Ngành Nhiếp ảnh

Hiện nay, ngành Nhiếp ảnh được khá nhiều bạn trẻ lựa chọn theo học, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu được tính chất của ngành này. Dưới đây là những thông tin cần biết về ngành Nhiếp ảnh giúp các bạn lựa chọn ngành học một cách đúng đắn nhất.

1. Ngành Nhiếp ảnh là gì?

  • Nhiếp ảnh là một ngành liên quan đến nghệ thuật mà ở đó người chụp ảnh sẽ sử dụng những dạng thiết bị để ghi lại những hình ảnh của một vật thể nào đó. Quá trình được thực hiện bởi các thiết bị cơ học, hóa học hoặc những loại máy kỹ thuật số như máy quay hay máy chụp hình. Những người làm về lĩnh vực chụp hình gọi là nhiếp ảnh gia giúp ghi lại một phần hình ảnh trong cuộc sống. Hiện nay, nhiếp ảnh gia còn được đào tạo thêm về phần chỉnh sửa ảnh, hậu kỳ nên để tạo nên bức ảnh đẹp ghi lại từng khoảnh khắc sẽ dễ dàng hơn.
  • Chương trình đào tạo ngành Nhiếp ảnh trang bị cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng về nhiếp ảnh để có năng lực thực hành các dịch vụ nhiếp ảnh như Studio, quảng cáo, in ấn, các bước xử lý kỹ thuật cần thiết khi chụp ảnh…
  • Theo học ngành này, sinh viên sẽ  được học các môn như: Nhiếp ảnh kỹ thuật số, Lịch sử nhiếp ảnh Việt nam và Thế giới, Ống kính, Đèn flash, Ảnh phong cảnh, Ảnh kiến trúc, Ảnh macro, Ảnh chân dung studio, Ảnh quảng cáo, Ảnh thể thao… Có kỹ năng để xử lý các kỹ thuật cơ bản trong nhiếp ảnh với các thể loại khác nhau như ảnh quảng cáo, ảnh kiến trúc, ảnh thể thao… đặc biệt là ngôn ngữ sáng tạo của nhiếp ảnh.

2. Các khối thi vào ngành Nhiếp ảnh

– Mã ngành: 7210301

– Ngành Nhiếp ảnh xét tuyển các tổ hợp môn sau:

  • S00 (Ngữ văn – Năng khiếu SKĐA 1 – Năng khiếu SKĐA 2)
  • S01 (Toán – Năng khiếu 1 – Năng khiếu 2)
  • R07 (Ngữ văn, Năng khiếu Ảnh báo chí, Toán)
  • R08 (Ngữ văn, Năng khiếu Ảnh báo chí, Tiếng Anh)
  • R09 (Ngữ văn, Năng khiếu Ảnh báo chí, Khoa học tự nhiên)
  • R17 (Ngữ văn, Năng khiếu Ảnh báo chí, Khoa học xã hội)

3. Điểm chuẩn của ngành nhiếp ảnh

Điểm chuẩn ngành Nhiếp ảnh năm 2018 tại các trường đại học dao động từ 16 điểm đến 22 điểm tùy theo quy định tuyển sinh của từng trường. Hiện nay, hầu hết các trường đều tuyển sinh theo hình thức xét điểm thi THPT và thi phần thi năng khiếu.

4. Các trường đào tạo ngành nhiếp ảnh

Ở nước ta hiện nay chưa có nhiều trường đại học đào tạo về Nhiếp ảnh, nếu các bạn muốn theo học ngành này thì có thể đăng ký nguyện vọng vào các trường sau:

5. Cơ hội việc làm trong Ngành nhiếp ảnh

Tốt nghiệp chuyên ngành Nhiếp ảnh, bạn có thể làm việc tại những vị trí sau:

  • Phóng viên ảnh: Đây là vị trí được khá nhiều bạn trẻ lựa chọn, công việc của những phóng viên ảnh chính là chụp ảnh tin bài, minh họa cho bài báo. Những phóng viên ảnh sẽ đảm nhiệm toàn bộ công việc liên quan đến ảnh cho cả một tổ phóng viên.
  • Người chụp ảnh nghệ thuật:
    • Những người chụp ảnh nghệ thuật thường chuyên về chụp ảnh những cảnh đẹp, những vấn đề họ quan tâm. Họ có những bức ảnh đẹp được dùng trong những việc triển lãm, được dùng vào việc in sách, bao bì…
    • Chụp ảnh chân dung: nhiếp ảnh gia sẽ chụp ảnh dịch vụ tại những studio ảnh nghệ thuật, ảnh cưới với nhiều tính chất khác nhau.
    • Chụp ảnh khoa học: Đây là lĩnh vực mà những nhiếp ảnh gia luôn quan tâm đến vấn đề khoa học, để chụp được lĩnh vực này họ cần tới những dụng cụ riêng biệt như các loại ống kính có tầm nhìn xa, dụng cụ chụp qua kính hiển vi…
  • Làm việc trong lĩnh vực quảng cáo: Những người nhiếp ảnh có thể làm việc trong lĩnh vực quảng cáo, có khả năng sáng tạo và đưa ra những sáng kiến mới mẻ. Phần lớn công việc của họ là tập trung vào những việc giàn dựng hình ảnh, đây là kết quả của trí tưởng tượng phong phú cùng với mục đích rõ ràng.

6. Mức lương làm việc trong ngành Nhiếp ảnh

  • Mức lương đối với những người làm trong ngành nhiếp ảnh thường dao động khoảng từ 5 – 6 triệu/ tháng.
  • Đối với những bạn có kỹ năng chỉnh sửa photoshop mức lương sẽ cao hơn, khoảng từ 7 – 10 triệu/ tháng.
  • Đối với những nhiếp ảnh gia làm việc freelancer mức lương dao động khoảng từ 12 – 15 triệu/tháng hoặc có thể cao hơn.

7. Những kỹ năng và tố chất giúp bạn thành công trong lĩnh vực Nhiếp ảnh

Để trở thành một Nhiếp ảnh gia giỏi bạn cần phải có được những kỹ năng và tố chất nhất định:

  • Nắm vững được những kỹ thuật cơ bản như thông số của máy, cách thiết lập các thông số tùy thuộc vào từng điều kiện chụp và thời điểm khác nhau.
  • Sử dụng thành thạo những phần mềm chỉnh sửa ảnh. Bạn có thể tham gia các nhóm nhiếp ảnh hay một khóa học chỉnh sửa ảnh nào đó để nâng cao nghiệp vụ tay nghề và chuyên môn.
  • Bạn cần phải là một người có tính kiên nhẫn và chịu khó tìm tòi trong công việc.
  • Để phát triển trong lĩnh vực nhiếp ảnh bạn cần phải bồi dưỡng những kiến thức liên quan đến văn hóa, xã hội, vốn sống, đời sống thường ngày và tìm được những cái hay, cái lạ trong đời sống hàng ngày.
  • Tiếp nhận và xử lý thông tin một cách nhanh nhạy.

Để có thể trụ lại với nghề bạn cần phải có sự nỗ lực không ngừng, không ngại vất vả, đặc biệt với sự phát triển của công nghệ hiện đại bạn cũng cần phải luôn thay đổi máy móc và những phương tiện kỹ thuật để bắt kịp xu thế. Đây cũng là một trong những thách thức lớn đối với những người theo ngành Nhiếp ảnh.

Tags:
Back to Top