Ngành Triết học
Triết học là ngành nghiên cứu về những vấn đề khái quát, nền tảng liên kết với thực tế cuộc sống, triết học giúp trả lời những câu hỏi về mục đích sống, về đạo đức, lương tâm con người. Triết học đào tạo kĩ năng phân tích và phê bình tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội làm việc trong các lĩnh vực: luật pháp, báo chí, kinh doanh, nghiên cứu và giảng dạy.
1. Tìm hiểu ngành Triết học
- Ngành Triết học (tiếng Anh là Philosophy) là ngành nghiên cứu về những vấn đề cơ bản của con người, thế giới quan, sự tồn tại, quy luật, giá trị, ý thức. Ngành Triết học khác những bộ môn khác ở chỗ cách thức giải quyết vấn đề, tính phê phán và phương pháp tiếp cận có hệ thống.
- Chương trình đào tạo ngành Triết học trang bị cho sinh viên hệ thống kiến thức cơ bản về Triết học, giúp nắm vững lập trường, quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, về thế giới quan duy vật biện chứng. Triết học cung cấp các kỹ năng sống quan trọng trong cả công việc chuyên môn và đời sống cá nhân cho các sinh viên. Bao gồm: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phân tích, phán đoán, kỹ năng thuyết phục và đàm phán…
- Ngành Triết học trang bị cho sinh viên kiến thức ở trình độ nâng cao về triết học Mác – Lênin, về tôn giáo, mỹ học, đạo đức… cùng những tri thức thực tiễn khác giúp người học có thể tự do vận dụng vào giải quyết những nhiệm vụ cụ thể về lý luận thực tế. Ngành học này còn đào tạo kỹ năng về phân tích, tổng kết, kỹ năng lựa chọn, tìm ra vấn đề và giải quyết một cách hiệu quả trong thời gian ngắn nhất. Ngoài ra, là các kỹ năng về cách áp dụng phương pháp nghiên cứu sâu hơn về chuyên ngành phục vụ cho công việc sau này.
2. Chương trình đào tạo ngành Triết học
Các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Triết học trong bảng dưới đây.
Khối kiến thức chung | |||
1 | Triết học Mác – Lênin | 15 | Tiếng Anh 3 |
2 | Tiếng Pháp 1 | 16 | Tiếng Pháp 3 |
3 | Tiếng Nga 1 | 17 | Tiếng Nga 3 |
4 | Tiếng Anh 1 | 18 | Giáo dục học |
5 | Giáo dục thể chất 1 | 19 |
Giáo dục thể chất 3
|
6 | Tiếng Anh 2 | 20 |
Giáo dục quốc phòng
|
7 | Tiếng Pháp 2 | 21 |
Tư tưởng Hồ Chí Minh
|
8 | Tiếng Nga 2 | 22 |
Giáo dục thể chất 4
|
9 | Tin học đại cương | 23 |
Tiếng Nga chuyên ngành
|
10 | Tâm lý học | 24 |
Tiếng Pháp chuyên ngành
|
11 | Giáo dục thể chất 2 | 25 |
Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm
|
12 | Âm nhạc | 26 |
Thực tập sư phạm 1
|
13 | Giáo dục kỹ năng sống | 27 |
Quản lý Nhà nước và Quản lý ngành giáo dục
|
14 | Kỹ năng giao tiếp | ||
Khối kiến thức chuyên ngành | |||
1 | Lịch sử thế giới | 25 |
Triết học phương Tây hiện đại
|
2 | Lịch sử Việt Nam | 26 |
Tác phẩm Kinh điển Triết học 1
|
3 | Lịch sử Triết học Hy Lạp – La Mã cổ đại | 27 |
Lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam
|
4 | Lịch sử Triết học Trung Quốc cổ – trung đại | 28 |
Phương pháp giảng dạy Triết học 2
|
5 | Kinh tế chính trị Mác – Lênin | 29 |
Thực tập sư phạm 1
|
6 | Dân tộc học và chính sách dân tộc | 30 |
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
|
7 | Lịch sử Triết học Ấn Độ cổ – trung đại | 31 |
Sinh học cho Triết học
|
8 | Chủ nghĩa xã hội khoa học | 32 |
Tác phẩm Kinh điển Triết học 2
|
9 | Logic học | 33 |
Triết học trong các Khoa học tự nhiên
|
10 | Xã hội học | 34 |
Triết học trong các Khoa học xã hội và nhân văn
|
11 | Mỹ học và Giáo dục thẩm mỹ | 35 |
Lịch sử phép biện chứng
|
12 | Toán học cho Triết học | 36 |
Logic học biện chứng
|
13 | Lịch sử Triết học cổ điển Đức | 37 |
Tiếng Anh chuyên ngành
|
14 | Kiến tập sư phạm | 38 |
Tiếng Pháp chuyên ngành
|
15 | Phương pháp luận nghiên cứu khoa học | 39 |
Tiếng Nga chuyên ngành GDCT
|
16 | Pháp luật học | 40 |
Các chuyên đề Triết học I
|
17 | Đạo đức học và giáo dục đạo đức | 41 |
Triết học về môi trường và con người
|
18 | Tôn giáo học | 42 |
Các chuyên đề Triết học II
|
19 | Lịch sử Triết học Tây Âu trung cổ, phục hưng, cận đại | 43 |
Các chuyên đề Triết học III
|
20 | Vật lý học cho Triết học | 44 |
Các chuyên đề Triết học IV
|
21 | Lịch sử Triết học Mác – Lênin | 45 |
Các chuyên đề Triết học V
|
22 | Phương pháp giảng dạy Triết học 1 | 46 |
Thực tế chuyên môn ngành Sư phạm Triết học
|
23 | Chính trị học | 47 |
Thực tập sư phạm 2
|
24 | Văn hóa học | 48 |
Khoá luận tốt nghiệp
|
Theo Đại học Sư phạm Hà Nội
3. Các khối thi vào ngành Triết học
– Mã ngành: 7229001
– Các tổ hợp môn xét tuyển:
- A00 (Toán, Vật Lý, Hóa Học)
- A01 (Toán, Vật Lý, Tiếng Anh)
- C00 (Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý)
- C03 (Ngữ văn, Toán, Lịch sử)
- C19 (Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân)
- D01 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh)
- D02 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Nga)
- D03 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp)
- D04 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Trung)
- D05 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Đức)
- D06 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Nhật)
- D14 (Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh)
- D15 (Ngữ văn, Địa lí, Tiếng Anh)
- D78 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh)
- D80 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nga)
- D81 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nhật)
- D82 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Pháp)
- D83 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Trung)
4. Điểm chuẩn của ngành Triết học
Điểm chuẩn ngành Triết học năm 2018 của các trường đại học dao động từ 16 – 19 điểm, dựa theo kết quả thi tốt nghiệp THPT Quốc gia.
5. Các trường đào tạo ngành Triết học
Nếu các bạn muốn theo học ngành Triết học thì có thể đăng ký nguyện vọng vào các trường sau:
- Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
- Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Đại học Sư phạm Hà Nội
- Đại học Khoa học – Đại học Huế
- Đại học An Giang
- Đại học Cần Thơ
6. Cơ hội việc làm của ngành Triết học
Ngành Triết học tạo cơ hội cho bạn có thể trở thành chuyên gia nghiên cứu về triết học, cố vấn về tôn giáo cho Đảng, Nhà nước về đường lối phát triển đất nước… Sinh viên ngành Triết học sau khi ra trường có thể đảm nhận các vị trí công việc sau:
- Giảng dạy bộ môn Triết học tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề, hay giảng dạy chuyên ngành ngữ văn, giáo dục công.
- Ngành Triết học tạo cơ hội cho bạn có thể trở thành chuyên gia nghiên cứu về triết học, cố vấn về tôn giáo cho Đảng, Nhà nước về đường lối phát triển đất nước dân ở các trường THPT, THCS. Hoặc bạn cũng có thể mở lớp dạy thêm chuyên ngành Triết học tại nhà.
- Biên tập viên: làm việc tại các cơ quan báo chí, tạp chí truyền thông, biên tập các chuyên mục về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội hay giáo dục tại các báo ngành.
- Nghiên cứu, biên dịch: làm việc trong ngành xuất bản, phát hành sách, tranh, truyện, văn thơ…
- Tham gia viết văn, thơ tại các diễn đàn thơ văn, hội nhà văn, nhà thơ, viết bình văn, sách, truyện…
- Hành chính văn phòng: với những kỹ năng học được trong nhà trường, bạn có thể đảm nhận công việc phân tích, thương lượng, đàm phán, lên kế hoạch hoạt động hay soạn thảo hợp đồng, văn bản cho công ty, doanh nghiệp.
- Trợ lý pháp lý, thư ký cho các công ty chuyên về luật.
Ngoài ra, sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể thử sức ở các văn phòng hành chính Nhà nước tại địa phương: cấp xã, huyện, thị trấn, để nâng cao trình độ và tích lũy thêm kinh nghiệm tại các cơ quan Nhà nước.
7. Mức lương của ngành Triết học
- Đối với cử nhân mới ra trường làm việc trong các cơ quan hành chính địa phương, văn phòng, mức lương cơ bản sẽ dựa theo quy định chung của Nhà nước phân theo cấp bậc đại học; trung bình sẽ từ 5 – 6 triệu/tháng.
- Đối với những cá nhân hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, làm việc tại tổ chức, công ty lớn; lương cơ bản sẽ cao hơn khoảng 8 – 10 triệu/tháng.
8. Những tố chất phù hợp với ngành Triết học
Để học tập và làm việc trong ngành Triết học, bạn cần có những tố chất sau:
- Say mê tìm hiểu, nghiên cứu và khai thác những vấn đề chuyên sâu của ngành Triết học;
- Có tính kiên trì, chịu khó, làm việc chăm chỉ;
- Có tính cẩn thận, nghiêm túc trong công việc;
- Tư duy nhạy bén có hệ thống, có năng lực về lí luận, khái quát hoá tốt;
- Đầu óc linh hoạt, nhanh nhạy trong việc phát hiện vấn đề;
- Có phẩm chất đạo đức tốt, lập trường vững vàng;
- Năng động, nhiệt tình trong mọi công tác;
- Giao tiếp tốt, mong muốn truyền bá kiến thức tới mọi ngườ;
- Khả năng thuyết trình, truyền đạt lưu loát, dễ hiểu những vấn đề lí luận trừu tượng;
- Biết áp dụng lý thuyết vào thực tiễn một cách hiệu quả.
Với những thông tin có trong bài viết chắc hẳn đã giúp các em học sinh cuối cấp hiểu hơn về ngành Triết học, từ đó có những lựa chọn ngành học phù hợp với sở thích và năng lực bản thân.