Ngành Mỹ thuật đô thị

Ngành Mỹ thuật đô thị là ngành học còn khá mới ở Việt Nam và chưa được nhiều người biết đến. Vậy ngành học này có gì khác biệt so với những ngành học khác hay không, chúng ta hãy theo dõi bài viết dưới đây.

1. Tìm hiểu về ngành Mỹ thuật đô thị

  • Ngành Mỹ thuật đô thị là ngành đào tạo liên – đa ngành, gắn kết hài hòa những yếu tố và giá trị thẩm mỹ nghệ thuật trong kiến trúc, cảnh quan và môi trường đô thị. Mỹ thuật đô thị chính là sự gắn kết hữu cơ mật thiết các lĩnh vực: Kiến trúc, Quy hoạch, Nghệ thuật tạo hình (Hội họa, Điêu khắc).
  • Mục tiêu đào tạo của ngành đó là đào tạo sinh viên có đủ phẩm chất, kỹ năng, kiến thức, chấp hành mọi quy định của nhà nước, pháp luật. Đào tạo kiến thức liên ngành của các lĩnh vực khác nhau và các học phần về khoa học công nghệ, học theo cơ chế xưởng nên sinh viên sẽ dễ dàng hơn trong việc chuyển đổi được việc làm tùy theo sở thích, năng lực và nhu cầu xã hội.
  • Sinh viên khi theo học ngành Mỹ thuật đô thị sẽ đươc học tập, làm các bài tập chuyên ngành, cá đồ án mỹ thuật đô thị được giảng dạy bởi các kiến trúc sư, họa sĩ điêu khắc, các kỹ thuật viên chất lượng và cá chuyên gia hướng dẫn lập dự toán và tổ chức thi công tác phẩm. Ngoài ra, sinh viên còn được học thực hành và lý thuyết để phục vụ cho công việc sau này.

2. Chương trình đào tạo ngành Mỹ thuật đô thị

Các bạn tham khảo chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Mỹ thuật đô thị của trường Đại học Kiến trúc TP. HCM trong bảng dưới đây.

Học kỳ 1

STT Tên học phần Loại học phần
1 Những NLCB của CN Mac Lenin 1 Bắt Buộc
2 Giáo dục thể chất 1 Bắt Buộc
3 Mỹ thuật đô thị nhập môn Bắt Buộc
4 Hình họa 1 Bắt Buộc
5 Nghiên cứu Mỹ thuật truyền thống Việt Nam Bắt Buộc
6 Đồ án Cơ sở kiến trúc 1 Bắt Buộc
7 Tin học Chuyên ngành Kiến trúc 1 (ACAD) Bắt Buộc
8 Lịch sử Mỹ thuật Việt Nam và Thế Giới Tự Chọn
9 Giải phẫu tạo hình mỹ thuật đô thị Tự Chọn

Học kỳ 2

STT Tên học phần Loại học phần
1 Những NLCB của CN Mac Lenin 2 Bắt Buộc
2 Hình họa 2 Bắt Buộc
3 Cơ sở tạo hình Điêu khắc Bắt Buộc
4 Tượng tròn 1 Bắt Buộc
5 Đồ án Cơ sở kiến trúc 2 Bắt Buộc
6 Tin học Chuyên ngành Kiến trúc 3 (SKETCH-UP) Bắt Buộc
7 Giáo dục thể chất 2 – Bóng bàn 1 Tự Chọn
8 Giáo dục thể chất 2 – Bóng chuyền 1 Tự Chọn
9 Giáo dục thể chất 2 – Bóng đá 1 Tự Chọn
10 Giáo dục thể chất 2 – Hip Hop 1 Tự Chọn

Học kỳ 3

STT Tên học phần Loại học phần
1 Bố cục tạo hình với hình phẳng – hình khối Bắt Buộc
2 Hình họa 3 Bắt Buộc
3 Tượng tròn 2 Bắt Buộc
4 Sáng tác hội họa 1 Bắt Buộc
5 Kiến tạo nơi chốn Bắt Buộc
6 Giáo dục thể chất 3 – Bóng bàn 2 Tự Chọn
7 Giáo dục thể chất 3 – Bóng chuyền 2 Tự Chọn
8 Giáo dục thể chất 3 – Bóng đá 2 Tự Chọn
9 Giáo dục thể chất 3 – Hip Hop 2 Tự Chọn
10 Đồ án cơ sở Kiến trúc 3 Tự Chọn
11 Cơ sở văn hóa Việt Nam Tự Chọn

Học kỳ 4

STT Tên học phần Loại học phần
1 Sáng tác hội họa 2 Bắt Buộc
2 Bố cục Điêu khắc Bắt Buộc
3 Tượng tròn 3 Bắt Buộc
4 Chất liệu Mỹ thuật Bắt Buộc
5 Kiến trúc nhập môn Bắt Buộc
6 Nguyên lý Thiết kế Kiến trúc Nhà ở Bắt Buộc
7 Giáo dục quốc phòng 1: Đường lối QS của Đảng Bắt Buộc
8 Giáo dục quốc phòng 2: Công tác QP, AN Bắt Buộc
9 Giáo dục quốc phòng 3: Quân sự chung và chiến thuật Bắt Buộc
10 Giáo dục thể chất 4 – Bóng bàn 3 Tự Chọn
11 Giáo dục thể chất 4 – Bóng chuyền 3 Tự Chọn
12 Giáo dục thể chất 4 – Bóng đá 3 Tự Chọn
13 Giáo dục thể chất 4 – Khiêu vũ Tango Tự Chọn
14 Không gian trong Bố cục tạo hình Tự Chọn
15 Đồ án cơ sở Kiến trúc 4 Tự Chọn

Học kỳ 5

STT Tên học phần Loại học phần
1 Hình họa 4 Bắt Buộc
2 Sáng tác hội họa 3 Bắt Buộc
3 Cơ sở tạo hình Mỹ thuật trong không gian kiến trúc Bắt Buộc
4 Tượng tròn 4 Bắt Buộc
5 Tượng tròn 5 Bắt Buộc
6 Nguyên lý Thiết kế công trình Công cộng Bắt Buộc
7 Giáo dục thể chất 5 – Bóng bàn 4 Tự Chọn
8 Giáo dục thể chất 5 – Bóng chuyền 4 Tự Chọn
9 Giáo dục thể chất 5 – Bóng đá 4 Tự Chọn
10 Giáo dục thể chất 5 – Khiêu vũ Cha-Cha-Cha Tự Chọn
11 Tin học chuyên ngành 5 (PHOTOSHOP) Tự Chọn
12 Trắc địa đồ bản Tự Chọn

Học kỳ 6

STT Tên học phần Loại học phần
1 Hình họa 5 Bắt Buộc
2 Tổ chức thi công Mỹ thuật đô thị Bắt Buộc
3 Sáng tác hội họa 4 Bắt Buộc
4 Sáng tác Điêu khắc 1 Bắt Buộc
5 Sáng tác Điêu khắc 2 Bắt Buộc
6 Thực tập 1 Bắt Buộc
7 Sáng tác Điêu khắc 3 Bắt Buộc

Học kỳ 7

STT Tên học phần Loại học phần
1 Ngoại ngữ chuyên ngành Mỹ thuật đô thị Bắt Buộc
2 Sáng tác điêu khắc 4 Bắt Buộc
3 Đổ án tạo hình Mỹ thuật 1 Bắt Buộc
4 Kiến trúc cảnh quan Bắt Buộc
5 Cấu tạo kiến trúc 1 Tự Chọn
6 Thiết bị chiếu sáng Tự Chọn

Học kỳ 8

STT Tên học phần Loại học phần
1 Tư tưởng Hồ Chí Minh Bắt Buộc
2 Kỹ năng chuyên ngành Mỹ thuật đô thị Bắt Buộc
3 Đồ án tạo hình Mỹ thuật 2 Bắt Buộc
4 Thực tập 2 Bắt Buộc
5 Triết học nhập môn Tự Chọn
6 Nhà thông minh Tự Chọn
7 Tin học Chuyên ngành Kiến trúc 4 (3DMAX) Tự Chọn
8 Mỹ học đại cương Tự Chọn
9 Sketch-up nâng cao Tự Chọn

Học kỳ 9

STT Tên học phần Loại học phần
1 Đường lối CM của Đảng CSVN Bắt Buộc
2 Đề cương tốt nghiệp ngành Mỹ thuật đô thị Bắt Buộc
3 Đồ án tạo hình Mỹ thuật 3 (Tiền tốt nghiệp) Bắt Buộc
4 Thực tập 3 Bắt Buộc
5 Kỹ thuật nhiếp ảnh Tự Chọn
6 Lịch sử đô thị Tự Chọn
7 Kiến trúc đương đại nước ngoài Tự Chọn
8 Phân tích kiến trúc Tự Chọn

Học kỳ 10

STT Tên học phần Loại học phần
1 Đồ án tốt nghiệp ngành Mỹ thuật đô thị Bắt Buộc

3. Các khối thi vào ngành Mỹ thuật đô thị

– Mã ngành: 7210110

– Ngành Mỹ thuật đô thị xét tuyển các tổ hợp môn sau:

  • V01 (Toán, Văn, Vẽ mỹ thuật)
  • V00 (Toán, Vật lý, Vẽ mỹ thuật)

4. Điểm chuẩn ngành Mỹ thuật đô thị

Trong năm 2018, điểm chuẩn ngành Mỹ thuật đô thị của trường Đại học Kiến trúc TP. HCM là 19.5 dựa điểm các môn xét tuyển theo kỳ thi THPT và điểm thi môn năng khiếu.

5. Các trường đào tạo ngành Mỹ thuật đô thị

Trong cả nước hiện nay chưa có nhiều trường đại học – cao đẳng đào tạo ngành học Mỹ thuật đô thị, chỉ có duy nhất trường Đại học Kiến trúc TP. HCM đã và đang đào tạo ngành học mới mẻ này.

6. Cơ hội việc làm ngành Mỹ thuật đô thị 

Tuy là ngành học mới, chưa được nhiều trường đào tạo. Vậy nên đây cũng là lý do khiến cho nhân sự ngành Mỹ thuật đô thị rơi vào tình trạng  “khát nhân lực”. Điều này cũng mở ra muôn vàn cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. Sau khi ra trường, bạn có thể làm ở các vị trí như sau:

  • Làm việc trong các cơ quan Nhà nước có sử dụng dữ liệu vệ tinh để giám sát, quản lý tài nguyên rừng, đất đai, đô thị, lãnh thổ và biển đảo của đất nước;
  • Làm việc trong các công ty kiến trúc;
  • Các tổ chức kinh doanh sử dụng dữ liệu vệ tinh, công nghệ định vị vệ tinh và các ứng dụng liên quan;
  • Làm việc tư nhân tại các công ty, doanh nghiệp tư nhân…

7. Mức lương ngành Mỹ thuật đô thị

Mặc dù là ngành học mới lạ, thế nhưng bạn sẽ cực bất ngờ nếu biết mức lương được chi trả cho nhân viên ngành Mỹ thuật đô thị là bao nhiêu. Với những sinh viên mới ra trường bạn sẽ nhận được mức lương từ 10 triệu đồng trở lên. Với những ai đã có từ 3 đến 5 năm kinh nghiệm trong nghề, mức lương bạn nhận được sẽ cực khủng, ít nhất là từ 20 triệu đồng trở lên. Đây là mức lương khá cao so với mặt bằng nghề nghiệp khác ở nước ta hiện nay.

8. Những tố chất cần có để theo học ngành Mỹ thuật đô thị 

Làm việc ở ngành nghề liên quan đến Mỹ thuật thì tố chất đầu tiên bạn cần phải có đó là sự khéo léo. Ngoài ra bạn cần phải trau dồi và rèn luyện những phẩm chất sau đây:

  • Có tính tỉ mỉ, chính xác;
  • Trung thực, thật thà;
  • Có khiếu thẩm mỹ;
  • Nhạy cảm để tạo nên sự khác biệt;
  • Bắt kịp xu hướng của đời sống xã hội;
  • Có đam mê và nhiệt huyết với nghề;
  • Sự sáng tạo trong công việc;
  • Nhiệt tình với những gì mình được giao và đảm nhiệm;
  • Có sức khỏe tốt để gắn bó với nghề lâu dài.

Hy vọng bài viết đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về ngành Mỹ thuật đô thị và nếu bạn cảm thấy ngành học này phù hợp với mình thì còn chần chừ gì mà không đăng ký nguyện vào trường đại học đào tạo ngành này nhỉ.

Tags:
Back to Top