Ngành Kỹ thuật hạt nhân
Kỹ thuật hạt nhân là ngành khoa học công nghệ cao trên cơ sở máy móc thiết bị quy trình hiện đại, nhằm khai thác cho mục đích năng lượng và sử dụng cho đời sống như áp dụng trong y tế, môi trường. Cùng tìm hiểu chi tiết về các trường đào tạo và cơ hội việc làm của ngành Kỹ thuật hạt nhân qua bài viết dưới đây nhé.
1. Tìm hiểu ngành Kỹ thuật hạt nhân
- Ngành Kỹ thuật hạt nhân (ở một số trường đại học còn được gọi là Công nghệ Kỹ thuật hạt nhân) là ngành kỹ thuật tập trung vào ứng dụng của quá trình phân hạch, nhiệt hạch, cùng với những hiện tượng vật lý hạ nguyên tử, dựa trên những nguyên lý cơ bản nhất của vật lý hạt nhân. Ngành này còn nghiên cứu về y học hạt nhân, và nhiều ứng dụng khác như: quá trình bức xạ ion hóa, an toàn hạt nhân, lưu chuyển nhiệt, và những vấn đề về phổ biến vũ khí hạt nhân.
- Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật hạt nhân trang bị cho sinh viên kiến thức cơ sở về toán và khoa học vững chắc giúp người học thích ứng tốt với những công việc về công nghệ – kỹ thuật. Đồng thời, chú trọng khả năng áp dụng kiến thức cơ sở, cốt lõi của ngành Kỹ thuật hạt nhân, sử dụng các công cụ hiện đại để phân tích dữ liệu, tham gia thiết kế và đánh giá các giải pháp kỹ thuật, vận hành các hệ thiết bị ứng dụng kỹ thuật và công nghệ cao.
- Theo học ngành này, sinh viên sẽ được rèn luyện về năng lực thực hành nghề nghiệp, khả năng thích ứng với môi trường kinh tế – xã hội, khả năng tham gia giải quyết những vấn đề khoa học và kỹ thuật của ngành; nhằm đáp ứng những yêu cầu về kỷ luật lao động của ngành Kỹ thuật hạt nhân, và góp phần tăng cường ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình ở Việt Nam.
2. Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật hạt nhân
Các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Kỹ thuật hạt nhân trong bảng dưới đây.
Lý luận chính trị + Pháp luật đại cương | |
1 | Những NLCB của CN Mác-Lênin I |
2 | Những NLCB của CN Mác-Lênin II |
3 | Tư tưởng Hồ Chí Minh |
4 | Đường lối CM của Đảng CSVN |
5 | Pháp luật đại cương |
Giáo dục thể chất | |
6 | Lý luận thể dục thể thao (bắt buộc) |
7 | Bơi lội (bắt buộc) |
Tự chọn trong danh mục | |
8 | Tự chọn thể dục 1 |
9 | Tự chọn thể dục 2 |
10 | Tự chọn thể dục 3 |
Giáo dục Quốc phòng – An ninh (165 tiết) | |
11 | Đường lối quân sự của Đảng |
12 | Công tác quốc phòng, an ninh |
13 |
QS chung và chiến thuật, kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK (CKC)
|
Tiếng Anh | |
14 | Tiếng Anh I |
15 | Tiếng Anh II |
Khối kiến thức Toán và Khoa học cơ bản | |
16 | Giải tích I |
17 | Giải tích II |
18 | Giải tích III |
19 | Đại số |
20 | Xác suất thống kê |
21 | Vật lý đại cương I |
22 | Vật lý đại cương II |
23 | Tin học đại cương |
24 | Vật lý đại cương III |
25 | Đồ họa kỹ thuật cơ bản |
Cơ sở và cốt lõi ngành | |
26 | Nhập môn ngành KTHN |
27 | Toán cho kỹ thuật hạt nhân |
28 | Cơ học lượng tử |
29 | Vật lý hạt nhân |
30 | Tương tác bức xạ với vật chất |
31 |
Phương pháp Monte Carlo trong kỹ thuật hạt nhân
|
32 | Đầu dò bức xạ |
33 | Đo đạc thực nghiệm hạt nhân |
34 |
PP tính toán số và lập trình ứng dụng
|
35 | Liều lượng học và an toàn bức xạ |
36 | Che chắn bức xạ |
37 | Cơ sở máy gia tốc |
38 | Kỹ thuật phân tích hạt nhân |
39 | Kỹ thuật điện tử |
40 | Điện tử số hạt nhân |
41 | Thiết bị hạt nhân |
42 | Thực tập cơ sở |
43 | Thực tập kỹ thuật hạt nhân |
Kiến thức bổ trợ | |
44 | Quản trị học đại cương |
45 |
Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp
|
46 | Tâm lý học ứng dụng |
47 | Kỹ năng mềm |
48 |
Tư duy công nghệ và thiết kế kỹ thuật
|
49 | Thiết kế mỹ thuật công nghiệp |
50 | Technical Writing and Presentation |
Tự chọn theo định hướng ứng dụng (chọn theo mô đun)
|
|
Mô đun 1: Kỹ thuật hạt nhân ứng dụng trong công nghiệp
|
|
51 |
Truyền nhiệt và nhiệt động học kỹ thuật
|
52 | Vật lý lò phản ứng hạt nhân |
53 | Thủy nhiệt hạt nhân |
54 | Cơ sở ứng dụng bức xạ |
55 | Kiểm tra không phá mẫu NDT |
56 | Cơ sở vật lý môi trường |
Mô đun 2: Vật lý y học | |
57 | Giải phẫu học sinh lý đại cương |
58 | Sinh học bức xạ |
59 | Vật lý hình ảnh y học |
60 | Điện quang y tế đại cương |
61 | Xạ trị ung thư đại cương |
62 | Y học hạt nhân đại cương |
Thực tập kỹ thuật và Đồ án tốt nghiệp Cử nhân
|
|
63 | Thực tập kỹ thuật |
64 | Đồ án tốt nghiệp cử nhân |
Khối kiến thức kỹ sư | |
Tự chọn kỹ sư | |
Thực tập kỹ sư | |
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư |
Theo Đại học Bách khoa Hà Nội
3. Các khối thi vào ngành Kỹ thuật hạt nhân
– Mã ngành Kỹ thuật hạt nhân: 7520402 (ngành Công nghệ Kỹ thuật hạt nhân có mã ngành là 7510407).
– Ngành Kỹ thuật hạt nhân xét tuyển các tổ hợp môn sau:
- A00 (Toán, Vật lý, Hóa học)
- A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)
- D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh)
4. Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật hạt nhân
Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật hạt nhân xét theo kết quả thi THPT Quốc gia 2018 từ 16.00 – 20.00.
5. Các trường đào tạo ngành Kỹ thuật hạt nhân
Ở nước ta hiện nay có rất ít trường đại học đào tạo ngành Kỹ thuật hạt nhân hoặc Công nghệ Kỹ thuật hạt nhân, nếu bạn muốn theo học ngành này có thể đăng ký nguyện vọng vào các trường sau:
- Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội
- Đại học Điện lực
- Đại học Bách khoa Hà Nội
6. Cơ hội việc làm ngành Kỹ thuật hạt nhân
Cử nhân ngành Kỹ thuật hạt nhân có cơ hội làm việc trong các Viện nghiên cứu, cơ quan Nhà nước, bệnh viện, lò phản ứng hạt nhân, nhà máy điện hạt nhân hay tại các trung tâm ứng dụng Kỹ thuật hạt nhân… Cụ thể, các vị trí việc làm sau:
- Kỹ sư tại các khoa xạ trị ung bướu, xạ hình chẩn đoán hình ảnh, Y học hạt nhân, X-quang…
- Cán bộ quản lý và nghiên cứu tại các cơ quan Nhà nước về bức xạ và hạt nhân.
- Giảng viên, nhà khoa học tại các viện nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng trong và ngoài nước có sử dụng nguồn phóng xạ, máy gia tốc, lò phản ứng hạt nhân.
- Cán bộ kỹ thuật các cơ sở công nghiệp sử dụng Kỹ thuật hạt nhân như: đo lường và phân tích bức xạ, kiểm tra không phá hủy, đo mức bằng phóng xạ.
- Cán bộ kỹ thuật tại các doanh nghiệp, công ty tư vấn – dịch vụ – chuyển giao công nghệ…
7. Mức lương ngành Kỹ thuật hạt nhân
Hiện chưa có thống kê cụ thể mức lương ngành Kỹ thuật hạt nhân.
8. Những tố chất phù hợp với ngành Kỹ thuật hạt nhân
Để học tập và làm việc trong lĩnh vực Kỹ thuật hạt nhân, bạn cần có những tố chất và kỹ năng sau:
- Sự sáng tạo, chính xác và khả năng toán học tốt.
- Các kỹ năng suy nghĩ – phân tích: Các kĩ sư hạt nhân phải có khả năng xác định yếu tố thiết kế để xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị cần thiết cho việc sản xuất các nguyên vật liệu cần thiết.
- Định hướng chi tiết: Giám sát các hoạt động và đảm bảo rằng việc vận hành đang theo đúng các quy tắc để duy trì sự an toàn cho các nhân viên.
- Kỹ năng suy nghĩ – logic.
- Có khả năng sắp xếp thông tin một cách rõ ràng.
- Kỹ năng toán học gồm các quy tắc của giải tích, lượng giác để phân tích, thiết kế, và xử lý các sự cố trong công việc.
- Kỹ năng làm việc nhóm: Bạn phải có khả năng kết hợp và tích hợp các hệ thống mà các kĩ sư khác thiết kế vào trong hệ thống của họ.
- Có khả năng dự đoán sự cố trước khi chúng xảy ra và đề xuất các biện pháp khắc phục kịp thời.
Với những thông tin trong bài viết, hy vọng sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan về ngành Kỹ thuật hạt nhân để từ đó đưa ra lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân.