mạng truyền thông hiện đại. Qua đó, sinh viên có thể làm chủ được các trang thiết bị điện tử, thiết bị truyền dẫn được ứng dụng rộng rãi trong mạng thông tin di động thế hệ mới, mạng thông tin quang, mạng thông tin vệ tinh.
  • Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông giúp người học có khả năng tiếp cận, nắm bắt các công nghệ kỹ thuật điện tử tiên tiến nhất hiện nay và hoạt động của mạng truyền thông hiện đại. Đồng thời, có khả năng thiết kế, xây dựng, khai thác, sử dụng, bảo trì các thiết bị điện tử, thiết bị viễn thông. Kiến thức ngành học này bao gồm: cơ sở về phân tích, thiết kế mạch điện tử, thiết kế vi mạch, kiến thức về cải tiến, nâng cấp các hệ thống viễn thông, đài truyền hình, thông tin vệ tinh, lập trình tự động giải quyết vấn đề cụ thể trong vận hành hệ thống và khả năng nghiên cứu, chế tạo nâng cấp các mạng truyền thông.

2. Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông

Các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông trong bảng dưới đây.

Lý luận chính trị + Pháp luật đại cương
1
Những NLCB của CN Mác-Lênin I
2
Những NLCB của CN Mác-Lênin II
3 Tư tưởng Hồ Chí Minh
4
Đường lối CM của Đảng CSVN
5 Pháp luật đại cương
Giáo dục thể chất (5TC)
6
Lý luận thể dục thể thao (bắt buộc)
7 Bơi lội (bắt buộc)
  Tự chọn trong danh mục
8 Tự chọn thể dục 1
9 Tự chọn thể dục 2
10 Tự chọn thể dục 3
Giáo dục Quốc phòng – An ninh (165 tiết)
11
Đường lối quân sự của Đảng
12
Công tác quốc phòng, an ninh
13
QS chung và chiến thuật, kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK (CKC)
Tiếng Anh
14 Tiếng Anh I
15 Tiếng Anh II
Khối kiến thức Toán và Khoa học cơ bản
16 Giải tích I
17 Giải tích II
18 Giải tích III
19 Đại số
20 Xác suất thống kê
21 Phương pháp tính
22 Vật lý đại cương I
23 Vật lý đại cương II
24 Vật lý điện tử
25 Tin học đại cương
Cơ sở và cốt lõi ngành
26
Cấu trúc dữ liệu và giải thuật
27
Nhập môn kỹ thuật Điện tử Viễn thông
28 Thực tập cơ bản
29 Kỹ thuật lập trình C/C++
30 Cấu kiện điện tử
31 Lý thuyết mạch
32 Tín hiệu và hệ thống
33 Trường điện từ
34 Cơ sở truyền tin
35 Điện tử số
36 Điện tử tương tự I
37 Kỹ thuật phần mềm
38 Anten và truyền sóng
39 Cơ sở kỹ thuật đo lường
40 Thông tin số
41 Điện tử tương tự II
42 Kỹ thuật vi xử lý
43 Đồ án thiết kế I
44 Đồ án thiết kế II
45 Xử lý tín hiệu số
Kiến thức bổ trợ
1 Quản trị học đại cương
2
Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp
3 Tâm lý học ứng dụng
4 Kỹ năng mềm
5
Tư duy công nghệ và thiết kế kỹ thuật
6
Thiết kế mỹ thuật công nghiệp
7
Technical Writing and Presentation
Tự chọn theo định hướng ứng dụng (chọn theo mô đun)
Mô đun: Kỹ thuật Điện tử – Kỹ thuật máy tính
1 Lý thuyết mật mã
2 Mạng máy tính
3 Hệ thống viễn thông
4 Cơ sở truyền số liệu
5 Hệ điều hành
Mô đun: Kỹ thuật Thông tin -Truyền thông
1 Lý thuyết mật mã
2 Hệ thống viễn thông
3 Cơ sở truyền số liệu
4 Mạng máy tính
5 Thông tin vô tuyến
Mô đun: Kỹ thuật Y sinh
1 Cơ sở điện sinh học
2 Giải phẫu và sinh lý học
3
Cảm biến và KT đo lường y sinh
4 Mạch xử lý tín hiệu y sinh
5
Công nghệ chẩn đoán hình ảnh I
6 Thiết bị điện tử Y sinh I
Mô đun: Kỹ thuật Điện tử hàng không-Vũ trụ
1 Hệ thống viễn thông
2
Truyền số liệu và chuyển tiếp điện văn
3 Lý thuyết mật mã
4 Thông tin vô tuyến
5
Định vị và dẫn đường điện tử
Mô đun: Kỹ thuật Đa phương tiện
1 Mạng máy tính
2 Hệ thống viễn thông
3 Đa phương tiện
4 Kỹ thuật truyền hình
5 Lý thuyết mật mã
6 Cơ sở truyền số liệu
Thực tập kỹ thuật và Đồ án tốt nghiệp Cử nhân
1 Thực tập kỹ thuật
2 Đồ án tốt nghiệp cử nhân
Khối kiến thức kỹ sư
1 Tự chọn kỹ sư
2 Thực tập kỹ sư
3 Đồ án tốt nghiệp kỹ sư

Theo Đại học Bách khoa Hà Nội

3. Các khối thi vào ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông

– Mã ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông: 7520207 (ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông ở một số trường đại học có mã ngành: 7510302).

– Ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông xét tuyển các tổ hợp môn sau:

  • A00 (Toán, Vật lý, Hóa học)
  • A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)
  • B00 (Toán, Hóa học, Sinh học)
  • C01 (Ngữ văn, Toán, Vật lý)
  • C02 (Ngữ văn, Hóa học, Sinh học)
  • C04 (Toán, Ngữ văn, Địa lý)
  • D01 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh)
  • D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh)
  • D90 (Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh)

4. Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông 

Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông của các trường đại học như sau:

  • Xét tuyển theo học bạ: dao động trong khoảng 16.00 – 25 điểm (Khối thi A00, A01, B00, C01, C02, C04, D00, D07).
  • Xét theo kết quả thi THPT Quốc gia 2018: dao động trong khoảng 14.00 – 22.00 điểm.

5. Các trường đào tạo ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông

Ở nước ta hiện có nhiều trường đại học đào tạo ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông (một số trường là ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông), đó là:

– Khu vực miền Bắc:

  • Đại học Bách khoa Hà Nội
  • Học viện Kỹ thuật mật mã
  • Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (phía Bắc)
  • Đại học Giao thông Vận tải (Cơ sở phía Bắc)
  • Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Đại học Công nghiệp Hà Nội
  • Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
  • Đại học Mở Hà Nội
  • Đại học Điện lực
  • Đại học Hàng hải
  • Đại học Sao Đỏ
  • Đại học Dân lập Phương Đông
  • Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông – Đại học Thái Nguyên
  • Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải
  • Đại học Kinh Bắc

– Khu vực miền Trung:

  • Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng
  • Đại học Quy Nhơn
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh
  • Đại học Vinh
  • Đại học Khoa học – Đại học Huế

– Khu vực miền Nam:

  • Đại học Tôn Đức Thắng
  • Đại học Cần Thơ
  • Đại học Lạc Hồng
  • Đại học Giao thông Vận tải TP.HCM
  • Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP.HCM
  • Đại học Công nghệ TP.HCM – HUTECH
  • Đại học Quốc tế Hồng Bàng
  • Học viện Công nghệ Bưu vhính Viễn thông (phía Nam)
  • Đại học Sài Gòn
  • Đại học Giao thông Vận tải ( Cơ sở Phía Nam)
  • Đại học Văn Hiến
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
  • Đại học Công nghiệp TP.HCM
  • Đại học Công nghệ Sài Gòn
  • Học viện Hàng không Việt Nam

6. Cơ hội việc làm ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông 

Các Kỹ sư Điện tử – Viễn thông có thể đảm nhiệm công việc thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như: nghiên cứu và phát triển, mạng vô tuyến, định vị dẫn đường, thiết bị tín hiệu đa phương tiện về âm thanh, hình ảnh… Cụ thể:

  • Kỹ sư thiết kế tối ưu mạng, quản lý mạng, vận hành hệ thống mạng viễn thông phức tạp.
  • Kỹ sư thiết kế và viết phần mềm cho máy tính, thiết kế và viết phần mềm cho các thiết bị thông minh như điện thoại di động, rô bốt, xe ô tô.
  • Kỹ sư thiết kế vi mạch kiểm thử vi mạch, kỹ sư làm việc trong lĩnh vực bán dẫn cũng như các công nghệ vật liệu điện tử tiên tiến khác.
  • Kỹ sư thiết kế, chế tạo, vận hành thiết bị y tế, hệ thống thông tin y tế, hệ thống điện tử hàng không vũ trụ, hệ thống đa phương tiện.
  • Chuyên viên tư vấn, thiết kế, vận hành, điều hành kỹ thuật tại các đài phát thanh, đài truyền hình, công ty tư vấn thiết kế mạng viễn thông, công ty thiết kế sản xuất vi mạch.
  • Chuyên viên thiết kế, quy hoạch mạng và tối ưu mạng tại các công ty viễn thông, doanh nghiệp tư nhân về điện tử – viễn thông.
  • Chuyên viên thiết kế truyền dẫn, vận hành, bảo trì tại các công ty điện tử, viễn thông, công ty sản xuất phần mềm thế giới di động.

7. Mức lương ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông 

Mức lương hiện nay của các Kỹ sư Điện tử – viễn thông khá hấp dẫn, dao động trong khoảng từ 7 – 15 triệu đồng/ tháng . Thu nhập của những người làm việc trong ngành này có thể lên đến 2.000 USD/ tháng (khoảng 45 triệu VNĐ) tùy thuộc vào tính chất công việc, kinh nghiệm bản thân và quy mô doanh nghiệp

8. Những tố chất phù hợp vơi ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông 

Để học tập và thành công trong lĩnh vực Điện tử – Viễn thông, bạn cần có những tố chất và kỹ năng sau:

  • Có khả năng sử dụng ngoại ngữ và công nghệ thông tin;
  • Khả năng phân tích, tổng hợp và giải quyết các bài toán kỹ thuật;
  • Tư duy độc lập, làm việc nhóm hiệu quả;
  • Khả năng trình bày và báo cáo kết quả;
  • Kỹ năng thiết kế, lắp đặt, vận hành các thiết bị và hệ thống điện tử – viễn thông;
  • Tinh thần ham học hỏi, thái độ học tập nghiêm túc;
  • Có tính kiên trì, nhẫn nại, có trách nhiệm;
  • Có kỹ năng làm việc nhóm;
  • Kỹ năng sắp xếp và quản lý thời gian một cách hiệu quả.

Bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin cơ bản về ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông, hy vọng sẽ giúp bạn có lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân.