Ngành Quy hoạch vùng và đô thị

Quy hoạch vùng và đô thị là ngành quan trọng hàng đầu trong việc xây dựng và phát triển đất nước. Tại Việt Nam, đây là một ngành mới được phát triển độc lập nên nhu cầu nhân lực rất cao. Những năm gần đây, ngành Quy hoạch vùng và đô thị thu hút nhiều bạn trẻ quan tâm và theo học bởi ngành này có nhiều triển vọng nghề nghiệp.

1. Tìm hiểu ngành Quy hoạch vùng và đô thị

  • Quy hoạch vùng là quy hoạch cụ thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia ở cấp vùng về không gian các hoạt động kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, hệ thống đô thị và phân bố dân cư nông thôn, xây dựng vùng liên tỉnh, kết cấu hạ tầng, nguồn nước lưu vực sông, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên cơ sở kết nối các tỉnh.
  • Quy hoạch đô thị là một khái niệm hay được dùng để chỉ các hoạt động kiểm soát hay tổ chức môi trường sống đô thị. Các hoạt động này có thể bao gồm: ban hành luật, quy định kiểm soát phát triển; xây dựng và vận hành các bộ máy quản lý đô thị; đề ra các tiêu chí, lập và phê duyệt quy hoạch; thực hiện các chương trình đầu tư phát triển đô thị; nghiên cứu đô thị; đào tạo bộ máy nhân lực; trao đổi tranh luận về các vấn đề đô thị…
  • Quy hoạch vùng và đô thị (tiếng Anh là Regional and Urban Planning) là ngành đào tạo về quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn, nhằm tổ chức hoặc định hướng tổ chức không gian vùng, không gian đô thị và điểm dân cư, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, tạo lập môi trường sống tốt cho người dân.
  • Ngành Quy hoạch vùng và đô thị là ngành đào tạo những kiến trúc sư có khả năng làm quản lý, sử dụng và khai thác đô thị, quản lý dự án xây dựng và quản lý phát triển đô thị mới, có thể làm việc ở các công ty xây dựng, các ban quản lý các dự án phát triển đô thị mới, Phòng quản lý đô thị các quận huyện, Phòng xây dựng, Sở xây dựng.
  • Ngành học này sẽ trang bị cho sinh viên những kiến thức nền tảng và chuyên sâu về quy hoạch đô thị và các ngành có liên quan: Kỹ năng vẽ kỹ thuật, sử dụng thành thạo AutoCAD, có kỹ năng điều hành, phân công và phối hợp với các bộ phận có liên quan để thực hiện có hiệu quả công việc; có khả năng tập huấn và huấn luyện về quyền hạn và trách nhiệm về quy hoạch và quản lý, có kỹ năng cập nhật, thông tin về pháp luật, khoa học kỹ thuật và công nghệ mới; phương pháp quản lý; kinh nghiệm trong và ngoài nước liên quan đến quy hoạch đô thị để thực hiện phân tích, đánh giá và điều chỉnh phù hợp.

2. Chương trình đào tạo ngành Quy hoạch vùng và đô thị

Các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Quy hoạch vùng và đô thị trong bảng dưới đây.

Học kỳ 1
1
Những NLCB của CN Mac Lenin 1
2 Toán cao cấp
3 Giáo dục thể chất 1
4
Nguyên lý Thiết kế Kiến trúc
5 Đồ án Cơ sở kiến trúc 1
6 Đồ án Cơ sở kiến trúc 2
7
Kỹ năng bản thân ngành QH
Học kỳ 2
1
Những NLCB của CN Mac Lenin 2
2 Giáo dục thể chất 2
3
Đồ án Kiến trúc 1 – Nhà ở 1
4 Quy hoạch nhập môn
5
Kiến trúc và hình thái công trình
6
Thẩm mỹ và bố cục không gian
7 Vật lý đô thị
8 Giáo dục quốc phòng 1
9 Giáo dục quốc phòng 2
10 Giáo dục quốc phòng 3
11 Giáo dục quốc phòng 4
Học kỳ 3
1
Đường lối CM của Đảng CSVN
2 Tư tưởng HCM
3
Tiếng Anh chuyên ngành Quy hoạch
4 Giáo dục thể chất 3
5
Đồ án kiến trúc 3 – Công cộng 2
6 Bối cảnh đô thị
7 Đồ án cơ sở Quy hoạch 1
Học kỳ 4
1 Giáo dục thể chất 4
2
Công cụ quy hoạch và phương pháp nghiên cứu
3 Lịch sử và lý thuyết đô thị
4 Đồ án bản vẽ Quy hoạch
5
Quy hoạch đô thị bền vững
Học kỳ 5
1 Giáo dục thể chất 5
2 Xã hội học đô thị
3 Kiến tạo nơi chốn
4 Đồ án hiểu biết khu vực
5 Lý thuyết quy hoạch
Học kỳ 6
1 Quy hoạch giao thông
2 Kinh tế học đô thị
3
Đồ án đánh giá tác động môi trường và khu CN
4
Quy hoạch và Quản lý môi trường
Học kỳ 7
1 Khung thể chế và pháp lý
2 Thiết kế đô thị
3 Đồ án thiết kế đô thị
4 Quy hoạch hạ tầng
5 Quy hoạch nông thôn
6
Quy hoạch du lịch và di sản
Học kỳ 8
1
Phương pháp nghiên cứu và đề tài luận văn
2 Quy hoạch vùng
3
Hệ thống quy hoạch so sánh
4
Bất động sản và phát triển
5 Tái tạo và cải tạo
6
Phát triển kinh tế địa phương
7
Chính sách và quản lý nhà ở
Học kỳ 9
1 Luận văn tốt nghiệp

Theo Đại học Kiến trúc TP. HCM

3. Các khối thi vào ngành Quy hoạch vùng và đô thị 

– Mã ngành: 7580105

– Ngành Quy hoạch vùng và đô thị xét tuyển các tổ hợp môn sau:

  • A00: Toán – Vật lí – Hóa học
  • A01: Toán – Vật lí – Tiếng Anh
  • A16: Toán – Ngữ văn – Khoa học Tự nhiên
  • V00: Toán – Vật lí – Vẽ mỹ thuật
  • V01: Toán – Ngữ văn – Vẽ mỹ thuật
  • V02: Toán – Tiếng Anh – Vẽ mỹ thuật
  • V03: Toán – Hóa học – Vẽ mỹ thuật

4. Điểm chuẩn ngành Quy hoạch vùng và đô thị

Các bạn có thể tham khảo mức điểm chuẩn của các trường đại học đào tạo ngành Quy hoạch vùng và đô thị những năm gần đây. Trong năm 2018, mức điểm chuẩn của ngành này từ 14 – 22 điểm, tùy theo phương thức tuyển sinh của từng trường.

5. Các trường đào tạo ngành Quy hoạch vùng và đô thị

Để theo học ngành Quy hoạch vùng và đô thị, thí sinh có thể đăng ký nguyện vọng vào các trường đại học sau:

– Khu vực miền Bắc:

  • Đại học Kiến trúc Hà Nội
  • Đại học Xây dựng

– Khu vực miền Trung:

  • Đại học Kiến trúc Đà Nẵng

– Khu vực miền Nam:

  • Đại học Kiến trúc TP.HCM
  • Đại học Tôn Đức Thắng
  • Đại học Thủ Dầu Một
  • Đại học Xây dựng Miền Tây

6. Cơ hội việc làm ngành Quy hoạch vùng và đô thị

Sau khi tốt nghiệp ngành Quy hoạch vùng và đô thị, các bạn có thể đảm nhiệm các vị trí công việc sau:

  • Tư vấn quy hoạch tại các công ty tư vấn của nhà nước và tư nhân, bao gồm lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch vùng, quy hoạch chung xây dựng đô thị, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết;
  • Tham gia công tác quản lý quy hoạch xây dựng đô thị tại các sở quy hoạch – kiến trúc thành phố, sở xây dựng hoặc phòng quản lý đô thị các quận, huyện, thị xã;
  • Làm việc tại các công ty kinh doanh nhà đất trong công tác thiết kế quy hoạch, triển khai các hồ sơ quy hoạch chi tiết cho các dự án đầu tư xây dựng;
  • Giảng dạy về Quy hoạch vùng và đô thị tại các trường đại học, cao đẳng…
  • Nghiên cứu các chuyên ngành sâu của quy hoạch tại các viện, các phòng nghiên cứu thuộc các sở quy hoạch – kiến trúc, tài nguyên – môi trường…

7. Mức lương ngành Quy hoạch vùng và đô thị

Các bạn có thể tham khảo các mức lương của ngành lương của ngành Quy hoạch vùng và đô thị theo số năm kinh nghiệm như sau:

  • Từ 1 – 3 năm: > 5 triệu đồng/tháng
  • Từ 3 – 5 năm: > 10 triệu đồng/tháng
  • Từ 5 – 8 năm: > 15 triệu đồng/tháng
  • Từ 8 – 10 năm: >20 triệu đồng/tháng

Mức thu nhập của ngành Quy hoạch vùng và đô thị có thể thay đổi tùy theo vị trí, năng lực và kinh nghiệm của người tham gia công tác.

8. Những tố chất phù hợp với ngành Quy hoạch vùng và đô thị 

Để theo học và thành công trong ngành Quy hoạch vùng và đô thi, bạn cần hội tụ các tố chất sau:

  • Khả năng vẽ, óc thẩm mĩ và khả năng sáng tạo;
  • Sự đam mê lĩnh vực nghệ thuật, thích quan sát, tìm tòi và học hỏi;
  • Khả năng chịu áp lực cũng là một yếu tố cần có của nghề;
  • Kỹ năng làm việc nhóm tốt;
  • Kỹ năng đàm phán, thuyết trình;
  • Có khả năng giao tiếp;
  • Có khả năng ngoại ngữ, tin học.

Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về ngành Quy hoạch vùng và đô thị, từ đó có định hướng nghề nghiệp phù hợp với bản thân.

Tags:
Back to Top