Ngành Việt Nam học
Việt Nam học được đánh giá là một ngành học thú vị và đang thu hút nhiều bạn trẻ theo học. Đây cũng là một ngành đang có nhu cầu nhân lực cao nên cơ hội việc làm ngành Việt Nam học vô cùng rộng mở và có nhiều triển vọng.
1. Tìm hiểu ngành Việt Nam học
- Việt Nam học (tiếng Anh là Vietnamese Studies) là ngành khoa học nghiên cứu đất nước và con người Việt Nam từ những thành tố văn hóa, lịch sử, địa lí, phong tục tập quán, ngôn ngữ, văn học… để làm rõ những nét riêng độc đáo, nghiên cứu toàn diện và đa dạng những lĩnh vực của một quốc gia trên góc nhìn văn hóa.
- Việt Nam học là ngành đào tạo có tính chất liên ngành, trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn, kiến thức tương đối toàn diện và hệ thống về Việt Nam học (và cả tiếng Việt trong trường hợp sinh viên là người nước ngoài), có kĩ năng thực hành về quan hệ quốc tế và năng lực giao tiếp xã hội, sử dụng được một ngoại ngữ trong giao tiếp và trong công tác chuyên môn. Cử nhân Việt Nam học có thể làm việc cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ở Việt Nam, nước ngoài, các tổ chức quốc tế…
- Theo học ngành Việt Nam học, sinh viên sẽ được trang bị sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức thuộc các chuyên ngành về Du lịch và quản lý hướng dẫn du lịch, Hướng dẫn du lịch, Văn hóa du lịch… Cụ thể là những kiến thức về con người và đất nước Việt Nam:
- Phong tục, tập quán của người Việt trên mọi miền của đất nước Việt Nam, trong đó có phong tục về cưới hỏi, ma chay, giỗ tết, lễ hội…
- Văn hoá giao tiếp của người Việt:
- Giao tiếp trong sinh hoạt gia đình;
- Giao tiếp nơi công sở;
- Giao tiếp trong trường học;
- Giao tiếp trong kinh doanh;
- Giao tiếp trong khi tiếp khách;
- Văn hoá ẩm thực của người Việt: Các món ăn đặc trưng và cách nấu món ăn của mỗi vùng trên đất nước Việt Nam.
- Văn hoá mặc truyền thống của người Việt trong từng thời kì lịch sử.
- Kiến thức về văn hóa, lịch sử, văn học…
2. Chương trình đào tạo ngành Việt Nam học
Các bạn tham khảo khung chương trình và các môn học chuyên ngành Việt Nam học trong bảng dưới đây.
A | Khối kiến thức chung |
1 | NLCB của CN Mác-Lênin-phần 1 |
2 | Tiếng Anh 1 |
3 | Tiếng Pháp 1 |
4 | Tiếng Nga 1 |
5 | Tiếng Trung 1 |
6 | Giáo dục thể chất 1 |
7 | NLCB của CN Mác-Lênin-phần 2 |
8 | Tiếng Anh 2 |
9 | Tiếng Pháp 2 |
10 | Tiếng Nga 2 |
11 | Tiếng Trung 2 |
12 | Tin học đại cương |
13 | Tư tưởng Hồ Chí Minh |
14 | Tiếng Anh 3 |
15 | Tiếng Pháp 3 |
16 | Tiếng Nga 3 |
17 | Giáo dục thể chất 3 |
18 | Tiếng Trung 3 |
19 | Đường lối CM của ĐCS Việt Nam |
20 | Lịch sử-Văn hóa-Con người Hà Nội |
B | Khối kiến thức chuyên ngành |
1 | Giáo dục quốc phòng |
2 | Phương pháp nghiên cứu khoa học |
3 | Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm |
4 | Lịch sử văn minh thế giới |
5 | Xác suất thống kê |
6 | Xã hội học |
7 | Nhập môn khu vực học |
8 | Nhân học văn hóa |
9 | Giáo dục thể chất 2 |
10 | Âm nhạc |
11 | Mỹ học và Giáo dục thẩm mỹ |
12 | Kỹ năng giao tiếp |
13 | Cơ sở văn hóa Việt Nam |
14 | Văn học dân gian Việt Nam |
15 | Địa lí Việt Nam 1 |
16 | Thực tế Văn hóa & Văn học dân gian |
17 | Nhân học đại cương và các dân tộc Việt Nam |
18 | Hán Nôm 1 |
19 | Lịch sử Văn học Việt Nam 1 |
20 |
Tiếng Việt thực hành và Hoạt động giao tiếp Tiếng Việt
|
21 | Lịch sử Việt Nam 1 |
22 | Địa lí Việt Nam 2 |
23 | Văn hóa Việt Nam trong Đông Nam Á |
24 | Giáo dục thể chất 4 |
25 | Giáo dục vì sự phát triển bền vững |
26 | Hán Nôm 2 |
27 | Tiếng Anh chuyên ngành |
28 | Tiếng Pháp chuyên ngành |
29 | Tiếng Nga chuyên ngành Toán1 |
30 | Lịch sử Văn học Việt Nam 2 |
31 | Cơ sở ngôn ngữ học |
32 | Lịch sử Việt Nam 2 |
33 | Thực tế Lịch sử & Địa lí Việt Nam |
34 | Lịch sử Văn học Việt Nam 3 |
35 | Ngữ pháp và Phong cách học Tiếng Việt |
36 | Lịch sử Việt Nam 3 |
37 | Văn hóa phương Đông |
38 | Tôn giáo, tín ngưỡng Việt Nam |
39 | Phong tục, tập quán Việt Nam |
40 | Quy hoạch du lịch Việt Nam |
41 | Lý thuyết truyền thông |
42 | Thể chế chính trị Việt Nam hiện đại |
43 | Lịch sử tư tưởng Việt Nam |
44 | Thực tế Du lịch – Văn hóa – Báo chí |
45 | Gia đình-dòng họ-làng xã người Việt |
46 | Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch |
47 | Nghiệp vụ báo chí 1 |
48 | Thực tập chuyên môn 1 (VNH) |
49 | Kinh tế Việt Nam |
50 | Du lịch sinh thái |
51 | Quản trị lữ hành và Marketing du lịch |
52 |
Phương pháp nghiên cứu và nghiệp vụ về lĩnh vực văn hóa
|
53 | Tổ chức và quản lí các hoạt động văn hóa |
54 | Quản lí di sản văn hóa và phát triển du lịch |
55 | Nghiệp vụ báo chí 2 |
56 | Quan hệ công chúng |
57 | Thực tập chuyên môn 2(VNH) |
58 | Khoá luận tốt nghiệp |
Theo Đại học Sư phạm Hà Nội
3. Các khối thi vào ngành Việt Nam học
– Mã ngành: 7310630
– Các tổ hợp môn xét tuyển vào ngành Việt Nam học:
- A00: Toán, Vật lí, Hóa học
- A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh
- C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí
- C03: Ngữ văn, Toán, Lịch sử
- C04: Ngữ văn, Toán, Địa lí
- C19: Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân
- D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
- D02: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nga
- D03: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nga
- D04: Ngữ văn, Toán, Tiếng Trung
- D78: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh
- D05: Ngữ văn, Toán, Tiếng Đức
- D06: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nhật
- D14: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh
- D15: Ngữ văn, Địa lí, Tiếng Anh
4. Điểm chuẩn ngành Việt Nam học
Các bạn có thể tham khảo mức điểm chuẩn của các trường đại học đào tạo ngành Việt Nam học những năm gần đây. Trong năm 2018, mức điểm chuẩn của ngành này từ 15 – 26 điểm tùy theo các khối thi xét theo kết quả thi THPT Quốc gia hoặc tổ hợp môn xét theo học bạ.
5. Các trường đào tạo ngành Việt Nam học
Trên cả nước ta có rất nhiều trường đại học đào tạo ngành Việt Nam học. Vì vậy, để giúp các sĩ tử dễ dàng lựa chọn được một ngôi trường phù hợp, chúng tôi đã tổng hợp danh sách các trường đại học có ngành Việt Nam học theo từng khu vực dưới đây.
– Khu vực miền Bắc:
- Đại học Sư phạm Hà Nội
- Đại học Sư phạm Hà Nội 2
- Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội
- Đại học Thủ đô Hà Nội
- Đại học Thăng Long
- Đại học Sao Đỏ
- Đại học Thành Đô
- Đại học Hải Phòng
– Khu vực miền Trung:
- Đại học Quảng Nam
- Đại học Sư Phạm – Đại học Đà Nẵng
- Đại học Ngoại ngữ – Đại học Huế
- Đại học Duy Tân
- Đại học Quy Nhơn
- Đại học Phan Châu Trinh
- Đại học Vinh
– Khu vực miền Nam:
- Đại học Nguyễn Tất Thành
- Đại học Văn Hiến
- Đại học Quốc tế Hồng Bàng
- Đại học Đồng Tháp
- Đại học An Giang
- Đại học Cần Thơ
- Đại học Sài Gòn
- Đại học Sư phạm TP.HCM
- Đại học Tôn Đức Thắng
6. Cơ hội việc làm ngành Việt Nam học
Cơ hội nghề nghiệp ngành Việt Nam học ngày càng rộng mở và đa dạng. Với kiến thức và các kĩ năng được trang bị, sau khi tốt nghiệp ngành này, các bạn có thể đảm nhiệm công việc ở các lĩnh vực như:
- Làm việc tại các cơ quan nghiên cứu và quản lí văn hóa, các tổ chức văn hóa, chính trị, xã hội giáo dục, khoa học, các tổ chức nước ngoài…
- Làm việc trong các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế, các cơ quan đại diện, văn phòng thương mại, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ ở trong và ngoài nước Việt Nam;
- Trở thành hướng dẫn viên du lịch hay quản trị lữ hành tại các công ty du lịch trong cả nước;
- Giảng dạy tại các trường cao đẳng, đại học có ngành Việt Nam học hoặc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài;
- Làm việc trong các cơ quan báo chí, truyền hình hoặc truyền thông, tổ chức sự kiện…
7. Mức lương ngành Việt Nam học
Đối với sinh viên ngành Việt Nam học mới ra trường và ít kinh nghiệm làm việc tại các tổ chức, doanh nghiệp thì mức lương cơ bản từ 5 – 7 triệu đồng/ tháng. Ngoài ra, tùy vào vị trí công việc, năng lực và kinh nghiệm làm việc trong ngành Việt Nam học thì mức lương từ 7 – 10 triệu đồng/ tháng hoặc có thể cao hơn.
8. Những tố chất phù hợp với ngành Việt Nam học
Việt Nam học không đòi hỏi người học phải có những tư chất đặc biệt để thành công trong sự nghiệp. Tuy nhiên, các yếu tố sau được coi là những tài sản quan trọng giúp bạn thành công với Việt Nam học:
- Đam mê Việt Nam học, ham mê học hỏi và nghiên cứu là một trong những chìa khoá để vươn tới thành công.
- Khả năng làm chủ một ngoại ngữ thông dụng sẽ giúp bạn mở rộng tầm nhìn, vươn dài cánh tay ra bên ngoài biên giới quốc gia.
- Khả năng sáng tạo, trí tưởng tượng.
- Tinh thần tự học cao vì hầu hết các học giả đều biết tiếng Việt, nhiều người sử dụng thành thạo tiếng Việt và một số biết cả chữ Hán, chữ Nôm.
- Ham đọc sách: đọc có suy ngẫm, đối sánh và luôn có tư duy phản biện trước mỗi vấn đề mới gặp; tập viết về những vấn đề mình đã tìm hiểu, nghiên cứu; trao đổi với giáo viên bộ môn một cách tích cực, chủ động…
- Yếu tố kiên nhẫn là hàng đầu vì việc nghiên cứu chuyên sâu cần rất nhiều thời gian để tìm tòi, khám phá ra những nguồn tư liệu quý giá của lịch sử. Muốn hiểu biết thì phải tiếp cận và so sánh, giúp ta hiểu tốt hơn, rõ hơn vì sao hiện tượng như vậy xuất hiện. Điều này rất có lợi cho tiến trình hội nhập văn hoá của Việt Nam.
- Có tấm lòng yêu nước: trong số các nhà Việt Nam học nước ngoài, có một số học giả gốc Việt. Họ nghiên cứu Việt Nam không chỉ như một đối tượng khoa học mà còn mang trong mình những tình cảm dân tộc sâu xa.
9. Tham khảo một số thông tin về ngành Việt Nam học
- Ngành Việt Nam học: Thu nhập không hề thấp
https://thanhnien.vn/giao-duc/nganh-viet-nam-hoc-thu-nhap-khong-he-thap-452882.html
- Khám phá 3 “bí mật” thú vị của ngành Việt Nam học tại HUTECH
https://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/kham-pha-3-bi-mat-thu-vi-cua-nganh-viet-nam-hoc-tai-hutech-20180802080430944.htm
- Học ngành Việt Nam học có thể làm nghề Báo chí, Du lịch
https://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/hoc-nganh-viet-nam-hoc-co-the-lam-nghe-bao-chi-du-lich-1394616498.htm
- Ngành Việt Nam học đào tạo nghề gì?
https://news.zing.vn/nganh-viet-nam-hoc-dao-tao-nghe-gi-post308940.html
- Đa dạng việc làm “hot” ngành Việt Nam học
http://kinhtedothi.vn/da-dang-viec-lam-hot-nganh-viet-nam-hoc-320381.html
Nếu bạn đang băn khoăn chưa tìm được một ngành học phù hợp thì hãy cân nhắc ngành Việt Nam học. Bởi đây không chỉ là một ngành học thú vị mà còn có cơ hội việc làm tốt với mức lương hấp dẫn.