Ngành Kỹ thuật vật liệu

Kỹ thuật Vật liệu không phải là một ngành học mới nhưng luôn thu hút rất nhiều thí sinh lựa chọn tại các trường đại học, bởi nhu cầu nhân lực ngành này tại các công ty, doanh nghiệp vô cùng lớn. Cùng tìm hiểu thông tin chi tiết về khối thi, trường đào tạo, điểm chuẩn và cơ hội việc làm của ngành Kỹ thuật Vật liệu trong bài viết dưới đây nhé.

1. Tìm hiểu ngành Kỹ thuật Vật liệu

    • Ngành Kỹ thuật Vật liệu (một số trường đại học là Công nghệ vật liệu) là ngành nghiên cứu và triển khai các phương pháp chế tạo, xử lý vật liệu nhằm mục đích thu được vật liệu mới bền hơn, nhẹ hơn, có đặc tính ưu việt hơn, hấp dẫn và tiện dụng hơn trước đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của con người.
    • Ngành Kỹ thuật Vật liệu trang bị những kiến thức cơ bản và cơ sở khoa học để sinh viên hiểu biết nền tảng chung các nhóm vật liệu chính như: Kim loại, vật liệu Silicat, vật liệu Polyme, vật liệu Năng lượng và các vật liệu tiên tiến như vật liệu Bán dẫn, vật liệu Siêu dẫn, vật liệu Y sinh. Từ đó có thể nắm bắt được mối quan hệ giữa cấu trúc và tính chất của vật liệu.
    • Ngành học này đào tạo sinh viên có năng lực về: Lựa chọn, sử dụng hợp lý và kiểm soát chất lượng vật liệu xây dựng tăng tính hiệu quả cho công trình, thiết kế, quản lý, vận hành các dây chuyền công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng như bê tông, xi măng, thủy tinh, gốm sứ XD và có khả năng nghiên cứu phát triển vật liệu mới, công nghệ sản xuất và thi công vật liệu mới.
    • Ngoài ra, sinh viên còn được trang bị thêm những kỹ năng mềm như: Kỹ năng về giao tiếp, thuyết trình, kỹ năng phân tích, tổng hợp thông tin, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý điều hành và kỹ năng về nghiên cứu, đánh giá các vật liệu chuyên ngành; giúp sinh viên ra trường thích nghi nhanh với môi trường làm việc thực tế.

2. Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Vật liệu

Các bạn tham khảo khung chương đào tạo và các môn học chuyên ngành Kỹ thuật Vật liệu trong bảng dưới đây.

Lý luận chính trị + Pháp luật đại cương
1 Những NLCB của CN Mác-Lênin I
2
Những NLCB của CN Mác-Lênin II
3 Tư tưởng Hồ Chí Minh
4 Đường lối CM của Đảng CSVN
5 Pháp luật đại cương
Giáo dục thể chất
6
Lý luận thể dục thể thao (bắt buộc)
7 Bơi lội (bắt buộc)
  Tự chọn trong danh mục
8 Tự chọn thể dục 1
9 Tự chọn thể dục 2
10 Tự chọn thể dục 3
Giáo dục Quốc phòng – An ninh (165 tiết)
11 Đường lối quân sự của Đảng
12 Công tác quốc phòng, an ninh
13
QS chung và chiến thuật, kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK (CKC)
Tiếng Anh
14 Tiếng Anh I
15 Tiếng Anh II
Khối kiến thức Toán và Khoa học cơ bản
16 Giải tích I
17 Giải tích II
18 Giải tích III
19 Đại số
20 Vật lý đại cương I
21 Vật lý đại cương II
22 Tin học đại cương
23 Hóa học I
24 Hóa học II
25 Đồ họa kỹ thuật I
Cơ sở và cốt lõi ngành
Cơ sở và cốt lõi ngành chung cho 04 định hướng
26 Nhập môn KH&KT vật liệu
27 Kỹ thuật điện
28
Sự hình thành tổ chức tế vi vật liệu
29 Nhiệt động học vật liệu
30 Hóa học chất rắn
31 Phương pháp tính toán vật liệu
32
Các phương pháp kiểm tra và đánh giá vật liệu
33
Tính chất quang, điện, từ của vật liệu
34
Các quá trình trong kỹ thuật vật liệu
35 Hành vi cơ nhiệt của vật liệu
36 Thí nghiệm II
37 Thí nghiệm II
38
Cơ sở và cốt lõi ngành chung cho từng định hướng
39
Mô đun 1: Định hướng Vật liệu kim loại
40 Mô đun 1.1: Công nghệ vật liệu
41
Kỹ thuật môi trường trong công nghiệp
42 Vật liệu kỹ thuật
43 Thiết kế chi tiết máy
44 Công nghệ tạo hình vật liệu
45 Luyện kim vật lý
46 Đồ án: Lựa chọn vật liệu
47
Mô đun 1.2: Vật liệu tiên tiến và cấu trúc nano
48 Vật liệu nano
49 Công nghệ vật liệu cấu trúc nano
50 Mô hình hóa và mô phỏng vật liệu
51 Công nghệ vật liệu tiên tiến
52
Tính năng vật liệu trong các môi trường đặc biệt
53 Đồ án: Lựa chọn vật liệu
54
Mô đun 2: Định hướng Vật liệu Polyme
55 Hóa hữu cơ
56 Hóa lý
57 Hóa phân tích
58 Thí nghiệm hóa phân tích
59 Hóa lý polyme cơ sở
60 Hóa học polyme cơ sở
61
Mô đun 3: Định hướng Vật liệu điện tử và quang tử
62 Tính chất điện tử của vật liệu
63 Vật liệu điện tử và linh kiện
64 Vật liệu hữu cơ và sinh học
65 Vật liệu cho năng lượng
66
Nhập môn công nghệ chế tạo bán dẫn
67
Các phương pháp khảo sát vật liệu và linh kiện bán dẫn
68
Thực tập chế tạo và khảo sát vật liệu và linh kiện bán dẫn
Kiến thức bổ trợ
68 Quản trị học đại cương
69
Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp
70 Tâm lý học ứng dụng
71 Kỹ năng mềm
72
Tư duy công nghệ và thiết kế kỹ thuật
73 Thiết kế mỹ thuật công nghiệp
74
Technical Writing and Presentation
Tự chọn theo định hướng ứng dụng (chọn theo mô đun)
  Mô đun 1: Vật liệu kim loại
75 Mô đun 1.1.1: Kỹ thuật gang thép
76 Luyện thép
77 Luyện gang lò cao
78 Tinh luyện và đúc phôi thép
79 Luyện kim phi cốc
80
Xử lý & tái chế chất thải trong luyện kim
81 Đồ án CN&TB luyện gang thép
82
Mô đun 1.1.2: Cơ học vật liệu và Cán kim loại
83 Lý thuyết cán
84 Công nghệ cán
85 Thiết bị cán
86 Đồ án CN&TB cán
87 Tự động hóa quá trình cán
88 Thiết kế xưởng cán
89
Mô đun 1.1.3: Vật liệu và Công nghệ đúc
90 Công nghệ nấu luyện hợp kim
91 Công nghệ Đúc
92 Dự án thiết kế xưởng đúc
93 Chuyên đề thực nghiệm
94 Hợp kim đúc đặc biệt
95 Các phương pháp đúc đặc biệt
96
Mô đun 1.1.4: Vật liệu kim loại màu và Compozit
97 Cơ sở lý thuyết luyện kim màu
98 Luyện kim loại màu nặng
99 Luyện kim loại màu nhẹ
100 Luyện kim bột
101 Đồ án CN&TB luyện kim màu
102 Chuẩn bị liệu cho luyện kim
103
Mô đun 1.1.5: Vật liệu học, Xử lý nhiệt và bề mặt
104 Công nghệ và thiết bị nhiệt luyện
105 Công nghệ xử lý bề mặt
106 Ăn mòn và bảo vệ kim loại
107 Hợp kim hệ sắt
108 Hợp kim phi sắt
109 Đồ án môn học
110
Mô đun 1.2: Vật liệu tiên tiến và cấu trúc nano
111 KH & KT vật liệu y sinh
112 Vật liệu năng lượng sạch
113 Vật liệu compozit
114
Vật liệu nano trong hàng không và vận tải
115 Công nghệ bề mặt và màng mỏng
116 Vật liệu vô định hình
  Mô đun 2: Vật liệu Polyme
117
Công nghệ vật liệu polyme – compozit
118
Hóa học các chất tạo màng và sơn
119 Công nghệ cao su
120
Máy và thiết bị gia công nhựa nhiệt dẻo
121 Kỹ thuật sản xuất chất dẻo
 
Mô đun 3: Vật liệu điện tử và quang tử
122
Mô đun 3.1: Vật liệu điện tử và quang điện tử
123 Vật lý và Vật liệu của bán dẫn
124
Vật liệu và linh kiện quang điện tử và quang tử
125
Công nghệ chế tạo vật liệu và linh kiện điện tử nano
126
Thiết kế và chế tạo linh kiện vi cơ điện tử
127 Từ học và vật liệu từ
128
Mô phỏng linh kiện điện tử và quang điện tử
129
Thực tập chế tạo vật liệu và linh kiện điện tử nano
130
Mô đun 3.2: Vật liệu Y sinh và Năng lượng
131 Điện tử thân thiện với môi trường
132
Cơ sở về các quá trình năng lượng tái tạo
133
Thiết kế và ứng dụng vật liệu sinh học
134
Khoa học và công nghệ pin và tế bào nhiên liệu.
135 Vật liệu gốm y sinh
136 Pin năng lượng mặt trời
137
Thực tập chế tạo vật liệu năng lương và y sinh
Thực tập kỹ thuật và Đồ án tốt nghiệp Cử nhân
138 Thực tập kỹ thuật
139 Đồ án tốt nghiệp
Khối kiến thức kỹ sư
  Tự chọn kỹ sư
  Thực tập kỹ sư
  Đồ án tốt nghiệp kỹ sư

Theo Đại học Bách khoa Hà Nội

3. Các khối thi vào ngành Kỹ thuật Vật liệu

– Mã ngành Kỹ thuật Vật liệu: 7520309 (ngành Công nghệ Vật liệu tại một số trường đại học sử dụng mã ngành là 7510402).

– Ngành Kỹ thuật Vật liệu xét tuyển những khối sau:

  • A00 (Toán, Vật lý, Hóa học)
  • A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)
  • B00 (Toán, Hóa học, Sinh học)
  • D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh)
  • D09 (Toán, Lịch sử, Tiếng Anh)
  • D90 (Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh)

4. Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật Vật liệu 

Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật Vật liệu trung bình từ 14.00 – 20.00 điểm, tùy vào phương thức xét tuyển theo kết quả thi THPT Quốc gia 2018 hoặc xét học bạ THPT.

5. Các trường đào tạo ngành Kỹ thuật Vật liệu

Ở nước ta hiện có các trường đại học đào tạo ngành Kỹ thuật Vật liệu sau:

– Khu vực miền Bắc:

  • Đại học Lâm nghiệp
  • Đại học Bách khoa Hà Nội

– Khu vực miền Trung:

  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật – Đại học Đà Nẵng

– Khu vực miền Nam:

  • Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc gia TP.HCM
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
  • Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM
  • Đại học Cần Thơ

6. Cơ hội việc làm ngành Kỹ thuật Vật liệu

Tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Vật liệu, người học có đủ năng lực để đảm nhận các vị trí công việc sau:

  • Kỹ sư thiết kế, nghiên cứu, vận hành trong các công ty, tập đoàn công nghiệp trong và ngoài nước thuộc các lĩnh vực khoa học và Kỹ thuật Vật liệu, vật liệu điện – điện tử…
  • Giảng viên tại các trường đại học, trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và Viện nghiên cứu có liên quan đến vật liệu.
  • Quản lý giám sát, kiểm soát chất lượng vật liệu và thi công các dự án xây dựng trong các Công ty sản xuất các cấu kiện, vật liệu xây dựng, vật liệu trang trí nội thất.
  • Cán bộ kỹ thuật tại các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng như: bê tông, xi măng, gốm xây dựng, thủy tinh xây dựng.
  • Cán bộ công tác tại các cơ quan quản lý Nhà nước về vật liệu xây dựng.
  • Kỹ sư vận hành tại các công ty luyện kim, đúc, cán-kéo, nhiệt luyện kim loại, các công ty sản xuất xi măng, bê tông, gốm sứ…
  • Kỹ sư chế tạo thiết bị dân dụng, thiết bị công nghiệp tại các công ty sản xuất thiết bị sản xuất năng lượng mặt trời, năng lượng gió, các công ty sản xuất pin, ắc quy.
  • Làm việc trong các cơ quan, Viện nghiên cứu thiết kế thiết bị, cải tiến công nghệ và cơ quan quản lý và kiểm định chất lượng nguyên vật liệu như Hải quan, Trung Tâm tiêu chuẩn đo lường chất lượng.
  • Giám đốc doanh nghiệp kinh doanh, tư vấn, cung cấp vật liệu cho các doanh nghiệp sản xuất máy móc cơ khí hoặc dân dụng.

7. Mức lương ngành Kỹ thuật Vật liệu 

Hiện chưa có thống kê cụ thể mức lương ngành Kỹ thuật vật liệu.

8. Những tố chất phù hợp với ngành Kỹ thuật Vật liệu

Để học tập và làm việc trong ngành Kỹ thuật Vật liệu, bạn cần có những tố chất và kỹ năng sau:

  • Có nền tảng kiến thức về toán, lý, hóa vững chắc;
  • Có kỹ năng làm việc nhóm;
  • Có khả năng ngoại ngữ, tin học;
  • Có khả năng tự học để thích ứng với sự phát triển không ngừng của khoa học và công nghệ;
  • Kỹ năng hình thành ý tưởng;
  • Kỹ năng thiết kế, thực hiện và vận hành các hệ thống trong doanh nghiệp và xã hội.

Hy vọng với những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan về ngành Kỹ thuật Vật liệu và có cơ sở lựa chọn ngành học phù hợp.

Tags:
Back to Top