Ngành Quản lý đất đai

  • admin.daihoc

Quản lý đất đai luôn là ngành học hấp dẫn, có sức hút lớn với rất nhiều thí sinh. Vậy ngành này có điểm chuẩn như thế nào? Cơ hội việc làm có nhiều hay không? Hãy tham khảo qua bài viết dưới đây để có thêm nhiều hiểu biết về ngành học này nhé!

1. Tìm hiểu về ngành Quản lý đất đai

  • Ngành Quản lý đất đai (tiếng Anh là Land Management) là ngành đào tạo về công tác quản lý đất đai, lập hồ sơ địa chính phục vụ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình cá nhân. Mục tiêu của ngành này là đào tạo sinh viên có đủ phẩm chất đạo đức, văn hóa, năng lực chuyên môn để có thể quản lý được đất đai.
  • Theo học ngành Quản lý đất đai, sinh viên sẽ nắm được những kiến thức chuyên môn như:
    • Nắm vững kiến thức cơ bản về công nghệ địa chính, các nguyên tắc, quy trình, kế hoạch sử dụng đất.
    • Hiểu được các quy định chính sách của nhà nước về quản lý đất đai cũng như các thủ tục hành chính liên quan.
    • Hiểu được những kiến thức cơ bản nhất về đầu tư, kinh doanh, có khả năng đo vẽ, chỉnh lý và thành lập nên các bản đồ trong chuyên ngành quản lý đất đai.
    • Thực hiện đúng quy trình, thủ tục đăng ký đất đai, lập, cập nhật, chỉnh lý và quản lý hồ sơ địa chính.
    • Có khả năng thống kê, kiểm kê đất đai các cấp; lập được phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
    • Đánh giá được tiềm năng đất đai, hiện trạng sử dụng đất và xây dựng phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch đô thị và khu dân cư.
  • Các môn học chuyên ngành như Đại cương về quản lý nhà nước, Pháp luật Tài nguyên và Môi trường, Trắc địa cơ sở, Bản đồ địa chính, Đất và bảo vệ đất…cùng với những kiến thức thực tế, được thực hành thực tế, học các kỹ năng mềm nhằm phục vụ tốt nhất cho công việc sau này.

2. Chương trình đào tạo ngành Quản lý đất đai

Các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Quản lý đất đai trong bảng dưới đây.

I
Khối kiến thức Giáo dục đại cương
1
Giáo dục quốc phòng và An ninh 1 (*)
2
Giáo dục quốc phòng và An ninh 2 (*)
3
Giáo dục quốc phòng và An ninh 3 (*)
4
Giáo dục quốc phòng và An ninh 4 (*)
5
Giáo dục thể chất 1+2+3 (*)
6
Anh văn căn bản 1 (*)
7
Anh văn căn bản 2 (*)
8
Anh văn căn bản 3 (*)
9
Anh văn tăng cường 1 (*)
10
Anh văn tăng cường 2 (*)
11
Anh văn tăng cường 3 (*)
12
Pháp văn căn bản 1 (*)
13
Pháp văn căn bản 2 (*)
14
Pháp văn căn bản 3 (*)
15
Pháp văn tăng cường 1 (*)
16
Pháp văn tăng cường 2 (*)
17
Pháp văn tăng cường 3 (*)
18
Tin học căn bản (*)
19
TT. Tin học căn bản (*)
20
Những nguyên lý cơ bản của CN Mác-Lênin 1
21
Những nguyên lý cơ bản của CN Mác-Lênin 2
22
Tư tưởng Hồ Chí Minh
23
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
24
Pháp luật đại cương
25
Logic học đại cương
26
Cơ sở văn hóa Việt Nam
27
Tiếng Việt thực hành
28
Văn bản và lưu trữ học đại cương
29
Xã hội học đại cương
30 Kỹ năng mềm
31
Điện và quang đại cương
32
Đại cương về trái đất
33
Đại số tuyến tính và hình học
34
Xác suất thống kê
II
Khối kiến thức cơ sở ngành
35
Trắc địa đại cương
36
Địa chất đại cương
37
Khí tượng thuỷ văn
38 Thổ nhưỡng A
39 Đánh giá đất
40 Viễn thám 1
41
Hệ thống thông tin địa lý – GIS
42
Lưu trữ và quản lý hồ sơ địa chính
43
Kiểm kê và chỉnh lý biến động đất đai
44
Phương pháp nghiên cứu khoa học-QLĐĐ
45
Quản lý và đánh giá tác động môi trường
46 Luật đất đai
47
Kỹ thuật bản đồ địa chính
48
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu địa chính
49
Nông nghiệp đô thị
5 Quản lý đô thị
III
Khối kiến thức chuyên ngành
51
Quy hoạch và phát triển nông thôn
52
Quản lý nhà nước về đất đai
53
Quy hoạch phát triển vùng và đô thị
54
Quản lý và khai thác tài nguyên đất đai
55 Đo đạc địa chính
56
Quản lý thông tin đất đai LIS-LIM
57
Phát triển bền vững tài nguyên đất đai
58
Quy hoạch phân bố sử dụng đất
59
Phân hạng và định giá đất
60
Quản lý và phân tích thị trường bất động sản
61
Pháp luật về thanh tra đất đai
62
Mô hình hoá trong quản lý đất đai
63
Đồ họa và thiết kế cảnh quan đô thị
64
Viễn thám ứng dụng
65
Kỹ năng chuyên ngành
66
Rèn nghề – QLĐĐ
67
TT. Chuyên ngành – QLĐĐ
68
Autocad và Hệ thống định vị toàn cầu GPS
69 Phong thủy
70
Quản lý dự án đầu tư đại cương
71
Phương pháp điều tra thông tin tài nguyên đất đai
72 Thống kê địa lý
73
Dự báo biến động tài nguyên đất đai
74
Quản lý và giảm nhẹ thiên tai
75
Kinh tế tài nguyên đất đai
76
Biến đổi khí hậu và ứng phó
77
Phân tích sinh kế trong thay đổi sử dụng đất
78
Anh văn chuyên môn QLĐĐ
79
Pháp văn chuyên môn KH&CN
80
Hệ thống canh tác
81
Chiến lược phát triển tài nguyên đất đai
82
Quản lý tổng hợp tài nguyên đất đai
83
ử lý số liệu đo đạc
84
Quản lý công trình xây dựng đô thị
85
Phân tích và Thiết kế HTTT địa chính
86
Tiểu luận tốt nghiệp – QLĐĐ
87
Luận văn tốt nghiệp – QLĐĐ

Theo Đại học Cần Thơ

3. Các khối thi vào ngành Quản lý đất đai 

– Mã ngành: 7850103

– Các tổ hợp môn xét tuyển: 

  • A00: Toán, Lý, Hóa
  • A01: Toán, Lý, Anh
  • B00: Toán, Hóa, Sinh
  • D01: Toán, Văn, Anh
  • D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh
  • C00: Văn, Sử, Địa
  • C04: Ngữ văn, Toán, Địa lí

4. Điểm chuẩn ngành Quản lý đất đai

Điểm chuẩn ngành Quản lý đất đai trong những năm gần đây có khá nhiều sự thay đổi. Sự thay đổi này là hoàn toàn phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh tuyển sinh của từng năm học và từng trường. Trong năm 2018, Quản lý đất đai có điểm chuẩn trong khoảng từ 13 đến 20,5 điểm.

5. Các trường đào tạo ngành Quản lý đất đai

Hiện nay, có nhiều trường đại học đào tạo ngành Quản lý đất đai trên khắp cả nước. Điều này tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các thí sinh có thể chọn trường và phù hợp với khu vực mình sinh sống. Dưới đây là danh sách các trường đại học có ngành Quản lý đất đai:

– Khu vực miền Bắc:

  • Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
  • Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Đại học Kinh tế Quốc dân
  • Đại học Mỏ – Địa chất Hà Nội
  • Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Đại học Nông lâm Bắc Giang
  • Đại học Nông lâm – Đại học Thái Nguyên
  • Đại học Thành Tây

– Khu vực miền Trung:

  • Đại học Nông lâm – Đại học Huế
  • Đại học Nông lâm TP. HCM – Phân hiệu tại Gia Lai
  • Đại học Quy Nhơn
  • Đại học Kinh Tế Nghệ An
  • Đại học Vinh

– Khu vực miền Nam:

  • Đại học Nông lâm TP.HCM
  • Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM
  • Đại học Thủ Dầu Một
  • Đại học Cần Thơ
  • Đại học Đồng Tháp
  • Đại học Tây Đô

6. Cơ hội việc làm ngành Quản lý đất đai 

Khi học ngành Quản lý đất đai, bạn có thể làm được ở rất nhiều lĩnh vực. Đó cũng là lý do để ngành này trở nên thu hút thí sinh và phụ huynh theo học bởi cơ hội việc làm rất nhiều. Bạn có thể làm tại:

  • Bộ tài nguyên môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường cấp thành phố, Văn phòng đăng ký đất đai các cấp, cán bộ địa chính cấp phường.
  • Làm công tác giảng dạy, nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng có đào tạo ngành học Quản lý đất đai…
  • Các cơ quan chuyên ngành: cục quản lý đất đai, trung tâm phát triển quỹ đất, viện nghiên cứu địa chính…
  • Bạn có thể làm tại các công ty bất động sản, môi giới, định giá;
  • Công ty bản đồ, trắc địa, quy hoạch;
  • Quản lý hồ sơ nhà đất, địa chính, cấp gcn, công ty tư nhân thì làm công tác đo vẽ;
  • Trung tâm kinh doanh địa ốc; Ban quản lý các dự án có liên quan đến sử dụng đất…

7. Mức lương ngành Quản lý đất đai

Ngành Quản lý đất đai là ngành học có được nhiều chỗ đứng trong xã hội. Khi tốt nghiệp ngành này, với một sinh viên mới ra trường, bạn có thể nhận mức lương từ 5 đến 7 triệu. Ngoài ra, tùy thuộc vào kinh nghiệm làm việc của bản thân mà mức lương của bạn sẽ được tăng lên dần qua các thời kỳ.

8. Những tố chất phù hợp với ngành Quản lý đất đai

Để học làm việc và thành công trong ngành Quản lý đất đai bạn cần có những tố chất và kỹ năng sau đây:

  • Có kỹ năng lập kế hoạch;
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề;
  • Tạo lập được mối quan hệ;
  • Giao tiếp tốt, có khả năng thuyết trình tốt;
  • Biết học và tự học, học hỏi những người đồng nghiệp đi trước;
  • Có tầm nhìn xa trông rộng;
  • Có sự tự tin và năng động;
  • Biết chấp nhận thử thách và tìm tòi;
  • Có tính kiên trì, nhẫn nại;
  • Nắm vững được chuyên môn, biết đo đạc hợp lý.

Với những thông tin bài viết chia sẻ, hy vọng sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về ngành Quản lý đất đai, từ đó có định hướng nghề nghiệp phù hợp với bản thân.