Ngành Ngôn ngữ Trung Quốc
Ngôn ngữ Trung Quốc là ngành học thu hút rất nhiều các bạn trẻ đam mê ngoại ngữ đăng ký theo học để đáp ứng đủ nhu cầu nhân lực của các doanh nghiệp nước ngoài, tập đoàn đa quốc gia. Ngành Ngôn ngữ Trung Quốc sẽ giúp trang bị kiến thức và kỹ năng cho bạn khởi đầu một công việc mới với sự thành công. Các bạn hãy đọc những thông tin trong bài viết dưới đây để có cơ sở đưa ra quyết định có nên học ngành Ngôn ngữ Trung Quốc không nhé!
1. Tìm hiểu ngành Ngôn ngữ Trung Quốc
- Ngành Ngôn ngữ Trung Quốc là ngành học nghiên cứu về cách sử dụng ngôn ngữ Trung Quốc trên mọi lĩnh vực: kinh tế, thương mại, du lịch, ngoại giao. Ngành học này đào tạo chuyên sâu về những kỹ năng cần thiết cho sinh viên có thể hòa nhập một cách nhanh chóng với môi trường mới công việc mới.
- Chương trình đào tạo ngành Ngôn ngữ Trung Quốc trang bị cho sinh viên những kiến thức ngữ pháp về tiếng Trung bao gồm: Hán tự, khẩu ngữ và các kỹ năng cơ bản như: biên dịch, phiên dịch, giao tiếp… Đồng thời, tìm hiểu thêm về địa lý, lịch sử, văn hóa Trung Quốc, tiếng Trung thương mại, du lịch, khách sạn, văn phòng…
- Theo học ngành này, sinh viên còn được cung cấp những nền tảng chuyên sâu về ngôn ngữ – văn hóa Trung Quốc, giúp sử dụng thành thạo bốn kỹ năng nghe – nói – đọc – viết bằng tiếng Trung trong giao tiếp; hình thành những kỹ năng mềm mang tính thực hành cao như làm việc nhóm, thu thập thông tin, thuyết trình phân tích tình huống, xử lý tình huống trong công việc và cuộc sống.
- Sinh viên học ngành Ngôn ngữ Trung Quốc sẽ có khả năng làm việc một cách độc lập trong các lĩnh vực về thương mại, kinh tế, du lịch. Đặc biệt, là khả năng biên dịch, soạn thảo văn bản bằng tiếng Trung hay kí kết hợp đồng và đàm phán thương mại.
2. Chương trình đào tạo ngành Ngôn ngữ Trung Quốc
Các bạn tham khảo khung chương trình và các môn học chuyên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc trong bảng dưới đây.
I |
Khối kiến thức chung(không tính các môn học từ số 9 đến số 11)
|
1 |
Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác- Lê nin 1
|
2 |
Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác- Lê nin 2
|
3 | Tư tưởng Hồ Chí Minh |
4 |
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
|
5 | Tin học cơ sở 2 |
6 | Ngoại ngữ cơ sở 1 |
7 | Ngoại ngữ cơ sở 2 |
8 | Ngoại ngữ cơ sở 3 |
9 | Giáo dục thể chất |
10 | Giáo dục quốc phòng-an ninh |
11 | Kỹ năng bổ trợ |
II |
Khối kiến thức chung theo lĩnh vực
|
12 | Địa lý đại cương |
13 | Môi trường và phát triển |
14 | Thống kê cho khoa học xã hội |
15 | Toán cao cấp |
16 | Xác suất thống kê |
III |
Khối kiến thức chung củakhối ngành
|
III.1 | Bắt buộc |
17 | Cơ sở văn hoá Việt Nam |
18 | Nhập môn Việt ngữ học |
III.2 | Tự chọn |
19 | Tiếng Việt thực hành |
20 |
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
|
21 | Logic học đại cương |
22 | Tư duy phê phán |
23 | Cảm thụ nghệ thuật |
24 | Lịch sử văn minh thế giới |
25 | Văn hóa các nước ASEAN |
IV |
Khối kiến thức chung của nhóm ngành
|
IV.1 |
Khối kiến thức Ngôn ngữ – Văn hóa
|
IV.1.1 | Bắt buộc |
26 |
Ngôn ngữ học tiếng Trung Quốc 1
|
27 |
Ngôn ngữ học tiếng Trung Quốc 2
|
28 | Đất nước học Trung Quốc 1 |
29 | Giao tiếp liên văn hóa |
IV.1.2 | Tự chọn |
30 |
Ngữ dụng học tiếng Trung Quốc
|
31 | Ngôn ngữ học đối chiếu |
32 | Phân tích diễn ngôn |
33 | Tiếng Hán cổ đại |
34 | Đất nước học Trung Quốc 2 |
35 | Văn học Trung Quốc 1 |
36 | Văn học Trung Quốc 2 |
37 |
Các chuyên đề về ngôn ngữ văn hóa Trung Quốc
|
IV.2 | Khối kiến thức tiếng |
38 | Tiếng Trung Quốc 1A |
39 | Tiếng Trung Quốc 1B |
40 | Tiếng Trung Quốc 2A |
41 | Tiếng Trung Quốc 2B |
42 | Tiếng Trung Quốc 3A |
43 | Tiếng Trung Quốc 3B |
44 | Tiếng Trung Quốc 4A |
45 | Tiếng Trung Quốc 4B |
46 | Tiếng Trung Quốc 3C |
47 | Tiếng Trung Quốc 4C |
V | Khối kiến thức ngành |
V.1 |
Định hướng chuyên ngành Phiên dịch
|
V.1.1 | Bắt buộc |
48 | Phiên dịch |
49 | Biên dịch |
50 | Lý thuyết dịch |
51 | Phiên dịch nâng cao |
52 | Biên dịch nâng cao |
53 |
Kĩ năng nghiệp vụ phiên biên dịch
|
V.1.2 | Tự chọn |
V.1.2.1 | Các môn học chuyên sâu |
54 | Phiên dịch chuyên ngành |
55 | Biên dịch chuyên ngành |
56 | Công nghệ trong dịch thuật |
57 | Dịch văn học |
58 | Phân tích đánh giá bản dịch |
V.1.2.2 | Các môn học bổ trợ |
59 | Tiếng Trung Quốc kinh tế |
60 |
Tiếng Trung Quốc tài chính-Ngân hàng
|
61 |
Tiếng Trung Quốc du lịch – khách sạn
|
62 |
Tiếng Trung Quốc giao tiếp trong kinh doanh
|
63 |
Tiếng Trung Quốc hành chính – văn phòng
|
64 | Tiếng Trung Quốc luật |
V.2 |
Định hướng chuyên ngành Tiếng Trung Quốc-Du lịch
|
V.2.1 | Bắt buộc |
65 | Phiên dịch |
66 | Biên dịch |
67 |
Tiếng Trung Quốc du lịch – khách sạn
|
68 | Nhập môn khoa học du lịch |
69 | Kinh tế du lịch |
70 | Giao tiếp và lễ tân ngoại giao |
V.2.2 | Tự chọn |
V.2.2.1 | Các môn học chuyên sâu |
71 | Quản trị kinh doanh lữ hành |
72 | Quản trị kinh doanh khách sạn |
73 |
Tiếng Trung Quốc du lịch – khách sạn nâng cao
|
74 | Địa lý văn hóa du lịch |
75 | Hướng dẫn du lịch |
V.2.2.2 | Các môn học bổ trợ |
76 | Văn hóa dân gian Trung Quốc |
77 | Lịch sử Trung Quốc |
78 |
Chuyên đề nghệ thuật Trung Quốc
|
79 |
Kinh tế văn hóa xã hội Đài Loan
|
80 |
Tiếng Trung Quốc giao tiếp trong kinh doanh
|
81 |
Tiếng Trung Quốc hành chính – văn phòng
|
V.3 |
Định hướng chuyên ngành Tiếng Trung Quốc-Kinh tế
|
V.3.1 | Bắt buộc |
82 | Phiên dịch |
83 | Biên dịch |
84 | Tiếng Trung Quốc kinh tế |
85 | Kinh tế vi mô |
86 | Kinh tế vĩ mô |
87 | Kinh tế tiền tệ ngân hàng |
V.3.2 | Tự chọn |
V.3.2.1 | Các môn học chuyên sâu |
88 |
Tiếng Trung Quốc kinh tế nâng cao
|
89 | Kinh tế Trung Quốc đương đại |
90 | Nhập môn quản trị học |
91 | Kinh tế quốc tế |
92 | Nhập môn Marketing |
93 | Nguyên lý kế toán |
9 | Kinh tế phát triển |
V.3.2.2 | Các môn học bổ trợ |
95 |
Tiếng Trung Quốc tài chính-Ngân hàng
|
96 |
Tiếng Trung Quốc giao tiếp trong kinh doanh
|
97 |
Tiếng Trung Quốc du lịch – khách sạn
|
98 |
Tiếng Trung Quốc hành chính – văn phòng
|
99 | Tiếng Trung Quốc luật |
V.4 |
Định hướng chuyên ngành Trung Quốc học
|
V.4.1 | Bắt buộc |
100 | Phiên dịch |
101 | Biên dịch |
102 |
Văn hóa xã hội Trung Quốc đương đại
|
103 | Lịch sử Trung Quốc |
104 | Triết học Trung Quốc cổ đại |
105 | Nhập môn Trung Quốc học |
V.4.2 | Tự chọn |
V.4.2.1 | Các môn học chuyên sâu |
106 | Lịch sử giáo dục Trung Quốc |
107 |
Chế độ chính trị nước CHND Trung Hoa
|
108 | Văn hóa dân gian Trung Quốc |
109 |
Trung Quốc cải cách mở cửa – lí luận và thưc tiễn
|
110 |
Chuyên đề nghệ thuật Trung Quốc
|
111 |
Kinh tế văn hóa xã hội Đài Loan
|
V.4.2.2 | Các môn học bổ trợ |
112 | Kinh tế Trung Quốc đương đại |
113 | Thơ Đường |
114 |
Phật giáo trong văn hóa Trung Quốc
|
115 |
Nho giáo trong thời đại kinh tế thị trường
|
116 |
Toàn cầu hóa và các xã hội đương đại
|
117 |
Chính sách đối ngoại của Trung Quốc
|
V.5 |
Khối kiến thức thực tập và tốt nghiệp
|
118 | Thực tập |
119 |
Khoá luận tốt nghiệp hoặc 2 trong số các học phần tự chọn của IV và V
|
Theo Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội
3. Các khối thi vào ngành Ngôn ngữ Trung Quốc
Ngành Ngôn ngữ Trung Quốc có mã ngành 7220204, xét tuyển các tổ hợp môn sau:
- A01 (Toán, Vật Lý, Tiếng Anh)
- D01 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh)
- D02 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Nga)
- D03 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp)
- D04 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Trung)
- D09 (Toán, Lịch sử, Tiếng Anh)
- D10 (Toán, Địa lí, Tiếng Anh)
- D11 (Ngữ văn, Vật lí, Tiếng Anh)
- D14 (Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh)
- D15 (Ngữ văn, Địa lí, Tiếng Anh)
- D55 (Ngữ văn, Vật lí, Tiếng Trung)
- D65 ( Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Trung)
- D66 (Ngữ văn, Giáo dục công dân, Tiếng Anh)
- D78 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh)
4. Điểm chuẩn ngành Ngôn ngữ Trung Quốc
Mức điểm chuẩn ngành Ngôn ngữ Trung Quốc năm 2018 dao độngtừ 14 – 21 điểm tại các trường xét tuyển theo kết quả tốt nghiệp THPT Quốc gia. Từ 18 – 26 điểm tại các trường xét tuyển theo học bạ.
5. Các trường đào tạo ngành Ngôn ngữ Trung Quốc
Để giúp các sĩ tử dễ dàng tìm được một ngôi trường phù hợp, chúng tôi đã tổng hợp danh sách các trường đại học có ngành Ngôn ngữ Trung Quốc theo từng khu vực.
– Khu vực miền Bắc:
- Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội
- Đại học Hà Nội
- Viện Đại học Mở Hà Nội
- Đại học Thủ đô Hà Nội
- Đại học Sư phạm Hà Nội 2
- Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội
- Học viện Khoa học Quân sự
- Đại học Ngoại thương ( Cơ sở Hà Nội )
- Đại học Thăng Long
- Đại học Công nghiệp Hà Nội
- Đại học Đại Nam
- Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
- Đại học Dân lập Phương Đông
- Khoa Ngoại ngữ – Đại học Thái Nguyên
- Đại học Sao Đỏ
- Đại học Hạ Long
– Khu vực miền Trung:
- Đại học Ngoại ngữ – Đại học Đà Nẵng
- Đại học Ngoại ngữ – Đại học Huế
- Đại học Hà Tĩnh
– Khu vực miền Nam:
- Đại học Sư phạm TP.HCM
- Đại học Hùng Vương
- Đại học Nguyễn Tất Thành
- Đại học Văn Hiến
- Đại học Tôn Đức Thắng
- Đại học Ngoại ngữ – Tin học TP.HCM
- Đại học Mở TP.HCM
- Đại học Đồng Tháp
- Đại học Lạc Hồng
- Đại học Đồng Tháp
- Đại học Thủ Dầu Một
- Đại học Quốc tế Hồng Bàng
6. Cơ hội việc làm ngành Ngôn ngữ Trung Quốc
Ngành Ngôn ngữ Trung Quốc được đánh giá là một ngành học có nhiều cơ hội việc làm và là ngành học có tiềm năng phát triển nghề nghiệp trong tương lai. Sau khi ra trường, sinh viên học ngành Ngôn ngữ Trung Quốc sẽ có cơ hội thử sức với các vị trí việc làm sau:
- Phiên dịch/biên dịch/biên tập: Đây là những công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, nhẫn nại cao và cực kỳ nghiêm túc. Các bạn sẽ được làm việc độc lập về dịch văn bản, soạn thảo văn bản tiếng Trung, hay phiên dịch trong các hội nghị, đàm phán, kí kết.
- Phiên dịch cho các công ty truyền thông, báo chí, tạp chí.
- Phóng viên, biên tập viên tại cơ sở, địa phương nước ngoài.
- Biên soạn thủ tục hành chính, quản lý nhân sự hay hơp đồng cho các công ty, doanh nghiệp nước ngoài.
- Trợ lý/thư ký/hướng dẫn viên cho các lãnh đạo người nước ngoài: Làm trợ lý giám đốc, thư ký cho lãnh đạo người nước ngoài, công ty liên doanh, chuyên phụ trách về mảng đối ngoại, hợp tác, kinh doanh…
- Trợ lý cho giám đốc người nước ngoài: Chuyên đàm phán, kí kết hợp đồng hay sắp xếp công việc, lịch trình làm việc, công tác cho giám đốc.
- Hướng dẫn viên: Tại các khu du lịch nước ngoài có nhiều du khách Trung Quốc, hướng dẫn viên tại các khu nghỉ dưỡng chuyên dành cho người Trung Quốc…
- Giảng viên/Nghiên cứu viên: Bạn có thể làm giảng viên tại các khoa tiếng Trung trường cao đẳng, trường nghề đào tạo tiếng Trung, hay làm nghiên cứu viên tại các viện nghiên cứu Ngôn ngữ Trung Quốc.
7. Mức lương của ngành Ngôn ngữ Trung Quốc
Với những sinh viên học ngành ngôn ngữ ra trường sẽ tăng thêm cơ hội việc làm với mức lương khá cao so với những ngành còn lại. Cụ thể:
- Ngành Ngôn ngữ Trung Quốc có mức lương trung bình cho các bạn mới ra trường từ 400 – 700 USD/tháng (tương đương 9 – 15 triệu).
- Đối với những cá nhân cấp quản lý, mức lương sẽ dao động từ 1000 USD trở lên (tương đương 22 triệu VNĐ/tháng).
8. Những tố chất cần có để theo học ngành Ngôn ngữ Trung Quốc
Để học tập và làm việc liên quan đến ngành ngôn ngữ Trung Quốc bạn cần có những tố chất sau:
- Yêu thích và đam mê tiếng Trung Quốc.
- Muốn tìm hiểu về văn hóa, lịch sử đất nước và con người Trung Hoa.
- Có khả năng giao tiếp tốt, thích ứng nhanh với hoàn cảnh và công việc.
- Có tính nhẫn nại, chịu khó học hỏi.
- Có tinh thần cầu tiến, ý chí vươn lên.
- Mong muốn việc làm lương cao.
- Muốn làm việc, giao tiếp với người nước ngoài.
- Tự tin, năng động và có khả năng giao tiếp tốt.
Nếu bạn có mong muốn học ngoại ngữ nhưng vẫn còn phân vân chưa chọn được một ngành học phù hợp thì ngành Ngôn ngữ Trung Quốc là một lựa chọn đúng đắn. Bởi ngành học này đang có nhu cầu về nguồn nhân lực khá cao với mức lương vô cùng hấp dẫn, vì vậy, theo học ngành này bạn sẽ không phải lo thất nghiệp.