Ngành Thống kê Kinh tế

  • admin.daihoc

Trong những năm gần đây, ngành Thống kê Kinh tế trở thành một ngành được nhiều bạn trẻ theo học. Vậy ngành Thống kê Kinh tế là gì và học ngành này sau khi ra trường làm những công việc gì là vấn đề mà nhiều bậc phụ huynh và học sinh đặc biệt quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho các bạn những thông tin cơ bản về ngành Thống kê Kinh tế.

1. Tìm hiểu ngành Thống kê Kinh tế

  • Ngành Thống kê Kinh tế (tiếng Anh là Economic Statistics) là ngành đào tạo cử nhân đại học về Thống kê Kinh tế có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt, có trách nhiệm với xã hội; có kiến thức cơ bản về kinh tế xã hội, quản lý và quản trị kinh doanh; nắm vững kiến thức chuyên sâu về thống kê trong các lĩnh vực kinh tế – xã hội ở các cấp, các ngành khác nhau của nền kinh tế quốc dân; có khả năng tư duy độc lập, có năng lực tự bổ sung kiến thức.
  • Chương trình đào tạo ngành Thống kê Kinh tế trang bị cho sinh viên hệ thống kiến thức cơ bản về kinh tế xã hội, quản lý và quản trị kinh doanh; có kiến thức chuyên sâu về tổ chức hệ thống thông tin thống kê quốc gia, Bộ ngành, địa phương; điều tra thống kê, nắm vững các công cụ và mô hình để mô tả, phân tích – dự đoán thống kê trong các tổ chức kinh tế – xã hội, các tổ chức tài chính và các doanh nghiệp; có kiến thức về phân tích kinh tế xã hội nói chung.
  • Sau khi tốt nghiệp, cử nhân Thống kê Kinh tế biết vận dụng các kiến thức, công cụ và phần mềm thống kê để xây dựng và tính toán hệ thống chỉ tiêu thống kê, thiết kế nghiên cứu điều tra, tổng hợp, phân tích – dự đoán thống kê phục vụ cho việc quản lý và hoạch định chính sách kinh tế xã hội và quản lý; có kỹ năng khai thác, phân tích dữ liệu kinh tế xã hội ở các ngành, các cấp khác nhau; có kỹ năng viết báo cáo phân tích, thuyết trình và làm việc theo nhóm.

2. Chương trình đào tạo ngành Thống kê Kinh tế

Các bạn có thể tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn chuyên ngành của ngành Thống kê Kinh tế trong bảng dưới đây.

  Kiến thức giáo dục đại cương
  Kiến thức bắt buộc
1 Những nguyên lý cơ bản của CN Mác-Lênin 1
2 Những nguyên lý cơ bản của CN Mác-Lênin 2
3 Tư tưởng Hồ Chí Minh
4 Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
5 Ngoại ngữ
6 Toán cho các nhà kinh tế 1
7 Toán cho các nhà kinh tế 2
8 Lý thuyết xác suất và thống kê toán 1
9 Pháp luật đại cương
10 Tin học đại cương
Giáo dục thể chất
Giáo dục quốc phòng
Kiến thức bắt buộc của Trường
11 Kinh tế vi mô 1
12 Kinh tế vĩ mô 1
13 Quản lý học 1
14 Quản trị kinh doanh 1
  Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp
Kiến thức bắt buộc của Trường
15 Kinh tế lượng 1
16 Lý thuyết tài chính tiền tệ 1
17 Nguyên lý kế toán
Kiến thức chung của ngành
18 Lý thuyết cơ sở dữ liệu
19 Lý thuyết thống kê 1
20 Lý thuyết thống kê 2
21 Hệ thống tài khoản quốc gia
22 Thống kê kinh tế
23 Tin học ứng dụng trong Thống kê
24 Kinh tế vi mô 2
25 Kinh tế vĩ mô 2
26 Tiếng Anh ngành Thống kê kinh tế
27 Các mô hình toán kinh tế
  Kiến thức lựa chọn của ngành
(SV tự chọn 1 học phần trong mỗi tổ hợp)
28
Lịch sử các học thuyết kinh tế
Dân số và Phát triển
Kinh tế Việt Nam
29
Kinh tế quốc tế
Pháp luật kinh tế
Marketing căn bản
30
Kế toán tài chính
Phân tích chính sách
Kinh tế công cộng
31
Kinh tế đầu tư
Kinh tế phát triển
Kinh tế và Quản lý công nghiệp
32
Quản trị tài chính
Quản trị chiến lược
Quản trị nhân lực
33
Thị trường bất động sản
Thị trường chứng khoán
Ngân hàng thương mại
Kinh tế bảo hiểm
Kiến thức bắt buộc của chuyên ngành
34 Thiết kế điều ra
35 Thống kê xã hội
36 Thống kê dân số
37 Phân tích dữ liệu
38 Những nguyên lý cơ bản của khai thác dữ liệu
Kiến thức lựa chọn của chuyên ngành
SV tự chọn 2 trong số 4 học phần sau:
39

40

Thống kê tài chính
Phân tích chuỗi thời gian trong tài chính
Thống kê thương mại
Thống kê doanh nghiệp
SV tự chọn 2 trong số 4 học phần sau:
41

42

Thống kê đầu tư và xây dựng
Thống kê du lịch
Thống kê môi trường
Phân tích dữ liệu lớn
43 Đề án Lý thuyết thống kê
Chuyên đề thực tập – Thống kê kinh tế – xã hội

Theo Đại học Kinh tế Quốc dân

3. Các khối thi vào ngành Thống kê Kinh tế

– Mã ngành: 7310107

– Các tổ hợp môn xét tuyển vào ngành Thống kê Kinh tế:

  • A00: Toán, Vật lí, Hóa học
  • A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh
  • D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
  • D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh
  • D90: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh

4. Điểm chuẩn ngành Thống kê Kinh tế

Các bạn có thể tham khảo mức điểm chuẩn của các trường đại học đào tạo ngành Thống kê Kinh tế những năm gần đây. Trong năm 2018, mức điểm chuẩn của ngành này từ 13 – 21 điểm tùy theo các khối thi xét theo kết quả thi THPT Quốc gia.

5. Các trường đào tạo ngành Thống kê Kinh tế

Hiện nay, ở nước ta chưa có nhiều trường đại học đào tạo ngành Thống kê Kinh tế, chỉ có một số trường sau:

  • Đại học Kinh tế Quốc dân
  • Đại học Kinh tế – Đại học Huế
  • Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng
  • Đại học Kinh tế TP.HCM

6. Cơ hội việc làm ngành Thống kê Kinh tế

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Thống kê Kinh tế có thể làm việc trong nhiều loại hình cơ quan, tổ chức khác nhau:

  • Chuyên viên trong các cơ quan thuộc hệ thống thống kê Nhà nước, bộ ngành, các tổ chức kinh tế – xã hội;
  • Làm việc tại bộ phận nghiên cứu và phân tích dữ liệu trong các doanh nghiệp thuộc mọi loại hình kinh tế;
  • Làm việc tại các tổ chức tư vấn, nghiên cứu, phân tích trong nước và quốc tế; các dự án, tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế;
  • Nghiên cứu viên trong các tổ chức tư vấn, viện, trung tâm nghiên cứu;
  • Giảng viên trong các trường đại học, học viện đào tạo về kinh tế;
  • Tham gia thành lập các tổ chức tư vấn, dịch vụ phân tích và xử lý dữ liệu.

7. Mức lương ngành Thống kê Kinh tế

Đối với sinh viên ngành Thống kê Kinh tế mới ra trường và ít kinh nghiệm làm việc tại các doanh nghiệp thì mức lương cơ bản từ 5 – 7 triệu đồng/ tháng. Ngoài ra, tùy vào vị trí công việc, năng lực và kinh nghiệm làm việc trong ngành Thống kê Kinh tế thì mức lương từ 7 – 10 triệu đồng/ tháng hoặc có thể cao hơn.

8. Những tố chất phù hợp với ngành Thống kê Kinh tế 

Để theo học ngành Thống kê Kinh tế, bạn cần phải có những tố chất sau:

  • Kiên trì, nhẫn nại và chịu được áp lực công việc;
  • Tự tin, năng động, giao tiếp tốt, có khả năng đàm phán thuyết phục;
  • Khả năng ngoại ngữ tốt;
  • Sáng tạo, tự tin, quyết đoán;
  • Khả năng thu thập và xử lí thông tin;
  • Say mê nghiên cứu, khám phá kiến thức và có trách nhiệm trong công việc;
  • Có khả năng làm việc độc lập dưới áp lực về thời gian và khối lượng công việc.

Bài viết đã giới thiệu đến bạn đọc những thông tin tổng quan về ngành Thống kê Kinh tế, hy vọng sẽ giúp các bạn đưa ra lựa chọn ngành học phù hợp với bản thân.